Những điều cần biết về nang lạc nội mạc tử cung. Xem ngay!

Nang lạc nội mạc tử cung có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho phụ nữ nếu không điều trị sớm. Vậy nang lạc nội mạc tử cung là gì và điều trị như thế nào cho hiệu quả, hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua nội dung sau! 

Nang lạc nội mạc tử cung là gì?

Nang lạc nội mạc tử cung là các mô nội mạc tử cung phát triển bất thường ở những cơ quan khác trong cơ thể. Theo chuyên gia, nang lạc nội mạc tử cung thường lạc chỗ vào các vị trí như thanh mạc hoặc phúc mạc trên bề mặt các cơ quan vùng chậu, bao gồm buồng trứng, túi cùng sau, dây chằng rộng và dây chằng tử cung cùng. Ngoài ra, nang lạc nội mạc tử cung cũng có thể phát triển ở một số vị trí ít phổ biến hơn như bề mặt ruột non, ống dẫn trứng, niệu quản, ruột già, bàng quang, cổ tử cung, âm đạo, sẹo phẫu thuật, màng phổi, phổi và màng ngoài tim.

Nang-lac-noi-mac-tu-cung-la-cac-mo-noi-mac-tu-cung-phat-trien-bat-thuong-o-nhung-co-quan-khac-trong-co-the

Nang lạc nội mạc tử cung là các mô nội mạc tử cung phát triển bất thường ở những cơ quan khác trong cơ thể

Nang lạc nội mạc tử cung có ảnh hưởng gì đến sức khỏe phụ nữ?

Theo thống kê, cứ khoảng 10 phụ nữ ở độ tuổi sinh sản sẽ có 1 người mắc nang lạc nội mạc tử cung. Căn bệnh này thường được chẩn đoán chủ yếu ở nữ giới độ tuổi từ 30 – 40. Sự hình thành và phát triển nang lạc nội mạc tử cung có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe cho phụ nữ, bao gồm: 

Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản 

Theo nghiên cứu mới nhất cho biết, có gần 40% phụ nữ mắc tình trạng vô sinh liên quan đến lạc nội mạc tử cung. Vô sinh hiếm muộn thường xảy ra khi nang lạc nội mạc tử cung gây viêm, dẫn đến triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, hỏng trứng hoặc tinh trùng trong quá trình thụ tinh. Ngoài ra, tình trạng viêm do nang lạc nội mạc tử cung cũng góp phần cản trở sự di chuyển của tinh trùng qua ống dẫn trứng của phụ nữ. Nghiêm trọng hơn, nang lạc nội mạc tử cung khi phát triển ở ống dẫn trứng có thể gây tắc ống dẫn trứng do mô sẹo hoặc sự kết dính. Điều này khiến cho người phụ nữ khó có thể thụ thai thành công. 

Gây ra một số biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe phụ nữ

Khi nang lạc nội mạc tử cung hình thành và phát triển ở vị trí ngoài tử cung có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của người phụ nữ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Một số nguy cơ sức khoẻ có thể xảy ra khi mắc nang lạc nội mạc tử cung, bao gồm: 

  • Đau vùng chậu mạn tính, đau bụng dưới trước và trong kỳ hành kinh. 
  • Đau khi quan hệ tình dục. 
  • Suy chức năng buồng trứng sớm hoặc rối loạn chức năng buồng trứng. 
  • Vỡ nang gây thoát dịch vào khoang phúc mạc, dẫn đến viêm nhiễm hoặc đau bụng cấp. 
  • Xoắn phần phụ gây viêm dính, đau hoặc hoại tử buồng trứng. 
  • U nang to gây chèn ép và làm rối loạn chức năng của vùng chậu. 
  • Biến chứng ung thư buồng trứng hoặc u lạc nội mạc tử cung (thường hiếm gặp hơn). 

Ung-thu-buong-trung-la-mot-bien-chung-co-the-xay-ra-do-nang-lac-noi-mac-tu-cung

Ung thư buồng trứng là một biến chứng có thể xảy ra do nang lạc nội mạc tử cung

>>>Xem thêm: Đau bụng đến tháng là do đâu?

Triệu chứng của nang lạc nội mạc tử cung

Tuỳ thuộc vào vị trí cụ thể của nang lạc nội mạc tử cung phát triển mà người bệnh sẽ có các triệu chứng khác nhau. Cụ thể: 

  • Nang lạc nội mạc buồng trứng: Khối nang từ 2 – 10cm khi hình thành và phát triển ở buồng trứng có thể gây ra các triệu chứng như vỡ nang, đau bụng cấp hoặc một số biểu hiện phúc mạc. 
  • Nang lạc nội mạc tử cung ở đại tràng: Gây tiêu chảy, táo bón, đau bụng, chướng bụng hoặc chảy máu trực tràng khi đến kỳ kinh nguyệt. 
  • Nang lạc nội mạc tử cung ở bàng quang: Gây đau vùng chậu và trên xương mu, tiểu ra máu, tiếu són. 
  • Nang lạc nội mạc tử cung ở các cấu trúc phần phụ: Khi phát triển có thể gây đau hoặc hình thành khối ở vùng tiểu khung. 

Ngoài những triệu chứng trên, phụ nữ có nang lạc nội mạc tử cung có thể nhận thấy dấu hiệu thương tổn ở cổ tử cung, âm hộ, trong âm đạo, rốn. 

dau-vung-chau-la-trieu-chung-thuong-gap-khi-nang-lac-noi-mac-tu-cung-o-bang-quang

Đau vùng chậu là triệu chứng thường gặp khi nang lạc nội mạc tử cung ở bàng quang

Các phương pháp chẩn đoán nang lạc nội mạc tử cung

Nang lạc nội mạc tử cung có thể được chẩn đoán dựa trên những triệu chứng điển hình mà người bệnh mắc phải, tuy nhiên cần được khẳng định thông qua quan sát trực tiếp và áp dụng một số phương pháp sau: 

  • Nội soi ổ bụng: Giúp xác định được vị trí cũng như mức độ thương tổn của nang lạc nội mạc tử cung, từ đó chẩn đoán chính xác liệu bạn có mắc bệnh hay không. 
  • Khám vùng chậu: Sờ thấy u trong tiểu khung, đau khi di động,…
  • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp MRI, siêu âm hoặc chụp CT giúp tạo hình ảnh chi tiết về cơ quan sinh sản ở nữ giới, từ đó phát hiện ra các bất thường. 
  • Sinh thiết: Bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu mô thông qua nội soi ổ bụng, sau đó mang đi xét nghiệm để chẩn đoán bệnh cụ thể. 

Theo thông tin từ Hiệp hội Y học sinh sản Hoa Kỳ, việc phân loại nang lạc nội mạc tử cung sẽ được chia theo các cấp độ, gồm giai đoạn I (tối thiểu), II (mức nhẹ), III (trung bình) và IV (nghiêm trọng), dựa trên: 

  • Vị trí, số lượng và độ sâu của vùng lạc nội mạc tử cung. 
  • Sự hiện diện của khối dính và khối lạc nội mạc là màng dày hay mỏng. 

Noi-soi-o-bung-la-phuong-phap-chan-doan-pho-bien-giup-xac-dinh-nang-lac-noi-mac-tu-cung

Nội soi ổ bụng là phương pháp chẩn đoán phổ biến giúp xác định nang lạc nội mạc tử cung

Cách điều trị nang lạc nội mạc tử cung

Các biện pháp điều trị nang lạc nội mạc tử cung thường bao gồm điều trị theo dõi, áp dụng nội khoa, ngoại khoa hoặc sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược. 

Điều trị theo dõi 

Phương pháp điều trị theo dõi chỉ khuyến cáo áp dụng đối với các trường hợp phụ nữ có nang lạc nội mạc tử cung kích thước nhỏ, không gây biến chứng. Khi đó, người bệnh có thể tái khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để theo dõi những thay đổi về đặc điểm chung của nang lạc nội mạc tử cung, đồng thời giúp phát hiện sớm các triệu chứng mới đáng chú ý. 

Phương pháp nội khoa 

Liệu pháp điều trị bằng thuốc thường được áp dụng để giải quyết các triệu chứng ban đầu của nang lạc nội mạc tử cung. Dựa trên từng nhu cầu cá nhân, độ tuổi, mức độ bệnh, triệu chứng cũng như mong muốn bảo tồn khả năng sinh sản mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc khác nhau, bao gồm: 

  • Thuốc ức chế chức năng buồng trứng: Giúp kìm hãm hoạt động và sự phát triển của nang lạc nội mạc tử cung. 
  • Thuốc giảm đau: Sử dụng thuốc chống viêm không steroid giúp cải thiện các triệu chứng đau vùng chậu, đau khi giao hợp, đau bụng dưới do nang lạc nội mạc tử cung gây ra. 
  • Chất chủ vận GnRH: Sử dụng thuốc chủ vận gonadotropin giúp ức chế tạm thời sự sản xuất estrogen ở buồng trứng. Tuy nhiên chỉ nên điều trị dưới 6 tháng vì dùng chất chủ vận GnRH kéo dài có thể gây mất canxi trong xương. 
  • Chất chủ vận danazol: Giúp ức chế quá trình rụng trứng là làm giảm các triệu chứng của nang lạc nội mạc tử cung. 
  • Thuốc tránh thai: Thường được chỉ định sử dụng sau khi dùng chất chủ vận GnRH hoặc danazol, giúp làm chậm quá trình tiến triển của nang lạc nội mạc tử cung. 

Nhìn chung, việc sử dụng thuốc chỉ có khả năng ức chế sự phát triển của bệnh và làm giảm các triệu chứng mà không thể loại bỏ hoàn toàn nang lạc nội mạc tử cung. Hơn nữa, liệu pháp nội khoa cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn, do đó chị em cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi điều trị bằng thuốc. 

Su-dung-chat-chu-van-GnRH-de-giai-quyet-trieu-chung-ban-dau-cua-nang-lac-noi-mac-tu-cung

Sử dụng chất chủ vận GnRH để giải quyết triệu chứng ban đầu của nang lạc nội mạc tử cung

Phương pháp ngoại khoa 

Phẫu thuật thường được chỉ định cho các trường hợp bị nang lạc nội mạc tử cung ở giai đoạn III (trung bình) và IV (nặng) nhằm loại bỏ càng nhiều phần bị lạc nội mạc càng tốt. Phẫu thuật sẽ bao gồm phương pháp nội soi và cắt bỏ tử cung, được chỉ định chủ yếu cho các tình trạng sau: 

  • Tắc nghẽn ống dẫn trứng. 
  • Đau vùng chậu ở mức độ trung bình cho đến nghiêm trọng mà không đáp ứng với thuốc. 
  • Có dấu hiệu dính đáng kể và có sự hiện diện của nội mạc tử cung. 
  • Gặp biến chứng như vỡ nang, xoắn phần phụ hoặc nang lớn chèn ép các tạng xung quanh. 
  • Đau khi quan hệ. 

Các phương pháp phẫu thuật sẽ được áp dụng tùy theo vị trí và tình trạng bệnh, cụ thể: 

  • Phương pháp nội soi: Áp dụng cho những tổn thương ở buồng trứng. 
  • Cắt bỏ hoàn toàn tử cung có hoặc không có bảo tồn buồng trứng: Được áp dụng riêng cho những phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có cơn đau vùng chậu mức độ vừa cho đến nặng hoặc người đã hoàn thành sinh đẻ. 

Phau-thuat-cat-tu-cung-giup-dieu-tri-cho-truong-hop-nang-lac-noi-mac-tu-cung-muc-do-va-nang

Phẫu thuật cắt tử cung giúp điều trị cho trường hợp nang lạc nội mạc tử cung mức độ và nặng

Hỗ trợ điều trị bằng sản phẩm thảo dược chứa hợp chất N-Acetyl-L-Cysteine

Bên cạnh những biện pháp điều trị trên, nguyên nhân gốc rễ và các triệu chứng của nang lạc nội mạc tử cung có thể được giải quyết bằng việc sử dụng sản phẩm thảo dược chứa hợp chất N-acetyl-L-cysteine. 

N-acetyl-L-cysteine là một dẫn xuất của axit amin L-cysteine, được sử dụng chủ yếu với vai trò là một chất chống oxy hoá, giúp tổng hợp glutathione (GSH). Mặt khác, N-acetyl-L-cysteine còn có khả năng dọn gốc tự do rất tốt, nhờ đó việc bổ sung sản phẩm chứa hợp chất này có thể giúp chị em cải thiện hiệu quả cơn đau bụng kinh và các triệu chứng do nang lạc nội mạc tử cung gây ra. Hơn nữa, N-acetyl-L-cysteine cũng góp phần điều hoà khí huyết, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và chống lại các tác nhân làm kích thích sự xâm lấn của nang lạc nội mạc tử cung. 

Hiệu quả hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của nang lạc nội mạc tử cung sẽ được tăng cường đáng kể khi hợp chất N-acetyl-L-cysteine được kết hợp với các vị thuốc quý khác như: Đan sâm, hương phụ, sài hồ bắc, nga truật và đương quy. Các thành phần thảo dược này đã được nghiên cứu chứng minh có tác dụng bổ máu, lưu thông khí huyết, mát gan nhuận khí, kích thích ra kinh,… Từ đó, nội tiết tố được điều hoà hiệu quả, chu kỳ kinh nguyệt cũng ổn định hơn, đồng thời làm giảm đáng kể các triệu chứng của nang lạc nội mạc tử cung. 

Su-dung-san-pham-thao-duoc-chua-nga-truat-giup-ho-tro-cai-thien-hieu-qua-nang-lac-noi-mac-tu-cung

Sử dụng sản phẩm thảo dược chứa nga truật giúp hỗ trợ cải thiện hiệu quả nang lạc nội mạc tử cung

Cách phòng ngừa sự phát triển của nang lạc nội mạc tử cung

Để phòng ngừa nguy cơ hình thành và phát triển nang lạc nội mạc tử cung, phái đẹp có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây: 

  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày, ít nhất 4 giờ/tuần nhằm duy trì trọng lượng cơ thể và giúp cân bằng nội tiết tố. 
  • Hạn chế uống nhiều rượu và các chất kích thích khác nhằm ngăn ngừa sự gia tăng quá mức nồng độ estrogen trong cơ thể. 
  • Tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin, chất xơ, chất béo tốt,…

Nang lạc nội mạc tử cung là một tình trạng phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Việc trau dồi các kiến thức về bệnh sẽ giúp chị em dự phòng và điều trị hiệu quả các vấn đề liên quan đến nang lạc nội mạc tử cung. 

Mọi băn khoăn về bệnh nang lạc nội mạc tử cung cũng như các bệnh lý sản phụ khoa khác, và sản phẩm hỗ trợ điều trị từ thảo dược, bạn vui lòng ghi câu hỏi dưới phần bình luận để được chuyên gia giải đáp cụ thể. 

>>>Xem thêm: Đau bụng kinh nên ăn gì?

Nguồn tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22004-ovarian-endometrioma 

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/endometriosis/symptoms-causes/syc-20354656 

https://en.wikipedia.org/wiki/Endometriosis

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline