Xem ngay cách chữa rong kinh bằng cây nhọ nồi (cỏ mực)

Mẹo vặt chữa rong kinh bằng cây nhọ nồi được rất nhiều chị em truyền tai nhau. Vậy cây nhọ nồi chữa rong kinh có thật sự hiệu quả không? Cách dùng và lưu ý những gì? Xem ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về mẹo chữa rong kinh này nhé. 

Rong kinh gây ra những ảnh hưởng nào?

Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày, mất với lượng máu nhiều hơn 80ml, gây ảnh hưởng tới tâm sinh lý và sức khỏe tổng thể của nữ giới. Nếu không điều trị kịp thời, rong kinh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là vô sinh.

Tình trạng rong kinh gây ra khá nhiều phiền toái và hệ lụy như:

  • Rong kinh sẽ khiến phái đẹp bị mất máu nhiều, dẫn đến bệnh thiếu máu cùng với các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở,...
  • Tình trạng ra máu nhiều ngày tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm các bộ phận sinh dục. Vi khuẩn có thể lan ngược từ âm hộ vào âm đạo, vào tử cung, lên vòi trứng gây viêm phần phụ hay thậm chí là gây vô sinh sau này.
  • Ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày, khiến chị em luôn có cảm giác khó chịu hay thậm chí là sợ hãi khi đến kỳ nguyệt san.
  • Rong kinh còn là triệu chứng của một số bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, polyp tử cung, lạc nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang,... Nếu không được điều trị sớm thì có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khó lường.

Rong-kinh-keo-dai-co-the-gay-anh-huong-den-suc-khoe-tong-the-cua-nu-gioi

Rong kinh kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của nữ giới

Chữa rong kinh bằng cây nhọ nồi có thật sự hiệu quả không?

Có thể thấy, khí huyết kém lưu thông, nội tiết tố bị mất cân bằng hoặc các bệnh phụ khoa là nguyên nhân chính dẫn đến chứng rong kinh kéo dài. Tình trạng này gây ra không ít phiền toái cho chị em phụ nữ. Bởi vậy, việc tìm hiểu về các phương pháp điều trị, trong đó có mẹo chữa rong kinh bằng cây nhọ nồi được nhiều chị em truyền tai nhau. Vậy cụ thể, công dụng và cách dùng cây nhọ nồi chữa rong kinh như thế nào?

Tác dụng của cây nhọ nồi với chứng rong kinh

Nhọ nồi hay còn gọi là cây cỏ mực, thuộc họ cúc, mọc hoang ở khắp nơi trong vườn nhà hoặc những nơi ẩm ướt, có hoa mọc thành đài. Trong đông y, loại thảo dược này có tính mát, vị ngọt, chua, thanh nhiệt, không độc, quy vào kinh thận và can. Còn theo y học hiện đại, thành phần có trong cây nhọ nồi bao gồm tanin, carotene, chất ancaloit và các vitamin A, E giúp cầm máu và bổ sung các dưỡng chất cần thiết.

Khi nhắc đến cây nhọ nồi là người ta nghĩ ngay đến công dụng cầm máu nên loại thảo dược này được người dân sử dụng khá phổ biến. Đặc biệt đối với phụ nữ, nhọ nồi được dùng làm phương thuốc khắc phục các tình trạng rối loạn kinh nguyệt, trong đó có rong kinh.

Cách dùng cây nhọ nồi để chữa chứng rong kinh

Cách chữa rong kinh bằng cây nhọ nồi cũng vô cùng đơn giản, không tốn chi phí. Chị em có thể thực hiện 1 trong 2 cách sau đây:

Cách 1

Sử dụng khoảng 2-3 nắm lá nhọ nồi, rửa sạch rồi ngâm với nước muối khoảng 3 phút. Sau đó vớt ra để ráo nước. Tiếp theo, bỏ lá nhọ nồi vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn, lọc bỏ bã và lấy phần nước cốt. Mỗi khi đến ngày hành kinh, bạn uống nước cốt nhọ nồi thường xuyên, tình trạng rong kinh sẽ được cải thiện rõ thấy.

Cay-nho-noi-giup-cai-thien-tinh-trang-rong-kinh

Cây nhọ nồi giúp cải thiện tình trạng rong kinh 

Cách 2

Bạn có thể kết hợp nhọ nồi với các thảo dược khác để chữa rong kinh như sau:

Nhọ nồi 16g, ích mẫu 20g, đào nhân 10g, uất kim 8g, nga truật 8g, bách thảo sương 14g, tóc đốt thành than 6g. Sau đó cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị trên vào nồi chung với 600ml nước, đun cho đến khi còn ⅓ thì ngừng. Mỗi ngày, bạn uống 1 thang cho đến khi các triệu chứng của rong kinh giảm dần.

>>>Xem thêm: Đau bụng kinh đến tháng là do đâu?

Lưu ý khi chữa rong kinh bằng cây nhọ nồi

Việc chữa rong kinh bằng cây nhọ nồi có đạt hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người. Vì vậy khi áp dụng cách chữa rong kinh bằng cây nhọ nồi chị em cần lưu ý một vài điều sau đây:

  • Người bị đầy bụng, khó tiêu hóa, đi ngoài phân lỏng thì không nên áp dụng cách này.
  • Chữa rong kinh bằng cây nhọ nồi chỉ phù hợp với người bị rối loạn nội tiết tố.
  • Phụ nữ mang thai cũng nên tránh dùng cây nhọ nồi.

Khong-su-dung-cay-nho-noi-cho-nguoi-bi-day-bung

Không sử dụng cây nhọ nồi cho người bị đầy bụng

Một số cách cải thiện chứng rong kinh tại nhà

Nhìn chung, không phải đối tượng nào cũng có thể áp dụng cách chữa rong kinh bằng cây nhọ nồi. Tính hiệu quả có thể cần một thời gian dài mà hiện nay có rất nhiều chị em bận rộn với hàng trăm công việc (cơ quan, gia đình, con cái,...) nên không có thời gian thực hiện các bài thuốc chữa rong kinh từ cây nhọ nồi.

Do đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu kỹ lưỡng, kế thừa từ những tinh hoa của y học cổ truyền và bào chế thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính là N-acetyl-L-cysteine kết hợp với các loại thảo dược quý (đan sâm, hương phụ, nga truật, sài hồ bắc,...) giúp cải thiện tình trạng đau bụng kinh, rong kinh,... hiệu quả, an toàn, không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.

  • Những thảo dược: Đan sâm, đương quy, hương phụ, nga truật, sài hồ bắc,... có tác dụng bổ huyết, chống viêm, điều kinh, giúp tăng cường hệ miễn dịch, điều hòa nội tiết tố. Từ đó hỗ trợ cải thiện tình trạng rong kinh hiệu quả.
  • N-acetyl-L-cysteine đã được nghiên cứu tại nhiều nơi trên thế giới, có tác dụng cải thiện cơn đau bụng kinh, làm giảm kích thước lạc nội mạc tử cung - Bệnh phụ khoa hàng đầu gây ra tình trạng rong kinh.

Ngoài ra, khi bị rong kinh, người mắc mất một lượng máu khá nhiều dẫn đến thiếu máu. Vì vậy, để cơ thể tái tạo lại máu kịp thời thì bạn cần có một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng (thịt, cá, rau xanh, hoa quả, các loại hạt,...) kết hợp tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức khỏe tổng thể.

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc “cách chữa rong kinh bằng cây nhọ nồi có thật sự hiệu quả không”. Để nhanh chóng đẩy lùi tình trạng này, bạn nên kết hợp thêm sản phẩm thảo dược có thành phần chính N-acetyl-L-cysteine mỗi ngày.

Nếu còn có thắc mắc gì về vấn đề rong kinh, hãy bình luận bên dưới bài viết, chuyên gia sẽ giải đáp kỹ lưỡng cho bạn. 

>>>Xem thêm: Mẹo hay vuốt môi trên hết đau bụng kinh

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menorrhagia/symptoms-causes/syc-20352829#:~:text=Bleeding%20for%20longer%20than%20a,fatigue%20or%20shortness%20of%20breath

https://www.hindawi.com/journals/isrn/2013/918179/

https://www.cdc.gov/ncbddd/blooddisorders/women/menorrhagia.html

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline