Đau bụng đến tháng là do đâu? Làm sao để khắc phục hiệu quả?

Đau bụng đến tháng thường xảy ra do các bệnh phụ khoa, sự căng thẳng quá độ,... gây nên. Cơn đau bụng kinh có thể gây ảnh hưởng lớn đến đời sống thường nhật của phụ nữ. Do đó, việc tìm kiếm các biện pháp khắc phục đúng đắn sẽ giúp chị em giảm đau hiệu quả. Theo dõi ngay bài viết sau để hiểu hơn về tình trạng này, bạn nhé! 

Đau bụng đến tháng là tình trạng gì?

Đau bụng đến tháng là những cơn đau quặn thắt và liên hồi ở vùng bụng dưới, có xu hướng xuất hiện ngay trước hoặc trong kỳ hành kinh của phụ nữ. Một số chị em khi đến kỳ rụng dâu chỉ có cảm giác hơi âm ỉ khó chịu ở bụng, nhưng nhiều người khác lại phải đối mặt với những cơn đau nhói dữ dội, thậm chí gặp nhiều khó khăn trong đời sống sinh hoạt thường ngày. 

dau-bung-den-thang-la-con-dau-quan-that-va-lien-hoi-o-vung-bung-duoi-cua-phu-nu

Đau bụng đến tháng là cơn đau quặn thắt và liên hồi ở vùng bụng dưới của phụ nữ

Đau bụng đến tháng xảy ra do đâu?

Thực tế, nguyên nhân làm kích hoạt tình trạng đau bụng đến tháng ở phụ nữ tương đối đa dạng. Theo chuyên gia, một số yếu tố góp mặt dẫn đến vấn đề này thường bao gồm: Sự giải phóng chất prostaglandin, viêm vùng chậu, u xơ tử cung, stress hoặc tác dụng phụ của biện pháp tránh thai,… Cụ thể: 

Do sự giải phóng chất prostaglandin

Mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt, cơ quan tử cung sẽ tăng độ co bóp nhằm giúp làm bong và tống lớp niêm mạc ra khỏi cơ thể. Quá trình này có thể gây chèn ép lên các mạch máu của lớp niêm mạc, từ đó làm gián đoạn tạm thời lượng máu và oxy cung cấp đến tử cung của phụ nữ. Sự giải phóng chất trung gian hóa học prostaglandin có thể làm cho cơ tử cung hoạt động mạnh hơn và tăng cường độ co bóp. Điều này khiến cho chị em cảm nhận được từng đợt đau bụng từ mức độ nhẹ cho đến nặng trong kỳ hành kinh. 

Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là tình trạng nhiễm trùng ở tử cung, buồng trứng hoặc ống dẫn trứng của phụ nữ. Tác nhân chủ yếu dẫn đến vấn đề sức khỏe này thường bắt nguồn từ vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua âm đạo. 

Triệu chứng điển hình nhất khi bị viêm vùng chậu là đau bụng đến tháng. Cơn đau bụng dưới có biểu hiện âm ỉ hoặc dữ dội quặn thắt từng cơn. Nhìn chung, cơn đau bụng đến tháng do viêm vùng chậu có khả năng xuất hiện vào mọi thời điểm trong ngày. Mức độ đau có thể không bằng các lần thống kinh trong kỳ rụng dâu, tuy nhiên nó đủ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và cản trở các hoạt động hàng ngày. 

Viem-vung-chau-la-nguyen-nhan-pho-bien-lam-dau-bung-khi-den-thang

Viêm vùng chậu là nguyên nhân phổ biến làm đau bụng khi đến tháng 

Lạc nội mạc tử cung

Một nguyên nhân khác gây ra tình trạng đau bụng đến tháng ở chị em là bệnh lạc nội mạc tử cung. Khi các tế bào niêm mạc tử cung dịch chuyển ra những vị trí khác trong cơ thể như cơ tử cung, ổ bụng hoặc vùng tiểu khung (bụng dưới), người bệnh sẽ gặp phải triệu chứng đau bụng dữ dội mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. 

Cơn đau có thể kéo dài và xuất hiện trước kỳ hành kinh hoặc lúc bắt đầu ra máu kinh. Thậm chí, nhiều trường hợp còn cảm thấy đau bụng liên tục ngay cả khi kỳ kinh đã kết thúc. Điều này có thể xảy ra do máu bị ứ đọng tại chỗ và chưa kịp tiêu hết. 

Hẹp cổ tử cung

Một số trường hợp bị đau bụng tới tháng có thể bắt nguồn từ tình trạng hẹp cổ tử cung. Khi cầu nối giữa âm đạo và tử cung bị chít hẹp hoặc khép kín hơn so với bình thường sẽ khiến máu kinh không thể thoát ra bên ngoài. Điều này góp phần làm tăng áp lực tử cung và kích hoạt cơn đau bụng dưới. 

Con-dau-bung-khi-den-thang-co-the-xay-ra-do-tu-cung-bi-chit-hep-hoac-khep-kin

Cơn đau bụng khi đến tháng có thể xảy ra do tử cung bị chít hẹp hoặc khép kín

U xơ tử cung

Mắc u xơ tử cung lâu ngày không chữa trị có thể dẫn đến triệu chứng đau bụng kinh dữ dội mỗi khi đến ngày “đèn đỏ”. Đây cũng là một nỗi ám ảnh của nhiều chị em khi tình trạng đau bụng đến tháng kéo dài. 

Nhiều phụ nữ mắc u xơ tử cung cho biết, họ cảm thấy cơn đau bụng giống như “đau đẻ”, kèm theo triệu chứng mệt mỏi và không ăn uống được gì. Thậm chí, cơn đau bụng còn kéo dài từ 1 – 2 tuần mới dứt.

Căng thẳng hoặc stress kéo dài

Một nguyên nhân khác cũng góp phần dẫn đến tình trạng đau bụng tới tháng của phụ nữ là tâm lý căng thẳng quá độ liên tục trong thời gian dài. Khi cơ thể căng thẳng hoặc stress kéo dài sẽ làm tăng tiết hormon corticoid ở vỏ tuyến thượng thận và tác động lên vùng dưới đồi. Lúc này, tuyến sinh dục của chị em cũng bị ảnh hưởng đáng kể và dẫn đến hiện tượng rối loạn hormone sinh dục nữ. 

Cang-thang-keo-dai-la-tac-nhan-lam-bung-phat-con-dau-bung-den-thang-o-phu-nu

Căng thẳng kéo dài là tác nhân làm bùng phát cơn đau bụng đến tháng ở phụ nữ

Dùng biện pháp tránh thai

Đôi khi, việc áp dụng biện pháp tránh thai như đặt vòng trong tử cung cũng là một nguyên nhân khiến hiện tượng đau bụng đến tháng trở nên kéo dài và nghiêm trọng hơn. Cơn đau bụng kinh do đặt vòng tránh thai thường xuất hiện rõ rệt nhất trong một vài tháng đầu tiên sau khi chèn. 

>>>Xem thêm: Đau bụng kinh kéo dài bao lâu?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ đau bụng khi đến tháng

Ngoài những nguyên nhân chính gây đau bụng đến tháng, bạn cũng sẽ có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này nếu sở hữu một số yếu tố sau đây: 

  • Dậy thì sớm (khoảng 11 tuổi hoặc nhỏ hơn). 
  • Độ tuổi còn trẻ (<30 tuổi). 
  • Thường xuyên gặp phải hiện tượng rong kinh, chảy máu nhiều trong kỳ hành kinh. 
  • Bị băng huyết, chảy máu ồ ạt hoặc kinh nguyệt không đều. 
  • Chưa từng sinh con. 
  • Có tiền sử gia đình bị đau bụng đến tháng. 
  • Thường xuyên hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc. 

Thuong-xuyen-hut-thuoc-hoac-hit-phai-khoi-thuoc-se-lam-tang-nguy-co-mac-dau-bung-den-thang-o-phu-nu

Thường xuyên hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc sẽ làm tăng nguy cơ mắc đau bụng đến tháng ở phụ nữ

Làm sao để khắc phục đau bụng đến tháng?

Đau bụng đến tháng là nỗi ám ảnh của rất nhiều chị em mỗi khi tới ngày đèn đỏ. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể làm giảm bớt và khắc phục vấn đề “nhức nhối” này bằng các biện pháp đơn giản như điều chỉnh lối sống, sử dụng thuốc giảm đau hoặc sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược. 

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt 

Nếp sống thường nhật đem lại tác động nhất định đối với cơn đau bụng đến tháng của phụ nữ. Dưới đây là một số thói quen tốt mà bạn nên tham khảo áp dụng để nhanh chóng xoa dịu cơn đau bụng tới tháng khó chịu: 

  • Thiết lập thói quen tập thể dục nhẹ nhàng ít nhất 30 phút mỗi ngày. Bạn có thể thực hiện các bài tập như yoga, đi bộ, chạy bộ hoặc bơi lội để làm giảm tần suất cũng như mức độ của cơn đau bụng kinh. 
  • Tắm hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm giúp cơ thể thư giãn và giảm cơn co bóp tử cung.
  • Chườm nóng lên vùng bụng dưới giúp làm dịu cơn đau bụng đến tháng. 
  • Hạn chế tối đa sử dụng bia rượu và các chất kích thích khác có thể làm tăng nồng độ chất prostaglandin trong kỳ kinh nguyệt. 
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu axit béo omega-3, magie, vitamin E, vitamin B1 và vitamin B6 như cá hồi, rau xanh, hoa quả tươi,... 
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây căng thẳng và học cách kiểm soát stress nhằm làm giảm nguy cơ bùng phát cơn đau bụng nguyệt san. 

Hoc-cach-kiem-soat-cang-thang-giup-lam-giam-con-dau-bung-den-thang 

Học cách kiểm soát căng thẳng giúp làm giảm cơn đau bụng đến tháng 

Cải thiện cơn đau bụng đến tháng bằng thuốc giảm đau 

Cơn đau bụng khi đến tháng sẽ được loại bỏ tạm thời bằng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen. Bạn có thể sử dụng những loại thuốc này trước kỳ kinh nguyệt để ngăn chặn hoặc làm giảm mức độ đau bụng. Một số hệ lụy của việc lạm dụng thuốc giảm đau bao gồm buồn nôn, nôn mửa, đau hoặc loét dạ dày, ảnh hưởng đến cơ quan tạng phủ khác. 

Hỗ trợ đẩy lùi đau bụng đến tháng hiệu quả bằng sản phẩm thảo dược

Nhằm giúp tăng cường hiệu quả trong quá trình khắc phục tình trạng đau bụng đến tháng, chị em có thể tuân thủ thói quen sinh hoạt lành mạnh kết hợp với sử dụng sản phẩm thảo dược. Theo khuyến nghị của chuyên gia đầu ngành, phụ nữ hay bị đau bụng khi đến tháng nên lựa chọn sản phẩm được bào chế dưới sự kết hợp của các thảo dược quý như đan sâm, hương phụ, đương quy, nga truật, sài hồ bắc bởi chúng đem lại hiệu quả tích cực và an toàn. 

Trong đông y, các dược liệu trên được biết đến nhiều với công dụng hoạt huyết hóa ứ, điều kinh giảm đau, mát gan nhuận khí và nhuyễn kiên hóa tích (làm mềm chỗ cứng – làm tan chỗ tụ). Dưới đây là những công dụng nổi bật của mỗi thành phần thảo dược: 

  • Đan sâm: Theo y học cổ truyền, đan sâm là vị thuốc có tính mát, giúp hoạt huyết, bổ huyết, trục huyết ứ, tăng cường lưu thông máu và giảm đau đau bụng kinh hữu hiệu. Chính vì vậy, đan sâm chủ trị các tình trạng bế kinh, thống kinh, đau bụng nguyệt san, kinh không đều,… 
  • Hương phụ: Thường có vị hơi đắng, giúp lý khí - điều kinh, chủ trị cho tình trạng khí uất và bụng chướng đau trong kỳ hành kinh. 
  • Đương quy: Là vị thuốc có tính ấm, giúp điều kinh, bổ huyết, thông kinh và giảm đau bụng kinh hiệu quả. 
  • Nga truật: Còn được biết đến với tên gọi khác là nghệ đen, có tác dụng thông kinh bế, hành khí – phá huyết. Trong dân gian, người ta thường dùng nga truật để điều trị cho các chứng đau bụng đến tháng, kinh vón cục hoặc không đều ở phụ nữ. 
  • Sài hồ bắc: Là thảo dược có tính mát, vị đắng, giúp điều trị chứng đau đầu, chóng mặt, rối loạn kinh nguyệt hoặc đau bụng kinh ở nữ giới. 

Dung-san-pham-co-chua-sai-ho-bac-ket-hop-voi-cac-duoc-lieu-quy-khac-giup-day-lui-con-dau-bung-den-thang

Dùng sản phẩm có chứa sài hồ bắc kết hợp với các dược liệu quý khác giúp đẩy lùi cơn đau bụng đến tháng 

Sự kết hợp hài hòa của những thành phần thảo dược trên giúp chị em nhanh chóng giải quyết cơn đau bụng đến tháng. Quá trình đun sắc lấy thuốc uống thường khá mất thời gian và có thể sai lệch phương pháp, do đó việc sử dụng sản phẩm hỗ trợ được bào chế từ 5 loại dược liệu trên là lựa chọn phù hợp dành cho bạn.  

Hiện nay đã ra đời sản phẩm với sự kết hợp 5 thảo dược trên với thành phần chính N-Acetyl-L-Cysteine (NAC). NAC đã được nghiên cứu tại nhiều nơi trên thế giới cho thấy có tác dụng giảm các gốc tự do, tăng khả năng miễn dịch và ngăn ngừa sự phát triển của mô lạc nội mạc tử cung và các tác nhân làm kích hoạt cơn đau bụng kinh ở phụ nữ. 

Như vậy, đau bụng đến tháng có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của chị em nếu không tìm ra biện pháp khắc phục sớm và đúng đắn. Chỉ cần chịu khó điều chỉnh lối sống sinh hoạt lành mạnh kết hợp với việc sử dụng sản phẩm thảo dược tự nhiên có thành phần chính là N-Acetyl-L-Cysteine, bạn sẽ nhanh chóng đẩy lùi hiệu quả cơn đau bụng kinh và cảm thấy thoải mái hơn. Bạn có thể chủ động để lại thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết. 

>>>Xem thêm: Đau bụng kinh nên ăn gì?

Tài liệu tham khảo: 

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4148-dysmenorrhea 

https://www.acog.org/womens-health/faqs/dysmenorrhea-painful-periods 

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10818411/

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline