Đau bụng kinh có nguy hiểm không là chủ đề được nhiều chị em quan tâm hiện nay. Hiểu rõ tâm lý của chị em về tình trạng này, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ một cách chi tiết nhất về chứng đau bụng khi hành kinh. Qua đó, chị em có thể hình dung rõ hơn mức độ nguy hiểm của bệnh.
Nguyên nhân gây đau bụng khi hành kinh
Nguyên nhân gây đau bụng khi hành kinh có thể do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi nhưng cũng có thể bởi những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như bệnh lý lạc nội mạc tử cung, viêm tử cung, u xơ tử cung,...
Ngoài ra, theo các chuyên gia sản khoa thì nguyên nhân sâu xa gây ra đau bụng kinh là khí huyết kém lưu thông, hệ miễn dịch bị suy giảm, tăng gốc tự do. Vì vậy, muốn cải thiện được cơn đau bụng kinh thì phải tác động được vào các nguyên nhân này.
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng khi hành kinh
Đau bụng kinh có nguy hiểm không?
Để nhận định đau bụng kinh có nguy hiểm không thì trước hết phải hiểu rõ được nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu chỉ là cơn đau bụng kinh nguyên phát thì hầu như không gây nguy hiểm.
Tuy nhiên, đau bụng kinh trong một số trường hợp còn do nguyên nhân bệnh lý. Tìm hiểu về một số bệnh dưới đây sẽ giúp cho chị em phụ nữ hình dung rõ hơn về mức độ nguy hiểm của tình trạng đau bụng kinh.
Lạc mạc nội tử cung
Trong lạc nội mạc tử cung, các mô nội mạc phát triển ở những vị trí khác so với nội mạc tử cung bình thường. Những mô đi lạc này có thể phát triển trên buồng trứng, đôi khi là ở ống dẫn trứng, âm đạo, phúc mạc hoặc ruột. Điều này khiến cho trứng khó gặp tình trùng và gây vô sinh ở phụ nữ.
Đau bụng kinh có nguy hiểm không là vấn đề bạn cần quan tâm lúc này. Bởi tình trạng này sẽ gây chảy máu nhiều hơn trong mỗi kỳ kinh nguyệt khiến cho chị em gặp phải những cơn đau bụng kinh bất thường tại vùng bụng dưới.
Theo thống kê, có đến gần 40% phụ nữ vô sinh có liên quan đến bệnh lạc nội mạc tử cung
Bệnh lý buồng trứng
Một số bệnh liên quan tới buồng trứng cũng thường gây nên những cơn đau bụng khi hành kinh. Điển hình như viêm buồng trứng, u nang buồng trứng, suy buồng trứng, buồng trứng đa nang,…
Đây đều là những bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng sinh sản của phụ nữ. Buồng trứng bị ảnh hưởng gây nên những thay đổi về mặt nội tiết tố cũng như khả năng rụng trứng, từ đó khiến cho quá trình thụ thai khó xảy ra hơn.
Bệnh vùng chậu mạn tính
Bệnh vùng chậu rất thường gặp ở phụ nữ biểu hiện bằng những cơn đau bụng kinh kéo dài. Chị em sẽ cảm giác đau dữ dội hơn bình thường và điều này gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
Bệnh vùng chậu được nhận định là nghiêm trọng do ảnh hưởng nhiều đến chức năng sinh sản. Nếu để lâu dài, bệnh có thể chuyển biến thành mạn tính, hình thành nên những vết sẹo cho ống dẫn trứng, buồng trứng. Từ đó khiến cho việc mang thai gặp khó khăn. Nguy hiểm hơn nữa còn có thể dẫn tới mang thai ngoài tử cung.
U xơ tử cung
U xơ tử cung là khối u lành tính phát triển trên hoặc trong thành cơ tử cung. Mặc dù lành tính nhưng bệnh vẫn có thể gây ra những biểu hiện rối loạn trong thời kỳ kinh nguyệt, những cơn đau bụng dưới âm ỉ, kéo dài. Đi kèm theo đó là các triệu chứng khác như đau vùng chậu, bí tiểu, táo bón, đại tiện ra máu,…
Trường hợp chị em bị u xơ tử cung vào thời kỳ mang thai sẽ rất dễ bị sảy hoặc dẫn đến sinh non, nhất là khi khối u xuất hiện tại vị trí ngay dưới niêm mạc.
Vì vậy, với băn khoăn đau bụng kinh dữ dội có nguy hiểm không thì câu trả lời là có, bạn nên thăm khám và chữa trị ngay.
Ung thư cổ tử cung
Đây là bệnh lý nghiêm trọng nhất liên quan tới tình trạng đau bụng khi hành kinh. Ung thư cổ tử cung xảy ra khi các tế bào tại cổ tử cung phát triển không kiểm soát và trở thành ác tính.
Nếu như không phát hiện kịp thời, nhiều trường hợp bệnh nhân sẽ phải cắt bỏ tử cung hay phải xạ trị. Điều này sẽ làm tử cung và buồng trứng mất đi chức năng sinh lý, từ đó làm suy giảm chức năng tình dục gây vô sinh ở nữ giới.
Ung thư cổ tử cung nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng
>>>Xem thêm: Những tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả TẠI ĐÂY
Cần làm gì khi bị đau bụng kinh dữ dội?
Có rất nhiều trường hợp cơn đau bụng khi hành kinh chỉ nhẹ nhàng đến trong 1 – 2 ngày đầu rồi biến mất. Vậy những trường hợp bị đau bụng kinh dữ dội thì phải làm gì để khắc phục được tình trạng này?
Thăm khám và điều trị bằng thuốc
Đau bụng kinh có nên uống thuốc không? Đây cũng là một trong những câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm trong những lần đau bụng khi hành kinh. Theo nhận định của bác sĩ chuyên khoa, chị em có thể sử dụng một số nhóm thuốc sau để cải thiện:
- Thuốc giảm đau: Bao gồm các hoạt chất như paracetamol, diclofenac, ibuprofen, naproxen,… Với những cơn đau có mức độ nghiêm trọng, bạn nên khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ chỉ định đơn thuốc giảm đau phù hợp.
- Viên uống bổ sung: Những viên uống này thường được bác sĩ chỉ định trong trường hợp đau bụng kinh do suy nhược, stress và thiếu hụt chất dinh dưỡng. Ví dụ như viên uống vitamin B6, vitamin E,...
- Thuốc kháng sinh: Đối với những trường hợp đau bụng kinh do viêm, do nhiễm khuẩn, kháng sinh thường được chỉ định để ức chế vi khuẩn gây bệnh.
Điều trị đau bụng kinh lâu dài bằng thuốc tây có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ.
Can thiệp ngoại khoa
Bệnh nhân nếu như không có đáp ứng với điều trị nội khoa, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số thủ thuật ngoại khoa như:
- Nong cổ tử cung
- Bóc tách lạc nội mạc tử cung
- Phẫu thuật loại bỏ u xơ
- Xạ trị tế bào ung thư
Các biện pháp giảm đau bụng kinh tại nhà mà bạn nên áp dụng
Thông thường, đau bụng khi hành kinh có xu hướng thuyên giảm dần khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc mà không cần phải can thiệp điều trị. Tuy nhiên, có những trường hợp xuất hiện cơn đau với mức độ nặng nề gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và làm việc. Thực hiện một số biện pháp cải thiện và kiểm soát triệu chứng giúp chị em giảm đau bụng kinh tại nhà như:
- Sử dụng các biện pháp vật lý như túi chườm nóng, uống nhiều nước, nghỉ ngơi và thư giãn.
- Có thể massage, thiền hoặc yoga để ngăn ngừa cơn đau bụng khi hành kinh.
- Chú ý chế độ dinh dưỡng, bổ sung thêm canxi, ăn uống đầy đủ chất và điều độ, tránh học tập căng thẳng quá mức hay chạy nhảy nhiều trong những ngày hành kinh,…
- Đau bụng kinh không nên ăn gì? Chị em chú ý không nên sử dụng các thực phẩm cay, nóng hay những chất kích thích như rượu, bia,... trong kỳ kinh nguyệt.
Sử dụng thảo dược nguồn gốc tự nhiên rất an toàn, không gây tác dụng phụ
Bên cạnh những phương pháp giảm đau tại nhà kể trên, các chuyên gia khuyên chị em nên kết hợp sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, nổi bật là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính là N-Acetyl L-Cysteine. Chất này từ lâu đã được biết đến với tác dụng giảm đau hiệu quả và đã được nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới với khả năng tăng cường chống oxy hóa, giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh. Từ đó, hỗ trợ cải thiện chứng đau bụng kinh, ngăn cản sự xâm lấn của lạc nội mạc tử cung..
Ngoài ra, sản phẩm còn kết hợp với những loại thảo dược như hương phụ, nghệ đen (nga truật), tam thất, đan sâm, đương quy cũng là những vị thuốc quý được dùng chủ yếu trong trường hợp đau bụng kinh nhờ tác dụng bổ huyết, tăng lưu thông máu, điều hòa kinh nguyệt.
Qua bài viết trên, chị em cũng đã có cái nhìn tổng quát hơn về tình trạng đau bụng khi hành kinh cũng như có thể tự giải đáp thắc mắc đau bụng kinh có nguy hiểm không.
Để giảm đau cũng như ngăn ngừa nhiều bệnh lý phụ khoa, đừng quên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm thảo dược tự nhiên có thành phần chính N-Acetyl-L cysteine mỗi ngày. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề đau bụng khi hành kinh, hãy để lại số điện thoại hoặc comment bên dưới, các chuyên gia sẽ tư vấn cụ thể hơn cho bạn.
>>>Xem thêm: Đau bụng kinh nên uống gì?TẠI ĐÂY
Việt Kiều
Tài liệu tham khảo:
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22819144/
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33030880/
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32041388/