Tăng sinh nội mạc tử cung là gì? Cách cải thiện như thế nào?

Tăng sinh nội mạc tử cung là sự gia tăng về số lượng mà mật độ của những tế bào tuyến nội mạc tử cung do sự kích thích estrogen quá mức mà không có sự thay đổi của progesterone theo chu kỳ kinh. Chính do sự tăng sản quá mức, các tế bào này sẽ trở nên bất thường và có thể dẫn đến ung thư trong một số trường hợp.

Tăng sinh nội mạc tử cung là gì?

Tăng sản nội mạc tử cung là tình trạng lớp niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung) trở nên dày bất thường vì có quá nhiều tế bào (tăng sinh). Nó không phải là ung thư, nhưng ở một số phụ nữ, tình trạng này làm tăng nguy cơ phát triển ung thư nội mạc tử cung. Tăng sản nội mạc tử cung ở phụ nữ trẻ là rất hiếm. Nó có thể gặp khoảng 133 trong số 100.000 phụ nữ.

Tang-sinh-noi-mac-tu-cung-hiem-gap-o-phu-nu-tre

Tăng sinh nội mạc tử cung hiếm gặp ở phụ nữ trẻ

Phân loại tăng sinh nội mạc tử cung

Việc phân loại tăng sản nội mạc tử cung dựa trên các tế bào thay đổi trong lớp nội mạc tử cung, bao gồm:

  • Tăng sản nội mạc tử cung đơn giản: Loại tăng sản nội mạc tử cung này có các tế bào giống bình thường và không có khả năng trở thành ung thư. Tăng sinh nội mạc tử cung đơn giản có thể cải thiện mà không cần điều trị. 
  • Tăng sản nội mạc tử cung phức tạp: Sự phát triển quá mức của các tế bào bất thường gây ra tình trạng tiền ung thư. Nếu không điều trị kịp thời, nguy cơ ung thư nội mạc tử cung hoặc tử cung sẽ tăng lên.

Triệu chứng tăng sinh nội mạc tử cung

Phụ nữ bị tăng sản nội mạc tử cung có thể gặp một số triệu chứng điển hình như sau:

  • Kinh nguyệt bất thường, chẳng hạn như chu kỳ kinh nguyệt ngắn hoặc dài, trễ kinh, đau bụng kinh.
  • Kinh nguyệt ra nhiều.
  • Chảy máu sau khi hết kinh.

Phụ nữ tiền mãn kinh/mãn kinh có nhiều khả năng bị tăng sản nội mạc tử cung. Tình trạng này hiếm khi xảy ra ở phụ nữ dưới 35 tuổi. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng sinh nội mạc tử cung bao gồm:

  • Đang áp dụng một số phương pháp điều trị ung thư vú.
  • Bệnh tiểu đường, túi mật.
  • Tuổi xuất hiện kinh nguyệt sớm hoặc bắt đầu mãn kinh muộn.
  • Tiền sử gia đình có người bị ung thư buồng trứng, tử cung.
  • Không mang thai bao giờ.
  • Béo phì.
  • Đang mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
  • Hút thuốc lá.

Kinh-nguyet-ra-nhieu-la-mot-dau-hieu-cua-tang-sinh-noi-mac-tu-cung

Kinh nguyệt ra nhiều là một dấu hiệu của tăng sinh nội mạc tử cung

>>>Xem thêm: Dấu hiệu bị rong huyết

Nguyên nhân gây tăng sinh nội mạc tử cung ở nữ giới

Phụ nữ bị tăng sản nội mạc tử cung do sản xuất quá nhiều estrogen và không đủ progesterone. Các nội tiết tố này đóng vai trò thiết yếu trong kinh nguyệt và mang thai. Trong thời kỳ rụng trứng, estrogen làm nội mạc tử cung dày lên, trong khi progesterone chuẩn bị cho tử cung mang thai. Nếu quá trình thụ thai không xảy ra thì nồng độ progesterone sẽ giảm xuống. Sự sụt giảm progesterone sẽ kích hoạt tử cung bong tróc lớp niêm mạc trong thời kỳ kinh nguyệt. Khi hormone progesterone không có sự thay đổi, làm lớp nội mạc tử cung không bị tróc mà tiếp tục tăng lên theo đáp ứng với estrogen. Các tế bào này có thể tích tụ với nhau và trở nên bất thường. Quá sản nội mạc tử cung có thể lành tính hoặc tiến triển thành ung thư. 

Ngoài ra, béo phì cũng góp phần làm tăng nồng độ estrogen. Các mô mỡ có thể chuyển đổi hormone sản xuất chất béo thành estrogen. Đây là lý do béo phì khiến nồng độ estrogen tăng - Là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng sản nội mạc tử cung.

Các biến chứng của tăng sinh nội mạc tử cung là gì?

Tất cả các loại tăng sinh nội mạc tử cung đều có thể gây chảy máu nhiều khiến bạn khó chịu và bị thiếu máu. Thiếu máu ở người bị tăng sinh niêm mạc tử cung tùy thuộc vào tình trạng ra huyết nhiều hay ít. Khi người mắc ra huyết ào ạt sẽ gây thiếu máu cấp, tình trạng này kéo dài rất dễ gây thiếu máu mạn. 

Tăng sản nội mạc tử cung phức tạp nếu không được điều trị có thể trở thành ung thư. Một nghiên cứu gần đây cho biết, gần 30% phụ nữ bị tăng sản nội mạc tử cung phức tạp không được điều trị sẽ phát triển thành ung thư.

Thieu-mau-la-bien-chung-thuong-gap-cua-tang-sinh-noi-mac-tu-cung

Thiếu máu là biến chứng thường gặp của tăng sinh nội mạc tử cung

Tăng sinh nội mạc tử cung được kiểm soát và điều trị như thế nào?

Tùy vào loại tăng sinh nội mạc tử cung và tiến triển của bệnh mà bác sĩ có thể đưa ra một số chỉ định như sau:

Thuốc và phẫu thuật

Các lựa chọn điều trị tăng sản nội mạc tử cung phụ thuộc vào loại bạn mắc phải. Phương pháp điều trị phổ biến nhất là progestin. Thuốc này có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức, bao gồm thuốc viên, thuốc tiêm, kem bôi âm đạo hoặc dụng cụ tử cung.

Loại tăng sản nội mạc tử cung phức tạp có thể bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Đây là một cuộc phẫu thuật để loại bỏ tử cung và các bác sĩ khuyến cáo sử dụng phương pháp này nếu bạn không muốn mang thai trong tương lai.

Cách ngăn ngừa tăng sinh nội mạc tử cung

Một số bước nhất định có thể làm giảm nguy cơ phát triển tăng sản nội mạc tử cung:

  • Sử dụng progesterone cùng với estrogen sau khi mãn kinh (nếu bạn sử dụng liệu pháp hormone).
  • Dùng biện pháp tránh thai hoặc một loại thuốc khác để điều chỉnh nội tiết tố và chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Duy trì cân nặng hợp lý bởi nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung tăng theo mức độ béo phì.

Phong-ngua-tang-sinh-noi-mac-tu-cung-bang-cach-duy-tri-can-nang-hop-ly

Phòng ngừa tăng sinh nội mạc tử cung bằng cách duy trì cân nặng hợp lý

Sản phẩm từ thảo dược hỗ trợ cải thiện tình trạng tăng sinh nội mạc tử cung

Việc điều trị đối với bệnh tăng sinh nội mạc tử cung sẽ dựa vào nhiều yếu tố, bệnh đang ở dạng nào, mức độ bệnh, tuổi, mong muốn có con hay không mà bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Để nhanh chóng đẩy lùi bệnh, bên cạnh việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, bạn có thể kết hợp thêm sản phẩm từ thảo dược. Tiêu biểu trong số đó là sản phẩm có thành phần chính N-acetyl-L-cysteine - Đã được nghiên cứu tại nhiều nơi trên thế giới cho thấy có tác dụng giảm đau bụng kinh và hạn chế sự phát triển của lạc nội mạc tử cung; Kết hợp đan sâm, đương quy, sài hồ bắc, nga truật,... giúp bổ huyết, điều kinh, chống oxy hóa, làm tăng cường lưu thông khí huyết, nâng cao hệ miễn dịch, giảm các triệu chứng do tăng sinh nội mạc tử cung gây ra như điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh. Sản phẩm có thành phần từ tự nhiên nên rất an toàn, có thể dùng lâu dài không gây ra tác dụng phụ.

Bài viết trên là tổng quan về tăng sinh nội mạc tử cung mà chị em cần biết. Để nhanh chóng đẩy lùi tình trạng tăng sinh nội mạc tử cung, bạn nên có một ăn uống khoa học, duy trì cân nặng phù hợp kết hợp sản phẩm thảo dược có thành phần chính N-acetyl-L-cysteine mỗi ngày.

Nếu còn thắc mắc nào về tình trạng tăng sinh nội mạc tử cung, hãy bình luận bên dưới bài viết, chuyên gia sẽ giải đáp cụ thể cho bạn.

>>>Xem thêm: Đau bụng kinh nên ăn gì?

Tài liệu tham khảo

https://www.healthline.com/health/womens-health/proliferative-endometrium#:~:text=Proliferative%20endometrium%20stage&text=The%20term%20%E2%80%9Cproliferative%E2%80%9D%20means%20that,prepare%20an%20egg%20for%20release.

https://www.mypathologyreport.ca/proliferative-endometrium/

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16569-atypical-endometrial-hyperplasia

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline