Dấu hiệu bị rong huyết & lời khuyên từ chuyên gia

Rong huyết là một trong những dấu hiệu phổ biến của các bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Nhận biết sớm các dấu hiệu bị rong huyết để có cách điều trị an toàn và hiệu quả.

Hiện tượng rong kinh, rong huyết ở phụ nữ

Tại Việt Nam, hiện nay có khoảng 13% phụ nữ bị rong huyết, phổ biến nhất là ở độ tuổi từ 30-40. Rong huyết hay rong kinh là hiện tượng chảy máu kinh nguyệt kéo dài bất thường trên 7 ngày, kèm theo các biểu hiện đau bụng, mất máu, mệt mỏi. 

Rong-huyet-la-tinh-trang-chay-mau-kinh-nguyet-tu-7-ngay-tro-len

Rong huyết là tình trạng chảy máu kinh nguyệt từ 7 ngày trở lên

 

Tình trạng rong huyết kéo dài sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực tới sức khỏe của phụ nữ, như dẫn đến hiện tượng mất máu quá nhiều, gây suy nhược cơ thể, mệt mỏi, uể oải, đau bụng dữ dội,... Chính điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới công việc và sinh hoạt hằng ngày của phụ nữ, gây tâm lý tiêu cực, lo lắng. 

Bên cạnh đó, rong kinh kéo dài còn làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng cho tử cung, âm đạo dẫn đến nhiều bệnh lý viêm nhiễm khác.

Tuy rong huyết không nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng, nhưng lại là một trong những dấu hiệu cảnh báo các bệnh phụ khoa. Một số bệnh phụ khoa phổ biến hay gặp như ung xơ cổ tử cung, polyp tử cung, lạc nội mạc tử cung hay nguy hiểm nhất là ung thư cổ tử cung. Nếu không được điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến tình trạng hiếm muộn, vô sinh,…

Rong-kinh-la-dau-hieu-canh-bao-lac-noi-mac-tu-cung

Rong kinh là dấu hiệu cảnh báo lạc nội mạc tử cung

Nhận biết các dấu hiệu bị rong huyết

Để nhận biết được tình trạng rong kinh, rong huyết, bạn nên chú ý theo dõi và quan sát các dấu hiệu sau:

Thời gian của chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường

Một chu kỳ kinh nguyệt trung bình sẽ kéo dài từ 3-5 ngày. Tuy nhiên khi bị rong huyết, thời gian kinh nguyệt sẽ kéo dài hơn 1 tuần với lượng máu mất đi trên 80ml

Kinh nguyệt xuất hiện nhiều cục máu đông có kích thước lớn

Khi xuất hiện tình trạng chảy máu, cơ thể sẽ sản xuất ra các yếu tố đông máu để hình thành những cục máu đông, giúp hạn chế sự xuất huyết. Vì vậy, khi bị rong kinh thường kèm theo các cục máu đông.

Lượng máu kinh nguyệt trong một ngày gia tăng bất thường

Lượng máu kinh nguyệt tăng cao sẽ khiến bạn phải thay băng vệ sinh liên tục trong 1-2 tiếng. Người bình thường, sẽ chỉ cần thay băng vệ sinh trong 4-5 tiếng.

Xuất huyết đặc biệt nhiều vào ban đêm

Không chỉ tăng lượng máu trong ban ngày tăng, người bị rong huyết còn bị ra máu nhiều  vào ban đêm. Bởi vậy, người bị rong kinh thường xuyên bị tràn băng và dính máu trên gối, mền.

Cơ thể bị mệt mỏi, uể oải

Rong kinh kéo dài sẽ gây ra hiện tượng thiếu máu ở phụ nữ, dẫn đến cơ thể thường xuyên bị mệt mỏi, đau đầu, thở dốc.

Thường xuyên bị đau bụng kinh

Sự xuất huyết quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng bong tróc quá mức niêm mạc cổ tử cung. Chính điều này là nguyên nhân gây ra các cơn đau dữ dội ở phần bụng dưới, hay còn gọi là đau bụng kinh

dau-bung-kinh-du-doi-la-mot-trong-dau-hieu-bi-rong-huyet

Đau bụng kinh dữ dội là một trong dấu hiệu bị rong huyết

Khi phát hiện các dấu hiệu bị rong huyết ở trên, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ tiến hành khám và xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây rong kinh như xét nghiệm máu, siêu âm hay sinh thiết nội mạc tử cung,...

>>>Xem thêm: Trễ kinh 2 tháng có phải là dấu hiệu mạng thai không?

Những nhóm phụ nữ nào có nguy cơ bị rong huyết 

Phụ nữ có nguy cơ bị rong huyết khi mắc phải các tình trạng hoặc bệnh lý sau:

Bị rối loạn hormone

Tình trạng rối loạn hormone sinh dục như estrogen, progesteron, FSH, LH,... sẽ hay gặp ở những đối tượng như:

  • Phụ nữ sau sinh.
  • Phụ nữ tiền mãn kinh.
  • Các bé gái trong giai đoạn dậy thì.
  • Nhóm phụ nữ thường xuyên sử dụng các thuốc tránh thai khẩn cấp. 

Ngoài ra, những phụ nữ có thói quen ăn uống hay sinh hoạt bất thường cũng có thể ảnh hưởng tới hoạt động của hormone sinh dục như stress, áp lực hay dùng nhiều chất kích thích,... Khi những hormone này bị rối loạn sẽ gây ra các hiện tượng bất thường trong kinh nguyệt như rong huyết, chậm kinh, đa kinh,…

Bị rối loạn chức năng tử cung

Đây chính là nguyên nhân hay gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Những bệnh lý làm rối loạn chức năng tử cung như bệnh u xơ tử cung, đa nang buồng trứng, ung thư tử cung,... sẽ là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây ra tình trạng rong kinh, có thể dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.

Ung-thu-co-tu-cung-co-the-gay-ra-hien-tuong-rong-huyet

Ung thư cổ tử cung có thể gây ra hiện tượng rong huyết

Bị mắc bệnh lý các cơ quan khác

Những phụ nữ bị mắc các bệnh lý khác như rối loạn chức năng tiểu cầu, bệnh viêm vùng chậu,... cũng có thể dẫn đến hiện tượng rong kinh, rong huyết.

Ngoài ra, việc sử dụng một số thuốc có tác dụng phụ làm tăng nguy cơ chảy máu kéo dài như aspirin, warfarin,... cũng có thể là nguyên nhân góp phần gây ra rong huyết ở phụ nữ.

Lời khuyên từ chuyên gia để chữa rong huyết an toàn, hiệu quả

Các chuyên gia khuyên người bệnh nên tới thăm khám các cơ sở y tế uy tín để tìm ra chính xác nguyên nhân gây rong kinh. Từ đó, lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp

Tuân thủ điều trị bằng thuốc tây y 

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, uống đúng thuốc và đúng liều sẽ giúp bạn kiểm soát tốt tình trạng rong huyết. 

Một số thuốc hay được sử dụng, bao gồm:

  • Viên Sắt: Bổ sung sắt cho cơ thể, phòng ngừa tình trạng suy nhược do thiếu máu.
  • Nhóm thuốc giảm đau: Như ibuprofen, naproxen,... sẽ giúp giảm nhanh tình trạng chảy máu và đau bụng kinh.
  • Thuốc ngừa thai: Đây là nhóm thuốc có chứa estrogen hay progesterone hoặc cả 2, giúp điều hòa và cân bằng lại hormon, ức chế sự rụng trứng. Từ đó, giúp giảm rong huyết và ổn định chu kỳ kinh nguyệt.
  • Thuốc cầm máu: Tăng hình thành các cục máu đông, từ đó giúp giảm lượng máu chảy, đề phòng thiếu máu.

Thuoc-tranh-thai-dieu-tri-rong-kinh-rong-huyet

Thuốc tránh thai điều trị rong kinh, rong huyết

 

Kết hợp sử dụng thêm các thuốc đông y

Bên cạnh các phương pháp sử dụng thuốc tây y, chuyên gia cũng khuyên người bệnh nên kết hợp dùng thêm các thảo dược quý, tốt cho kinh nguyệt phụ nữ như như đan sâm, hương phụ, đương quy,... Những thảo dược này sẽ hỗ trợ tăng cường lưu thông khí huyết, điều hòa và ổn định chu kỳ kinh nguyệt.

Hiện nay, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm thảo dược có chứa thành phần N-acetyl-L-cysteine kết hợp với các loại thảo dược. Tại nhiều nơi trên thế giới, N-acetyl-L-cysteine đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng làm giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt, hạn chế sự xâm lấn của các mô lạc nội mạc tử cung. 

Bên cạnh đó, sản phẩm còn kết hợp với đan sâm, đương quy, hương phụ, sài hồ bắc,... có tác dụng bổ huyết, điều kinh, từ đó giúp hỗ trợ điều trị các vấn đề về kinh nguyệt hiệu quả hơn. Sản phẩm sẽ giúp hỗ trợ giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt, cải thiện tình trạng rong huyết, rong kinh. Đồng thời, hạn chế sự phát triển của các mô lạc nội mạc tử cung.

 

Bổ sung chế độ ăn tốt cho kinh nguyệt

Để cải thiện rong kinh, phụ nữ nên xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe sinh sản như:

  • Ngũ cốc nguyên hạt: Hỗ trợ bổ sung sắt, vitamin, chất xơ, giúp cân bằng nội tiết tố và ổn định chu kỳ kinh nguyệt.
  • Các loại cá: Chứa nhiều axit béo tốt như omega3, vitamin B,... giúp ổn định và điều hòa nội tiết tố trong cơ thể.
  • Các loại đậu: Như đậu nành, đậu xanh,... chứa hàm lượng cao các phytoestrogen, giúp tăng cường điều hòa nội tiết tố, hỗ trợ cải thiện tình trạng rong kinh hiệu quả.
  • Trái cây và rau xanh: Bổ sung chất khoáng, vitamin, giúp phòng ngừa viêm nhiễm và điều hòa kinh nguyệt.

Bua-an-nhieu-rau-xanh-giup-ho-tro-dieu-tri-rong-huyet

Bữa ăn nhiều rau xanh giúp hỗ trợ điều trị rong huyết

 

Hy vọng thông qua bài viết này chị em đã có thêm kiến thức về dấu hiệu bị rong huyết, để từ đó chủ động phòng ngừa và phát hiện sớm. Để nhanh chóng đẩy lùi tình trạng này, bạn nên có một chế độ ăn khoa học, kết hợp sử dụng sản phẩm có thành phần chính N-acetyl-L-cysteine và các thảo dược mỗi ngày. 

Nếu bạn còn câu hỏi hay thắc mắc nào về rong kinh, rong huyết, hãy bình luận dưới bài viết, các chuyên gia sẽ hỗ trợ giải đáp.

>>>Xem thêm: Rong kinh ra máu đen có đáng lo ngại không?

Tài liệu tham khảo:

https://www.columbiadoctors.org/treatments-conditions/menorrhagia

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK282/

https://www.cdc.gov/ncbddd/blooddisorders/women/menorrhagia.htm

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline