Hiện nay, tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai đang ngày càng gia tăng ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai là gì và cách khắc phục nó như thế nào cho hiệu quả?
Chậm kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai, vì sao?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chậm kinh nhưng không có thai ở phụ nữ, chẳng hạn như mắc bệnh phụ khoa, căng thẳng, hoạt động quá sức, tác dụng phụ của thuốc, đến tuổi tiền mãn kinh,...
Buồng trứng đa nang
Trong một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, mỗi buồng trứng phát triển khoảng 5 nang trứng và chúng cạnh tranh nhau để trở thành nang noãn. Phụ nữ bị mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) thường có thêm các nang trứng, khiến quá trình này diễn ra lâu hơn bình thường. Từ đó dẫn đến trứng rụng lâu hơn và gây ra hiện tượng chậm kinh nhưng không có thai.
Các bệnh phụ khoa
Một nguyên nhân dẫn đến trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai mà chị em cần lưu ý chính là các căn bệnh phụ khoa. Theo đó, viêm buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung,... đều là những căn bệnh có thể gây chậm kinh nhưng không có thai ở phụ nữ.
Bên cạnh tình trạng chậm kinh, nữ giới khi mắc phải các tình trạng này còn có thể xuất hiện các triệu chứng như khô rát âm đạo, đau bụng dưới, khí hư có mùi,...
Một số bệnh phụ khoa có thể dẫn đến tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai
Giảm cân quá mức
Giảm cân quá mức là một lý do khác dẫn đến trễ kinh nhưng không có thai. Đây cũng là lý do tại sao một số vận động viên nữ gầy hay bị chậm kinh. Giảm cân nghiêm trọng, chán ăn có thể làm ngừng sản xuất hormone kích thích nang trứng (FSH) và hormone tạo hoàng thể (LH), từ đó việc điều hòa buồng trứng của vùng dưới đồi cũng bị ảnh hưởng.
Tăng cân đột ngột
Tăng trọng lượng cơ thể cũng có thể gây ra hiện tượng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai.
Vận động quá sức
Tập thể dục quá sức có thể gây ra những thay đổi của hormone tuyến yên, tuyến giáp, từ đó ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và kinh nguyệt. Tập thể dục hàng giờ và quá sức mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
Căng thẳng, stress
Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến vùng não kiểm soát tuyến yên, nơi điều chỉnh các hormone kích thích buồng trứng của chúng ta. Điều này có thể làm chậm kinh nguyệt ở phụ nữ.
Chậm kinh mà không có dấu hiệu mang thai do tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc tuyến giáp, thuốc chống co giật và thuốc hóa trị, có thể khiến kỳ kinh nguyệt của bạn không có hoặc bị trì hoãn. Các biện pháp tránh thai nội tiết như Depo-Provera, MiniPill chỉ chứa progesterone, vòng tránh thai Mirena và Nexplanon có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
Một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng bị trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai
Sử dụng chất kích thích
Việc thường xuyên sử dụng các chất kích thích như cà phê, bia, rượu, thuốc lá,... có thể gây nên tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai. Nếu các thói quen này vẫn tiếp tục không chỉ ảnh hưởng đến kinh nguyệt mà còn tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản, sức khỏe và tính mạng.
Tiền mãn kinh
Phụ nữ trước khi đến thời kỳ mãn kinh thì họ phải trải qua một giai đoạn chuyển tiếp được gọi là tiền mãn kinh. Trong thời gian này (thường bắt đầu từ những năm 40 tuổi), đa số chị em đều bị trễ kinh.
Rối loạn tuyến giáp, bệnh tiểu đường có thể gây chậm kinh
Jay M. Berman, giám đốc các dịch vụ phụ khoa tại bệnh viện Harper Hutzel của Trung tâm Y tế Detroit và là giáo sư sản phụ khoa tại đại học Wayne State, cho biết các vấn đề khác như bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp có thể là nguyên nhân gây trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai.
Rối loạn tuyến giáp có thể dẫn đến tình trạng trễ kinh
>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây đau bụng kinh là gì?
Cải thiện tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai như thế nào?
Để cải thiện tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai, bạn có thể thực hiện một số mẹo tại nhà và sử dụng sản phẩm thảo dược.
Áp dụng một số biện pháp khắc phục tình trạng trễ kinh nguyệt tại nhà
Sau đây là một số biện pháp khắc phục tình trạng trễ kinh tại nhà:
- Yoga đã được chứng minh là một phương pháp điều trị hiệu quả cho vấn đề kinh nguyệt chậm trễ. Một nghiên cứu năm 2013 với 126 người tham gia nhận thấy rằng, tập yoga từ 35-40 phút, 5 ngày một tuần trong 6 tháng đã làm giảm nồng độ hormone liên quan đến kinh nguyệt không đều.
- Nếu bạn có thân hình to lớn, giảm cân có thể giúp điều hòa kinh nguyệt.
- Dứa chứa bromelain, một loại enzyme được cho là có tác dụng làm mềm niêm mạc tử cung và điều hòa kinh nguyệt của bạn,
- Trà gừng có đặc tính kỳ diệu giúp kích thích lưu lượng kinh nguyệt. Đối với những trường hợp bị chậm kinh quá nhiều, bạn nên kết hợp trà gừng và rau mùi tây.
- Uống nước ép cần tây tươi 2 lần/ngày có thể kích thích lưu lượng máu đến vùng xương chậu và tử cung, từ đó giúp bạn có kinh.
- Hạt thì là có thể đun sôi trong nước để tạo thành một loại trà thơm, nên uống vào mỗi buổi sáng lúc bụng đói để điều hòa kinh nguyệt và lưu thông khí huyết.
- Hạt vừng có thể được dùng để kích thích kinh nguyệt, nhưng chỉ nên ăn vừa phải vì chúng làm tăng nhiệt trong cơ thể bạn.
- Liều cao vitamin C có thể tạo ra kinh nguyệt bằng cách tăng mức độ estrogen trong cơ thể. Nồng độ hormone này tăng lên sẽ kích thích các cơn co thắt tử cung, do đó sẽ xuất hiện kinh nguyệt. Thực phẩm giàu vitamin C như trái cây họ cam quýt, kiwi, cà chua, bông cải xanh và ớt chuông có thể được đưa vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.
- Cá hồi có đặc tính cải thiện và ổn định nội tiết tố, do đó giúp loại bỏ các vấn đề về kinh nguyệt. Các loại cá và dầu cá khác cũng rất hữu ích trong việc điều hòa kinh nguyệt.
- Hạt nhân rất giàu chất xơ và protein giúp cân bằng nội tiết tố và có kinh đều đặn.
Cá hồi giúp cải thiện tình trạng chậm kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai
Sử dụng sản phẩm thảo dược để khắc phục trễ kinh
Với sự phát triển tiên tiến của nền y học, hiện nay vấn đề chậm kinh có thể được giải quyết nhờ việc sử dụng kết hợp sản phẩm thảo dược cùng chế độ ăn uống, tập luyện, sinh hoạt lành mạnh. Tiêu biểu trong các dòng sản phẩm thảo dược thì phải kể đến viên uống chứa hợp chất N-acetyl-L-cysteine cùng sự góp mặt của các dược liệu quý như đương quy, đan sâm, hương phụ, nga truật và sài hồ bắc.
Thành phần chính N-acetyl-L-cystein trong sản phẩm được chứng minh có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết, cải thiện hệ miễn dịch, giúp cân bằng nội tiết tố và đẩy lùi hiệu quả tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai ở nữ giới. Hơn nữa, hợp chất này còn có khả năng chống oxy hóa, đồng thời làm giảm sự xâm lấn của các tế bào lạc nội mạc tử cung. Nhờ công dụng này, việc sử dụng sản phẩm chứa N-acetyl-L-cysteine được xem là phương pháp lý tưởng giúp chị em khắc phục nhanh những vấn đề về sức khỏe sinh sản, trong đó bao gồm cả chậm kinh, đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt.
Với sự góp mặt của các dược liệu quý khác trong đông y như nga truật, sài hồ bắc, đan sâm, hương phụ và đương quy đã tạo ra một công thức toàn diện, giúp tác động vào nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng chậm kinh. Những thảo dược này từ lâu được biết đến với công dụng bổ huyết, điều kinh và giảm đau bụng kinh hữu hiệu. Vì các thành phần của sản phẩm chủ yếu được bào chế từ tự nhiên, do đó viên uống thảo dược chứa N-acetyl-L-cysteine được đánh giá là an toàn và không gây tác dụng phụ.
Đương quy giúp điều hòa kinh nguyệt và khắc phục chậm kinh hiệu quả
Khi nhận thấy bản thân có dấu hiệu trễ kinh mà không có dấu hiệu mang thai, chị em cần đi khám để xác định cụ thể nguyên nhân, từ đó có phương hướng điều trị phù hợp. Trễ kinh sẽ không còn là nỗi lo lắng nếu bạn tuân theo một lối sống lành mạnh, kết hợp sử dụng thêm sản phẩm thảo dược tự nhiên chứa N-acetyl-L-cysteine. Để được giải đáp mọi thắc mắc, bạn vui lòng ghi lại câu hỏi dưới phần bình luận.
>>>Xem thêm: Đau bụng kinh có nguy hiểm không?
Tài liệu tham khảo:
https://www.parents.com/pregnancy/signs/symptoms/7-reasons-for-a-late-period-other-than-pregnancy/
https://www.verywellhealth.com/reasons-you-missed-your-period-2757503
https://www.healthline.com/health/womens-health/irregular-periods-home-remedies#1