Đau bụng kinh bất thường- dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa

Gần 90% phụ nữ bị viêm nhiễm đường sinh dục. Đó là con số mà trung tâm Giải phẫu Tế bào học- Bệnh viện Bạch Mai đưa ra sau khi khám trên 70.00 bà mẹ ở hơn 300 cộng đồng dân cư sinh sống tại cả 3 miền đất nước. Điều đáng  nói là nhóm phụ nữ có thu nhập cao, kiến thức như giáo viên,  nữ cán bộ công chức, tỷ lệ viêm nhiễm là 70%.

Viêm nhiễm sinh dục nữ có 3 loại chính: viêm đường sinh dục dưới: viêm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung; viêm đường sinh dục trên: viêm niêm mạc thân tử cung, viêm vòi trứng và phần phụ; viêm vùng chậu cấp: viêm phúc mạc vùng chậu do viêm tai vòi, buồng trứng cấp tính.

Mầm bệnh do vi khuẩn: Chlamydia trachomatis, song cầu khuẩn lậu, xoắn khẩu giang mai, trực khuẩn Ducrey (bệnh da cam); do virus: mụn rộp sinh dục, viêm gan B, HPV (sùi mào gà); do nấm: Candida albicans hoặc do ký sinh trùng: rập mu.

Vì sao viêm nhiễm?

Nguyên nhân viêm nhiễm sinh dục có thể bắt nguồn từ những yếu tố sau đây:

- Không vệ sinh: không vệ sinh bộ phận sinh dục hằng ngày, không vệ sinh trước và sau quan hệ tình dục (kể cả nam và nữ) hoặc không có điều kiện vệ sinh kinh nguyệt hoặc vệ sinh kinh nguyệt không đúng cách.

- Vệ sinh không đúng: vì thiếu các kiến thức thông thường nhất về vệ sinh cơ thể; do hiểu sai về sinh lý phụ khoa, huyết trắng nên có những cách vệ sinh hằng ngày, vệ sinh tình dục và vệ sinh kinh nguyệt sai; do không có điều kiện môi trường tốt để vệ sinh (thiếu nước sạch, nhà vệ sinh) nên vệ sinh không đảm bảo; dùng chung chậu, khăn tắm, quần áo lót.

- Quan hệ tình dục không an toàn đưa đến nhiễm bệnh

- Sức khỏe giảm sút: sức đề kháng của cơ thể giảm có thể do tuổi, do bệnh tật, do thiếu dinh dưỡng.

- Do mãn kinh: nội tiết tố trong cơ thể giảm, giảm sức đề kháng dẫn đến thay đổi môi trường âm đạo và khô dễ dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa.

- Do các thủ thuật y tế: biến chứng sau sẩy thai, đẻ, nạo hút thai hoặc đặt dụng cụ tử cung không an toàn, không sát khuẩn tốt sẽ gây lây nhiễm.

- Ngoài ra, mất cân bằng nội tiết do stress, căng thẳng, thay đổi môi trường đột  ngột đều là nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa.

Ở phụ nữ rất dễ bị viêm nhiễm sinh dục nhiều hơn nam là vì:

- Đặc điểm về tổ chức cơ quan sinh dục của phụ nữ: Cấu tạo giải phẫu cơ quan sinh dục nữ nằm sâu và là cơ quan duy nhất thông thương với bên ngoài (qua lỗ âm đạo) vào trong ổ bụng (qua lỗ vòi trứng) do vậy bệnh không phát hiện kịp thời; diện tích bề mặt của âm hộ, âm hộ lớn nên dễ tiếp xúc với mầm bệnh; lỗ niệu đạo, âm đạo và hậu môn rất gần nhau nên nước tiểu, phân, giun sán dễ xâm nhập vào âm hộ, âm đạo. Thêm nữa, âm hộ, âm đạo có nhiều nếp da gấp lại tạo những khe kẽ dễ lắng đọng các chất tiết, do đó thuận lợi cho vi khuẩn ẩn nấp, phát triển và khó điều trị. Ngoài ra do chức năng sinh lý nên vùng âm đạo, âm hộ có nhiều tuyến luôn tiết dịch nên luôn ẩm ướt, điều kiện tốt cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. 

- Hàng tháng phụ nữ hành kinh, máu kinh là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển.

- Chức năng của người phụ nữ là mang thai, sinh sản nên thường dễ bị viêm nhiễm hơn nam giới.

Cần điều trị triệt để

Người bệnh phải điều trị đến khi khỏi bệnh vì nếu không viêm nhiễm đi ngược lên vào sâu trong ổ bụng gây viêm nhiễm vùng chậu hoặc có thể gây rối loạn kinh nguyệt; gây khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày: tiết dịch, mùi khó chịu; ảnh hưởng sinh hoạt tình dục: đau đớn, sợ hãi, chảy máu bất thường. Cũng có thể là tiền đề của ung thư cổ tử cung; vô sinh , đau bụng kinh do tắc nghẽn ống dẫn trứng; chửa ngoài dạ con.

Làm sao phát hiện?

Cần lưu ý những biểu hiện đặc trưng sau:

- Toàn thân: Trong thời kỳ cấp tính, cơ thể có một hoặc nhiều triệu chứng: tại chỗ sưng, nóng, đỏ, đau; toàn thân: sốt, nhức đầu, chán ăn, mạch nhanh. Ở thời kỳ mãn tính: các triệu chứng không rầm rộ…

- Tại cơ quan sinh dục: Dịch tiết âm đạo khác thường: nhiều, có dạng bọt màu vàng hoặc xanh, dạng miếng như sữa đặc, có máu hoặc mủ, có mùi hôi; ngứa hoặc nóng rát âm đạo; kinh nguyệt rối loạn: rong kinh, rong huyết; đau bụng: đau khi quan hệ tình dục hoặc đau bụng dưới, đau hố chậu, trong thời
gian hành kinh đau nhiều hơn….

Cách phòng ngừa

Để phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa, các chị em nên vệ sinh hằng ngày đúng cách, không đưa ngón tay vào trong âm đạo gây xây xát, viêm nhiễm; không ngâm mình dưới nước ao; làm tốt vệ sinh kinh nguyệt, sau sẩy, nạo hút thai và sinh đẻ; thay băng vệ sinh đúng cách, khoảng 2giờ/lần; vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục ở cả nam và nữ; không quan hệ tình dục khi đang hành kinh hoặc ra huyết bất thường; lau chùi khi đi vệ sinh theo hướng từ trước ra sau và phải vệ sinh, rửa tay sau khi đi vệ sinh và sổ lãi định kỳ…

Cần nhớ không dùng chung khăn tắm, không lạm dụng thuốc rửa phụ khoa. Một khi mắc bệnh phải điều trị tích cực để khống chế bệnh cho cả hai, bản thân và chồng.

Lưu ý: Biểu  hiện của viêm âm đạo thường phản ánh bằng khí hư qua đường âm đạo. Vì vậy chị em cũng cần biết phân biệt dịch tiết bình thường (dịch âm đạo) và khí hư (huyết trắng bệnh lý). Dịch tiết bình thường có đặc điểm: chất dịch ra ít, thường gặp ở ngày rụng trứng và ngày sắp có kinh nguyệt, màu trắng trong, không có mùi hôi, không gây khó chịu như ngứa, rát, bong âm hộ, âm đạo. Khí hư thường dùng để chỉ khi dịch ở âm đạo có những đặc điểm bất thường như: ra nhiều, ra liên tục, màu trắng đục, hoặc vàng, xanh như mủ có khi lẫn máu, hoặc như bọt xà phòng, hoặc đặc như bột gạo, có mùi hôi, gây khó chịu, ngứa, rất bỏng, có khi đau bụng dưới, kèm theo đái buốt, đái rắt… Tùy theo nguyên nhân gây viêm âm đạo mà tính chất khí hư cũng như việc chữa trị sẽ khác nhau.

box-sp-plc.webp

Bình luận

  • bao nhi
    bao nhi - Gửi lúc 14:29 24/08/2016
    bsi oi bt e co kinh rat deu nhung moi day tu nhien cu dau bung duoi la e lai ra mau k bik co sao k a.
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn
      Trung bình thời gian hành kinh khoảng 3-5 ngày, một số trường hợp có thể từ 2-7 ngày được xem là bình thường.
      Khi có hiện tượng ra máu bất thường trong kỳ kinh, kèm theo đau bụng dưới thì đó có thể là do: rối loạn kinh nguyệt, viêm âm hộ, âm đạo; các viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung… để lâu ngày gây biến chứng viêm nhiễm ngược dòng lên phần phụ; nồng độ hormone dao động mạnh; một số bệnh lây qua đường tình dục như Chlamydia, lậu hay sùi mào gà....
      Do đó, đối với trường hợp của bạn, bạn cần nên đến bệnh viện bên khoa phụ khoa thăm khám để kiểm tra nguyên nhân gây chậm kinh là gì và khắc phục sớm bạn nhé.
  • mong huyen
    mong huyen - Gửi lúc 08:25 20/10/2015
    cho con hoi la khi hanh kinh, co thang con dau bung nhe trong ngay hanh kinh dau tien. nhung cung co thang con dau du doi , dau toat mo hoi lanh kem theo oi mua keo dai khoang 3 tieng dong ho, lanh chan tay day con co bi sao khong day bsi
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn! Hiện tượng của bạn chỉ là sinh lý bình thường của chu kì kinh nguyệt. Mức độ đau hàng tháng có thể khác nhau do ảnh hưởng của môi trường, chế độ ăn uống, hoạt động, stress,v.v.. ngoài đau bụng còn kèm theo nôn mửa, lạnh tay chân, đau đầu... Trong thời gian này bạn có thể sử dụng chườm nóng để giảm đau hoặc uống trà gừng. Có thể tham khảo sử dụng thêm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Lạc Cao EX nhé.
      Chúc bạn nhiều sức khỏe.
  • Cẩm Tú
    Cẩm Tú - Gửi lúc 01:25 12/10/2015
    Cho em hỏi em bị đau bụng dữ dồi khi đến chu kỳ kinh nguyệt, nhưng 3 ngày là em hết kinh, không biết bị như vậy sau có ảnh hưởng gì đến sức khỏe sinh sản không?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn! Chu kì kinh 3 ngày không phải là kinh ngắn bạn nhé, đó là chu kì kinh bình thường, còn tình trạng đau bụng của bạn cũng là sinh lý, nên bạn đừng quá lo lắng. Bạn có thể sử dụng thêm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Lạc Cao EX để hỗ trợ thêm nhé.
      Chúc bạn nhiều sức khỏe.
  • nhi
    nhi - Gửi lúc 13:32 10/10/2015
    Bs oi e bị khí hư ( huyết trắng ) mà đóng lại mk trong suốt vậy là sau bs
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn! Nếu bạn có nhiều khí hư kèm theo mùi hôi thì có thể bạn bị viêm nhiễm nấm âm đạo. Còn nếu chỉ xuất hiện vào giữa chu kì kinh không kèm theo mùi hôi thì đó chỉ là dấu hiệu rụng trứng thôi bạn nhé.
      Khi nào khí hư vàng hoặc đục kèm theo mùi hôi thì bạn nên đi khám để tìm nguyên nhân và khắc phục.
      Chúc bạn nhiều sức khỏe
  • hoang thi hue
    hoang thi hue - Gửi lúc 07:46 06/10/2015
    Cháu 30 tuổi rồi mỗi khi đến kì kinh là cháu đau bụng dữ dội, cháu từng mổ u nang buồng trứng và cắt 1 bên buồng trứng rồi? cháu dùng Phụ Lạc Cao được không?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn! Với tình trạng đau bụng nhiều, dữ dội mỗi khi đến kì kinh thì bạn có thể tham khảo sử dụng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Lạc Cao EX giúp:
      - Hỗ trợ lưu thông khí huyết, bổ huyết điều kinh.
      - Hỗ trợ giảm triệu chứng: đau bụng kinh, bế kinh, kinh nguyệt không đều.
      Chúc bạn sức khỏe.
  • yến
    yến - Gửi lúc 00:00 04/10/2015
    Mỗt khi đến kỳ là đau bụng là muốn khóc luôn bác sĩ ơi
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn! Đau bụng kinh là biểu hiện sinh lý bình thường của kinh nguyệt, tùy theo cơ địa và ngưỡng chịu đau của mỗi người mà có mức độ đau khác nhau. Bạn có thể chườm nước nóng, uống nước gừng hay xoa dầu nóng để giảm đau, ngoài ra bạn cũng có thể uống thêm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Lạc Cao EX nhé.
      Chúc bạn sức khỏe!
  • ngọc
    ngọc - Gửi lúc 16:20 02/10/2015
    bac si oi toi ky kinh nguyet la cach thang bi lan ma thang sau bi toi 5 ngay ngay dau thi dau bung ngay sao thi nhuc lung ko pt e co bi sao ko z
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn! Không biết hiện tại bạn bao nhiêu tuổi, thông thường kinh nguyệt sẽ xuất hiện hàng tháng, tuy nhiên một số trường hợp 2 tháng xuất hiện một lần đó cũng cho là bình thường nếu bạn đang trong độ tuổi dậy thì. Biểu hiện đau bụng, đau lưng là triệu chứng sinh lý bình thường của hành kinh nên bạn không cần quá lo lắng, nên vệ sinh sạch sẽ vào những ngày này, tránh làm nặng hay ăn thức ăn lạnh làm tình trạng nặng thêm.
      Ngoài ra bạn nên dùng thảo dược Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ lạc Cao EX nhé.
      Chúc bạn nhiều sức khỏe.
  • khánh duyên
    khánh duyên - Gửi lúc 10:58 30/09/2015
    Cho em hỏi, mỗi tháng em đều bị đau bụng kinh dữ dội và phải uống thuốc giảm đau, không biết sau này có ảnh hưởng gì không?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn! Đau bụng trong ngày hành kinh là sinh lý bình thường không ảnh hưởng gì đến sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên việc dùng thuốc tây thường xuyên sẽ gây nhiều tác dụng phụ không tốt. Nếu bạn đau bụng kinh nhiều và kéo dài suốt kì kinh thì bạn nên đi khám vì có thể là lạc nội mạc tử cung. Bạn có thể sử dụng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Lạc Cao EX.
      Chúc bạn nhiều sức khỏe.
  • oanh nguyễn
    oanh nguyễn - Gửi lúc 04:15 13/09/2015
    Chị ơi cho e hỏi. Hết kỳ kinh nguyệt thì e k ra khí hư. Nhưng khoảng 10 ngày thì lại bắt đầu ra khí hư... Màu trắng đục, có khi màu trắg trong, lúc có mùi, lúc k có mùi. Như vậy e có bị viêm k ạ.
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn! Theo như bạn mô tả việc ra khi hư bất thường kèm theo mùi hôi rất có thể là bạn bị viêm âm đạo, do nấm hay vi khuẩn, hay các bệnh phụ khoa ở bên trong. Vì vậy bạn cần thăm khám sớm để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.
      Chúc bạn nhiều sức khỏe
3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline