Chị em thận trọng nếu bị trễ kinh 2 tháng liên tiếp!

Trễ kinh 2 tháng có thể do căng thẳng, sinh hoạt và ăn uống thiếu khoa học, rối loạn nội tiết, tác dụng phụ của một số loại thuốc,.... Việc khắc phục sớm tình trạng trễ kinh 2 tháng sẽ hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng. Cùng giải đáp chi tiết về tình trạng trễ kinh 2 tháng qua nội dung dưới đây. 

Trễ kinh 2 tháng là gì?

Thông thường, vòng kinh của nữ giới có độ dài từ 28 – 30 ngày. Trong một số trường hợp, chu kỳ kinh có thể kéo dài từ 55 – 60 ngày mới có lần kinh nguyệt tiếp theo. Hiện tượng này được giới chuyên gia gọi là trễ kinh 2 tháng. Nếu chậm kinh kéo dài quá 2 tháng, chị em nên đi khám bác sĩ sớm nhất để tìm hiểu rõ nguyên nhân.

Trễ kinh 2 tháng là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 55 - 60 ngày

Trễ kinh 2 tháng là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 55 - 60 ngày

Nguyên nhân gây trễ kinh 2 tháng

Tình trạng trễ kinh có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm rối loạn tâm sinh lý, suy giảm miễn dịch, khí huyết kém lưu thông hoặc một số bệnh phụ khoa. Cụ thể:

Yếu tố tâm lý

Theo chuyên gia, tình trạng stress, lo lắng kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng trễ kinh 2 tháng kèm theo một số rối loạn kinh nguyệt đáng chú ý khác.

Mất cân bằng nội tiết tố

Lượng hormone trong cơ thể mất cân bằng - Đây chính là nguyên nhân khiến thời gian hành kinh chênh lệch và máu kinh không xuất hiện mặc dù đã đến chu kỳ. Tuy nhiên, các chị em cũng không nên quá lo lắng bởi tình trạng chậm kinh sẽ được cải thiện khi nội tiết tố ổn định trở lại.

Mất cân bằng nội tiết tố có thể là nguyên nhân gây trễ kinh 2 tháng

Mất cân bằng nội tiết tố có thể là nguyên nhân gây trễ kinh 2 tháng

Chậm kinh 2 tháng do mang thai

Trễ kinh nguyệt 2 tháng cũng có thể là dấu hiệu bạn có thể đã mang thai, chị em nên mua que thử thai hoặc đi khám.

Mắc bệnh phụ khoa

Một số căn bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, u xơ tử cung,… có thể là nguyên nhân dẫn đến trễ kinh 2 tháng và những rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân gây bệnh phụ khoa ở nữ giới thường bắt nguồn từ sự thay đổi hormone, vệ sinh vùng kín sai cách, mặc quần bó sát quá, quan hệ tình dục sớm,…

Lối sống không lành mạnh

Chị em cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý để cơ thể khỏe mạnh. Một số thói quen tiêu cực như thường xuyên thức quá khuya, tiêu thụ nhiều đồ ăn nhanh, ăn uống thiếu chất, nhịn ăn để giảm cân hoặc tập luyện quá sức,… có thể làm thay đổi nội tiết tố và dẫn đến hiện tượng trễ kinh 2 tháng.

Tập luyện quá sức có thể gây trễ kinh 2 tháng

Tập luyện quá sức có thể gây trễ kinh 2 tháng

Do khí huyết kém lưu thông, hệ miễn dịch suy giảm

Theo quan điểm của y học cổ truyền, tình trạng chậm kinh 2 tháng có liên quan đến hiện tượng khí huyết kém lưu thông kèm suy giảm hệ miễn dịch. Khi máu đến vùng kín gặp khó khăn có thể gây tắc nghẽn, khiến máu kinh không thoát ra ngoài theo đúng chu kỳ bình thường.

Mặt khác, hệ thống miễn dịch bị suy giảm tạo điều kiện cho sự phát triển của các gốc tự do. Điều này có thể tác động xấu đến các cơ quan sinh dục, khiến lớp niêm mạc tử cung không bong tróc vào đúng chu kỳ kinh nguyệt.

Bị trễ kinh 2 tháng có sao không?

Nhiều chị em lo lắng rằng liệu bị trễ kinh 2 tháng có nguy hiểm không. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến một số vấn đề sau đây:

  • Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm: Hiện tượng trễ kinh 2 tháng có thể dẫn tới một số bệnh như u nang buồng trứng, polyp tử cung, u xơ tử cung,… Nếu không được điều trị sớm, các căn bệnh này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau.
  • Mệt mỏi: Trễ kinh 2 tháng có thể khiến nữ giới cảm thấy mệt mỏi, thay đổi tâm trạng thất thường, dễ cáu gắt hoặc mất tập trung trong học tập, công việc.
  • Làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn: Tình trạng trễ kinh 2 tháng nếu không được khắc phục sớm có thể khiến hoạt động của buồng trứng và thời gian rụng trứng bị thay đổi, dẫn đến nguy cơ vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới.

Trễ kinh 2 tháng làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn trong tương lai

Trễ kinh 2 tháng làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn trong tương lai

Xem thêm: Phân biệt sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai ở phụ nữ

Cần làm gì khi bị trễ kinh 2 tháng?

Nhằm giúp chị em sớm điều hoà lại chu kỳ kinh nguyệt và ngăn ngừa các nguy cơ sức khoẻ khác, hãy tham khảo một số biện pháp xử lý dưới đây:

Vệ sinh “cô bé” đúng cách

Vệ sinh vùng kín là một khâu đặc biệt quan trọng, giúp chị em ngăn ngừa những rối loạn kinh nguyệt và đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm. Do đó, chị em nên chăm sóc “cô bé” sao cho đúng. Khi vệ sinh vùng kín, chị em cần tránh thụt rửa quá sâu hoặc quá nhiều lần trong ngày.

Tạo không gian thoải mái, nghỉ ngơi và vận động

Như đã đề cập ở trên, stress có thể khiến chị em bị trễ kinh 2 tháng. Do đó, việc sắp xếp lại thời gian làm việc, nghỉ ngơi là điều vô cùng cần thiết, giúp bạn sớm khắc phục được vấn đề chậm kinh. 

Nữ giới nên cân bằng lại thời gian làm việc và nghỉ ngơi để sớm khắc phục tình trạng trễ kinh

Nữ giới nên cân bằng lại thời gian làm việc và nghỉ ngơi để sớm khắc phục tình trạng trễ kinh

Điều chỉnh lại chế độ ăn uống thường ngày 

Chị em cần thực hiện chế độ ăn uống đảm bảo đủ chất để giúp cơ thể khỏe mạnh. Nữ giới cần bổ sung vào bữa ăn các thực phẩm như sữa, phô mai, trứng, cá, thịt bò,… Ngoài ra, chị em nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi nhằm bổ sung khoáng chất, chất xơ cũng như các dưỡng chất cần thiết khác.

Hỗ trợ cải thiện tình trạng trễ kinh, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt bằng sản phẩm thảo dược

Ngoài việc thực hiện lối sống khoa học, ăn uống đủ chất và nghỉ ngơi hợp lý, chị em cũng có thể sử dụng sản phẩm thảo dược tự nhiên để sớm khắc phục tình trạng trễ kinh 2 tháng. Nắm bắt được tâm lý lo lắng của nhiều chị em về vấn đề trễ kinh, các chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản nữ giới đã nghiên cứu thành công sản phẩm thảo dược chứa thành phần N-acetyl-L-cysteine, đan sâm, đương quy, hương phụ, nga truật,... 

Thành phần N-acetyl-L-cysteine đã được nghiên cứu tại Ý vào năm 2013 chứng minh có khả năng giải quyết vấn đề trễ kinh bắt nguồn từ sự suy giảm hệ miễn dịch, lưu thông khí huyết kém. Mặt khác, sản phẩm còn có sự góp mặt của nhiều thảo dược quý khác, bao gồm đương quy, đan sâm, hương phụ, sài hồ bắc và nga truật. Từ lâu, những vị thuốc này đã nổi tiếng với công dụng hoạt huyết, điều hoà nội tiết tố nữ, hỗ trợ cải thiện tình trạng trễ kinh, ngăn ngừa vô sinh hiếm muộn.

Hỗ trợ điều trị tình trạng trễ kinh bằng sản phẩm chứa N-acetyl-L-cysteine

Hỗ trợ điều trị tình trạng trễ kinh bằng sản phẩm chứa N-acetyl-L-cysteine

Sản phẩm tác động trực tiếp đến nguyên nhân sâu xa gây trễ kinh nguyệt. Hơn nữa, sản phẩm này được các chuyên gia đánh giá cao về mức độ hiệu quả và an toàn khi sử dụng lâu dài cho nữ giới.

Qua bài viết trên chắc hẳn các chị em đã hiểu rõ hơn về tình trạng trễ kinh 2 tháng. Nhằm sớm khắc phục tình trạng này, chị em nên thực hiện lối sống sinh hoạt lành mạnh, đồng thời sử dụng thêm sản phẩm thảo dược chứa N-acetyl-L-cysteine. 

Mọi băn khoăn về hiện tượng trễ kinh cũng như sản phẩm hỗ trợ điều trị, bạn vui lòng bình luận bên dưới để được tư vấn cụ thể.

Nguồn tham khảo: 

https://medlineplus.gov/ency/article/007694.htm 

https://www.webmd.com/children/children-no-period-15 

https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/gradeschool/puberty/Pages/Delayed-Puberty-in-Girls-Information-for-Parents.aspx 

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline