Hiện tượng rong kinh kéo dài: Giải mã nguyên do và cách chữa

Rong kinh kéo dài thường liên quan đến bệnh phụ khoa, khí huyết ứ trệ, tăng gốc tự do,... cần được điều trị sớm để ngăn ngừa các biến chứng. Để có cái nhìn tổng quan nhất về nguyên nhân cũng như cách khắc phục hiện tượng rong kinh kéo dài, chị em hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây! 

Rong kinh kéo dài là gì?

Rong kinh kéo dài là tình trạng thời gian hành kinh diễn ra trên một tuần, lượng máu kinh vượt quá 80ml và kèm theo một số triệu chứng khác như đau bụng dưới, thở dốc, nôn nao, tim đập nhanh, mệt mỏi, da tái sạm và có biểu hiện thiếu máu. Hiện tượng rong kinh nếu kéo dài nhiều ngày kèm ra máu vón cục có thể cảnh báo một vấn đề về sức khỏe sinh sản mà chị em đang mắc phải. 

Rong-kinh-keo-dai-thuong-dien-ra-tren-7-ngay-voi-luong-mau-kinh-lon-hon-80ml

Rong kinh kéo dài thường diễn ra trên 7 ngày với lượng máu kinh lớn hơn 80ml

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rong kinh kéo dài ở phái nữ

Phụ nữ bị rong kinh kéo dài có thể bắt nguồn từ một số yếu tố như rối loạn chức năng buồng trứng, mắc bệnh phụ khoa, biến chứng thai kỳ, khí huyết ứ trệ,… Xác định được căn nguyên dẫn đến tình trạng rong kinh kéo dài sẽ giúp chị em có biện pháp khắc phục đúng đắn, cụ thể: 

Do chức năng buồng trứng bị rối loạn

Khi chức năng buồng trứng ở nữ giới bị rối loạn và không hoạt động hiệu quả như bình thường có thể gây ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt. Điều này góp phần làm mất cân bằng hormone do nồng độ progesterone thấp trong máu, từ đó dẫn đến tình trạng rong kinh kéo dài. 

Rong kinh kéo dài do mất cân bằng nội tiết tố

Sự cân bằng giữa các hormone sinh dục nữ có ý nghĩa nhất định đối với lớp niêm mạc tử cung thường bị bong tróc ra khi đến kỳ “dâu rụng”. Nếu nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ bị mất đi sự cân bằng, lớp nội mạc tử cung sẽ trở nên phát triển quá mức cần thiết và dẫn đến tình trạng bong tróc, chảy máu kinh nguyệt nặng. Nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố thường bao gồm béo phì, vấn đề về tuyến giáp, kháng insulin hoặc buồng trứng đa nang ở nữ giới. 

Mat-can-bang-noi-tiet-to-co-the-dan-den-hien-tuong-rong-kinh-keo-dai 

Mất cân bằng nội tiết tố có thể dẫn đến hiện tượng rong kinh kéo dài 

Biến chứng thai kỳ gây rong kinh kéo dài

Các biến chứng thai kỳ như nhau thai nằm sai vị trí hoặc sảy thai có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rong kinh kéo dài ở phụ nữ. Đây là một tình trạng khẩn cấp, cần được can thiệp y tế ngay lập tức để bảo toàn tính mạng cho người bệnh. 

Mắc bệnh phụ khoa 

Trong một số trường hợp nhất định, phụ nữ bị rong kinh kéo dài có thể liên quan đến các căn bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, polyp tử cung, lạc nội mạc tử cung hoặc ung thư cổ tử cung. Những vấn đề này có thể gây ra triệu chứng chảy máu kinh nguyệt nặng và kéo dài nhiều ngày, khiến chị em cảm thấy vô cùng khó chịu. 

Rong kinh kéo dài do biện pháp tránh thai

Đôi khi, hiện tượng rong kinh kéo dài cũng có thể là một tác dụng phụ của việc sử dụng biện pháp tránh thai ở nữ giới. Các biện pháp tránh thai như đặt dụng cụ tử cung không chứa nội tiết tố hoặc uống thuốc ngừa thai có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. 

Rong-kinh-keo-dai-cung-co-the-la-mot-tac-dung-phu-cua-bien-phap-dat-dung-cu-tu-cung-de-tranh-thai

Rong kinh kéo dài cũng có thể là một tác dụng phụ của biện pháp đặt dụng cụ tử cung để tránh thai

Tình trạng rối loạn chảy máu do di truyền

Một nguyên nhân khác cũng góp phần gây rong kinh kéo dài ở phụ nữ là tình trạng rối loạn chảy máu do di truyền, ví dụ như bệnh Von Willebrand (thiếu yếu tố đông máu). Chứng rối loạn này có thể gây chảy máu kinh nguyệt bất thường với biểu hiện đặc trưng là rong kinh, rong huyết kéo dài. 

Rong kinh kéo dài do tác dụng phụ của một số loại thuốc

Việc sử dụng thường xuyên các loại thuốc chống viêm, chống đông máu (Enoxaparin, Warfarin) hoặc thuốc nội tiết tố (Progestin, Estrogen) có thể là tác nhân gây rong kinh kéo dài ở phái nữ. Ngoài triệu chứng chảy máu kinh nguyệt nặng, các loại thuốc trên có thể gây ra một số tác dụng phụ đáng chú ý khác như bầm tím dưới da, chảy máu chân răng, đau bụng, xuất huyết nội tạng, choáng váng,… 

Do khí huyết ứ trệ, suy giảm miễn dịch và tăng gốc tự do 

Theo quan điểm của chuyên gia, một trong những nguyên nhân cốt lõi dẫn đến hiện tượng rong kinh kéo dài ở nữ giới là do khí huyết bị ứ trệ, kèm theo tình trạng suy giảm hệ miễn dịch và tăng sinh các gốc tự do. Khi dòng máu lưu thông đến tử cung kém có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và ảnh hưởng đến thời gian rụng trứng, từ đó có thể gây ra tình trạng rong kinh, rong huyết. Mặt khác, sự gia tăng các gốc tự do cũng gây hại cho những tế bào nội mạc tử cung, khiến chúng phát triển bất thường và dẫn đến hiện tượng chảy máu kinh nguyệt nghiêm trọng. 

Hien-tuong-rong-kinh-co-the-bat-nguon-tu-tinh-trang-khi-huyet-u-tre,-kem-luu-thong

Hiện tượng rong kinh có thể bắt nguồn từ tình trạng khí huyết ứ trệ, kém lưu thông

>>>Xem thêm: Bị đau bụng trước kỳ kinh có đáng lo không?

Rong kinh kéo dài có thể gây ra các biến chứng gì?

Nếu chị em bị chảy máu kinh nguyệt quá nhiều hoặc rong kinh kéo dài và tái diễn liên tục trong các chu kỳ, điều này không những gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống mà còn là mối nguy hại đối với sức khỏe sinh sản. Dưới đây là những biến chứng có thể xảy ra do tình trạng rong kinh kéo dài: 

  • Phụ nữ bị rong kinh thường có nguy cơ cao bị thiếu máu, từ đó sinh ra các biểu hiện như choáng váng, mệt mỏi, chóng mặt,... 
  • Rong kinh kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt vợ chồng cũng như tâm lý của phái đẹp. 
  • Vùng kín thường xuyên ẩm ướt do rong kinh kéo dài, vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo và gây viêm nhiễm. 
  • Rong kinh kéo dài do bệnh lý liên quan đến buồng trứng và tử cung có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. 

Chẩn đoán và điều trị rong kinh kéo dài

Hiện tượng rong kinh kéo dài cần được chẩn đoán sớm để xác định nguyên nhân cụ thể gây bệnh, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp cho từng người bệnh. 

Phương pháp chẩn đoán rong kinh kéo dài

Thông thường, tình trạng rong kinh ở nữ giới có thể được chẩn đoán thông qua một số xét nghiệm dưới đây: 

  • Xét nghiệm máu: Qua việc lấy mẫu máu sẽ giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng thiếu sắt, đồng thời phát hiện được những rối loạn khác như bất thường đông máu hoặc rối loạn tuyến giáp. 
  • Siêu âm: Dùng sóng âm thanh giúp thăm dò các bất thường bên trong buồng trứng, tử cung và vùng chậu, nhờ đó xác định được nguyên nhân gây rong kinh kéo dài. 
  • Xét nghiệm Pap: Mẫu tế bào cổ tử cung sẽ được thu thập nhằm giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng viêm nhiễm hoặc bất kỳ thay đổi ác tính nào. 
  • Sinh thiết nội mạc tử cung: Lấy mẫu mô trong tử cung để kiểm tra các dấu hiệu bất thường và phát hiện nguyên nhân gây rong kinh kéo dài. 

Sinh-thiet-noi-mac-tu-cung-giup-phat-hien-cac-bat-thuong-va-tim-ra-nguyen-nhan-gay-rong-kinh-keo-dai

Sinh thiết nội mạc tử cung giúp phát hiện các bất thường và tìm ra nguyên nhân gây rong kinh kéo dài

Các biện pháp điều trị tình trạng rong kinh kéo dài

Vậy khi bị rong kinh kéo dài, phái đẹp nên làm gì để sớm khắc phục? Thực tế, chị em có thể điều trị hiệu quả hiện tượng rong kinh kéo dài bằng nhiều biện pháp khác nhau, chẳng hạn như sinh hoạt khoa học, ăn uống cân bằng, sử dụng thuốc, phẫu thuật và kết hợp dùng sản phẩm thảo dược. 

Tuân thủ theo một chế độ sinh hoạt khoa học

Theo khuyến cáo của các chuyên gia đầu ngành, việc áp dụng một chế độ sinh hoạt khoa học và lành mạnh là cách hữu ích nhất giúp cải thiện rong kinh kéo dài. Muốn đạt được điều này, chị em cần thực hiện một số lưu ý sau đây: 

  • Khi nhận thấy máu kinh ra nhiều và liên tục, hãy nghỉ ngơi và tránh hoạt động thể chất quá mức. 
  • Luôn giữ một tinh thần và tâm lý vui vẻ, lạc quan, tránh xa các yếu tố gây căng thẳng. 
  • Thường xuyên thay băng vệ sinh trong ngày và giữ gìn vùng kín sạch sẽ để ngăn ngừa viêm nhiễm. 
  • Đi ngủ đúng giờ và đủ giấc, hạn chế tối đa việc thức khuya, đặc biệt trong kỳ nguyệt san. 

di-ngu-dung-gio-va-ngu-du-giac-moi-dem-giup-cai-thien-hieu-qua-tinh-trang-rong-kinh-keo-dai

Đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc mỗi đêm giúp cải thiện hiệu quả tình trạng rong kinh kéo dài

Ăn uống cân bằng, điều độ và đủ chất dinh dưỡng

Khi ăn uống hợp lý và đủ chất, cảm giác mệt mỏi do mất nhiều máu trong kỳ kinh sẽ dần được cải thiện, nhờ đó nguồn năng lượng của cơ thể được tái tạo trở lại và giúp giảm bớt tình trạng rong kinh kéo dài. Chị em nên tuân thủ một chế độ ăn uống điều độ trong chu kỳ kinh nguyệt theo khuyến cáo sau đây: 

  • Tăng cường bổ sung các loại trái cây và rau xanh trong khẩu phần ăn hàng ngày. 
  • Bổ sung ngũ cốc giúp giảm rong kinh và cân bằng nội tiết tố. 
  • Tăng lượng tiêu thụ các loại cá giàu chất béo, giúp giảm đau hoặc viêm. 
  • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin B6 và chất sắt. 

Sử dụng thuốc tây y 

Để điều trị và giảm các triệu chứng rong kinh kéo dài, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc ngăn mất máu như axit tranexamic, thuốc chống viêm không steroid (ví dụ naproxen hoặc ibuprofen), thuốc tránh thai hoặc thuốc progesterone giúp cân bằng nội tiết tố. Tuy nhiên, các loại thuốc này dễ gây tác dụng phụ trong quá trình sử dụng, vì vậy bạn cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. 

Can thiệp ngoại khoa 

Trong trường hợp rong kinh kéo dài do polyp hoặc u xơ tử cung, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để khắc phục. Các phương pháp phẫu thuật có thể được áp dụng cho tình trạng này, bao gồm cắt bỏ nội mạc tử cung, thuyên tắc động mạch tử cung, giãn – nạo (D&C). 

Phau-thuat-giup-dieu-tri-hien-tuong-rong-kinh-keo-dai-do-benh-phu-khoa 

Phẫu thuật giúp điều trị hiện tượng rong kinh kéo dài do bệnh phụ khoa 

Dùng sản phẩm hỗ trợ điều trị rong kinh kéo dài từ thảo dược thiên nhiên

Hiện nay, một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị rong kinh kéo dài được nhiều chị em áp dụng là dùng sản phẩm thảo dược tự nhiên. Phương pháp này được các chuyên gia đầu ngành đánh giá là an toàn và mang lại hiệu quả cao, tiêu biểu trong đó phải kể đến viên uống chứa hợp chất N-acetyl-L-cysteine. 

Với thành phần chính N-acetyl-L-cysteine, đã được nghiên cứu tại nhiều nơi trên thế giới cho thấy có tác dụng cải thiện cơn đau bụng kinh dữ dội, hạn chế sự phát triển của các mô lạc nội mạc tử cung, chống oxy hoá vượt trội nhờ khả năng sản sinh chất glutathione. Công dụng này của N-acetyl-L-cysteine cũng giúp giải quyết tình trạng khí huyết ứ trệ, suy giảm hệ miễn dịch và tăng gốc tự do - Nguyên nhân cốt lõi gây rong kinh kéo dài ở phái nữ. 

Khi chất N-acetyl-L-cysteine kết hợp cùng với các dược liệu như đan sâm, đương quy, hương phụ, sài hồ bắc và nga truật giúp mang lại hiệu quả điều trị rong kinh tối ưu cho chị em. Các thành phần thảo dược trên được biết đến với khả năng điều huyết, bổ huyết, hoạt huyết và hỗ trợ cải thiện tốt các triệu chứng rong kinh kéo dài. 

Ho-tro-dieu-tri-hieu-qua-rong-kinh-keo-dai-bang-san-pham-chua-N-acetyl-L-cysteine-va-cac-thao-duoc-quy

Hỗ trợ điều trị hiệu quả rong kinh kéo dài bằng sản phẩm chứa N-acetyl-L-cysteine và các thảo dược quý

Qua nội dung trên, chắc hẳn chị em đã có cái nhìn toàn diện hơn về hiện tượng rong kinh kéo dài. Để cải thiện và đẩy lùi tình trạng này, bạn đừng quên kết hợp các cách chữa rong kinh được khuyến nghị ở trên cùng với sản phẩm thảo dược chứa N-acetyl-L-cysteine mỗi ngày. Bạn có thể để lại bình luận bên dưới để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn. 

>>>Xem thêm: Các mức độ đau bụng kinh và những điều mà chị em cần lưu ý

Nguồn tham khảo: 

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/menorrhagia 

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17734-menorrhagia-heavy-menstrual-bleeding 

https://www.uptodate.com/contents/heavy-or-prolonged-menstrual-bleeding-menorrhagia-beyond-the-basics/print 

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline