Tất cả những điều bạn cần biết về lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là sự hiện diện của các tổn thương mô bên ngoài tử cung. Hãy cùng tìm hiểu về lạc nội mạc tử cung ở bài viết dưới nhé!

Bệnh lạc nội mạc tử cung là gì?

Lớp lót bên trong của tử cung được gọi là lạc nội mạc tử cung. Khi hành kinh thì lớp nội mạc tử cung sẽ bong ra, các mảnh này có thể theo máu đi đến các vị trí khác như: Buồng trứng, ống dẫn trứng, khoang bụng và phát triển ở trên các vị trí đó. Nếu lạc nội mạc tử cung không được điều trị kịp thời sẽ phát triển và mở rộng gây các biến chứng nguy hiểm.

Bất kỳ người phụ nữ nào cũng có thể bị lạc nội mạc tử cung và thường xảy ra ở độ tuổi từ 25-40, nhưng cũng có thể gặp ở phụ nữ trẻ hơn. Lạc nội mạc tử cung có thể gây khó khăn cho phụ nữ muốn có con. 

Lac-noi-mac-tu-cung-Can-benh-dang-ngay-cang-gia-tang

Lạc nội mạc tử cung - Căn bệnh đang ngày càng gia tăng

Nguyên nhân gây bệnh lạc nội mạc tử cung

Nguyên nhân của lạc nội mạc tử cung vẫn đang được nghiên cứu, nhưng có một số yếu tố tiềm ẩn bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Lạc nội mạc tử cung có thể di truyền qua gen.
  • Nội tiết tố: Lạc nội mạc tử cung phụ thuộc vào estrogen để tăng trưởng.
  • Bác sĩ phẫu thuật có thể vô tình lấy hoặc đặt nhầm mô trong quá trình phẫu thuật tử cung hoặc vùng bụng như mổ lấy thai hoặc cắt bỏ tử cung.
  • Kinh nguyệt ngược dòng: Các tế bào nội mạc tử cung được đưa từ tử cung đến các vị trí khác của cơ thể qua hệ thống bạch huyết hoặc mạch máu.
  • Hệ thống miễn dịch: Hệ thống miễn dịch có thể không phát hiện và phá hủy các nội mạc tử cung bên ngoài tử cung.

Đối tượng hay bị lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung có thể xảy ra ở bất kỳ người phụ nữ nào có kinh nguyệt. Một số yếu tố khiến bạn có nguy cơ mắc lạc nội mạc tử cung cao hơn như chu kỳ kinh nguyệt ngắn (dưới 27 ngày), kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày, chưa bao giờ sinh con, có kinh ở độ tuổi sớm, gia đình có thành viên bị lạc nội mạc tử cung, đang trong thời kỳ mãn kinh hay ung thư buồng trứng.

>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây đau bụng kinh là gì?

Các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung

Triệu chứng phổ biến nhất của lạc nội mạc tử cung là đau, mặc dù mỗi bệnh nhân có một trải nghiệm riêng. Các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung có thể nhẹ hoặc nặng và không nhất thiết phải tương ứng với mức độ nghiêm trọng của sự phát triển lạc nội mạc tử cung.

Những phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung thường đau dữ dội trong thời kỳ kinh nguyệt. Các triệu chứng có thể kiểm soát được bằng cách chẩn đoán và điều trị sớm, từ đó ngăn ngừa các biến chứng lâu dài như vô sinh và đau vùng chậu mạn tính. 

dau-bung-kinh-du-doi-la-mot-trong-nhung-trieu-chung-cua-benh-lac-noi-mac-tu-cung

Đau bụng kinh dữ dội là một trong những triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung

Các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung có thể bao gồm:

  • Đau bụng kinh, đau khi quan hệ tình dục, đau vùng xương chậu, đau lưng dưới, đau chân và hông.
  • Âm đạo khô hạn, mệt mỏi
  • Các vấn đề về đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đầy bụng hoặc buồn nôn.

Sự nguy hiểm của bệnh lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung nếu không được điều trị kịp thời thì dễ dẫn đến hậu quả khó lường, lâu dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Các biến chứng có thể ảnh hưởng tới ruột và tim. Lạc nội mạc tử cung có thể gây ra 2 biến chứng nguy hiểm là vô sinh và ung thư.

  • Vô sinh: Điều này có thể xảy ra bất kỳ giai đoạn nào. Một số nghiên cứu cho thấy, khoảng 1/3 phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung bị vô sinh do sẹo ở vòi trứng, tình trạng viêm nhiễm hoặc u nội mạc tử cung.
  • Ung thư: Một số nghiên cứu cho thấy, lạc nội mạc tử cung có thể bị ung thư buồng trứng, ung thư vú, hen suyễn và bệnh tim mạch.

Chẩn đoán lạc nội mạc tử cung bằng cách nào?

Lạc nội mạc tử cung là một tình trạng phức tạp khó chẩn đoán vì các triệu chứng của nó dễ nhầm với những bệnh lý khác. Để chẩn đoán bệnh thì bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện:

  • Khám vùng chậu: Trước khi đánh giá bệnh nhân có khả năng bị lạc nội mạc tử cung, bác sĩ sẽ tiến hành khám vùng chậu để tìm bất thường như u nang hoặc vết sẹo ở cơ quan sinh sản.
  • Siêu âm: Sử dụng sóng âm tần số cao để tạo ra hình ảnh, ghi lại hình ảnh bằng một đầu dò. Tuy nhiên, hình ảnh siêu âm sẽ không cho bác sĩ biết chắc chắn bạn có bị lạc nội mạc tử cung hay không, nhưng có thể xác định u nang liên quan đến bệnh lạc nội mạc tử cung.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết cho các cơ quan và mô bên trong cơ thể. MRI giúp lập kế hoạch phẫu thuật, cung cấp cho bác sĩ biết về vị trí và kích thước của cấy ghép lạc nội mạc tử cung.
  • Nội soi ổ bụng: Nội soi ổ bụng cung cấp thông tin về vị trí, mức độ và kích thước của các mô cấy ghép lạc nội mạc tử cung. Nhưng cách duy nhất để chẩn đoán lạc nội mạc tử cung là thông qua nội soi ổ bụng.

Noi-soi-o-bung-la-cach-chinh-xac-nhat-de-chan-doan-lac-noi-mac-tu-cung

Nội soi ổ bụng là cách chính xác nhất để chẩn đoán lạc nội mạc tử cung

Điều trị lạc nội mạc tử cung như thế nào?

Điều trị lạc nội mạc tử cung bao gồm thuốc hoặc phẫu thuật kết hợp với sản phẩm hỗ trợ điều trị lạc nội mạc tử cung từ thảo dược. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của dấu hiệu, triệu chứng và nhu cầu còn muốn sinh con hay không của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị.

Điều trị bằng thuốc

Bác sĩ có thể khuyến nghị bạn dùng thuốc giảm đau không kê đơn như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc naproxen sodium. Có thể kết hợp với các thuốc giảm đau nếu bạn không muốn mang thai.

Ngoài ra, còn có thể sử dụng liệu pháp hormone như thuốc tránh thai nội tiết, chất chủ vận và chất đối kháng hormon giải phóng gonadotropin (Gn-RH), các chất ức chế aromatase. Thuốc có thể làm chậm sự phát triển của lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, liệu pháp hormone không phải là cách khắc phục vĩnh viễn bệnh lạc nội mạc tử cung, có thể các triệu chứng sẽ quay lại khi ngừng thuốc.

Điều trị bằng phẫu thuật

Nếu bạn bị lạc nội mạc tử cung và đang cố gắng mang thai thì nên lựa chọn phẫu thuật để loại bỏ các mô lạc nội mạc tử cung nhưng vẫn bảo tồn tử cung và buồng trứng. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, lạc nội mạc tử cung và cơn đau vẫn có thể tái phát.

Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng và tử cung cũng từng được coi là phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung hiệu quả. Nhưng với cách này, người bệnh không thể mang thai nữa, dẫn đến mãn kinh. Mãn kinh sớm cũng sẽ khiến chị em có nguy cơ mắc các bệnh về tim và mạch máu.

Hỗ trợ điều trị lạc nội mạc tử cung nhờ sản phẩm thảo dược

Để điều trị lạc nội mạc tử cung, thực hiện một trong các phương pháp trên là điều cần thiết. Ngoài ra, bạn nên bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe để hỗ trợ điều trị một cách hiệu quả. Trong đó, thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính là N-Acetyl-l-Cysteine kết hợp với hương phụ, đương quy, đan sâm, sài hồ bắc, bạch truật sẽ là một sản phẩm vô cùng tuyệt vời cho các chị em đang bị lạc nội mạc tử cung.

N-Acetyl-L-Cysteine-la-chat-cai-thien-benh-lac-noi-mac-tu-cung-hieu-qua

N-Acetyl-L-Cysteine là chất cải thiện bệnh lạc nội mạc tử cung hiệu quả

- N- Acetyl-L-Cysteine đã được nghiên cứu vào năm 2013 cho thấy tác dụng giảm đau bụng kinh rõ rệt và hạn chế sự xâm lấn của khối nội mạc tử cung. N-Acetyl-L-Cysteine điều trị và dự phòng tái phát lạc nội mạc tử cung đồng thời giúp tăng nguy cơ thụ thai, chống oxy hóa và giảm kích thước khối lạc nội mạc tử cung.

- Đương quy, đan sâm, bạch truật có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, tiêu sưng dùng để làm thuốc chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, bế kinh…

- Sài hồ bắc và hương phụ có tác dụng an thần, chống viêm, giảm đau, tăng cường hệ miễn dịch để điều trị vô kinh, kinh nguyệt không đều.

Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên nên rất an toàn khi sử dụng lâu dài.

3 cách giảm đau bụng kinh tại nhà cho người bị lạc nội mạc tử cung

Mặc dù không chữa trị tuyệt đối tình trạng đau bụng kinh, nhưng một số biện pháp điều trị tại nhà có thể làm giảm cơn đau và sự khó chịu của lạc nội mạc tử cung. Sau đây là 3 cách điều trị đau bụng kinh tại nhà mà bạn nên áp dụng:

Giảm đau bụng kinh bằng nhiệt

Đây là một phương pháp giảm đau bụng kinh phổ biến và hiệu quả. Tắm nước ấm hoặc đặt một miếng đệm nóng hoặc chai nước nóng lên vùng bụng dưới có thể giúp bạn thư giãn các cơ vùng chậu và làm giảm đau.

Giảm đau bụng kinh bằng nghệ

Nghệ có đặc tính chống viêm. Các nhà nghiên cứu cho rằng, nghệ có thể ức chế estradiol, điều này giúp ngăn ngừa sự phát triển lạc nội mạc tử cung.

Thay đổi chế độ ăn uống

Thay đổi chế độ ăn có thể làm giảm các triệu chứng đau bụng do lạc nội mạc tử cung. Nên tránh sử dụng các thực phẩm thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, đường vì các thực phẩm này có xu hướng gây viêm. Thay vào đó, bạn nên tăng cường ăn các trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt để giúp cải thiện sức khỏe tổng thể.

Cách phòng ngừa bệnh lạc nội mạc tử cung

Bạn có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh lạc nội mạc tử cung bằng cách giảm nồng độ hormone estrogen trong cơ thể. Estrogen giúp làm dày niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt. Để giữ mức estrogen thấp trong cơ thể thì bạn nên:

  • Tập thể dục thường xuyên, điều này sẽ giúp bạn giữ tỷ lệ phần trăm chất béo cơ thể thấp và giảm lượng estrogen lưu thông trong cơ thể.
  • Tránh uống nhiều rượu do rượu làm tăng nồng độ estrogen.
  • Tránh uống lượng lớn caffeine. Các nghiên cứu cho thấy rằng, uống nhiều loại đồ uống chứa caffeine mỗi ngày có thể làm tăng estrogen.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về bệnh lạc nội mạc tử cung, từ đó lựa chọn cho mình phương pháp điều trị phù hợp. Đặc biệt, hãy nhớ kết hợp với sản phẩm hỗ trợ có thành phần chính là N-acetyl-L-cysteine để đem lại hiệu quả hỗ trợ điều trị tốt nhất. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào về bệnh lạc nội mạc tử cung, bạn hãy để lại comment bên dưới hoặc liên hệ với chúng tôi để được giải đáp một cách tận tình nhất.

>>>Xem thêm: Những điều cần biết về nang lạc nội mạc tử cung

Tài liệu tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/321402#home-remedies-for-endometriosis-pain

https://www.womenshealth.gov/a-z-topics/endometriosis

https://food.ndtv.com/health/7-home-remedies-for-period-pain-1623302

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline