Điều trị rối loạn kinh nguyệt kịp thời được xem là giải pháp tối ưu giúp ngăn chặn những hệ lụy xấu đe dọa đến sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ. Vậy điều trị rối loạn kinh nguyệt như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời qua những chia sẻ dưới đây nhé.
Tình trạng rối loạn kinh nguyệt là gì?
Hầu hết thời gian hành kinh của phụ nữ kéo dài 3-7 ngày. Chu kỳ thường lặp lại sau 21-35 ngày. Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng xuất hiện một trong các triệu chứng sau:
- Kinh nguyệt xuất hiện không đều hoặc không có kinh (vô kinh).
- Kinh nguyệt ra nhiều hơn và kéo dài hoặc ít hơn bình thường (rong kinh).
- Chảy máu giữa chu kỳ kinh, sau khi mãn kinh hoặc sau khi quan hệ.
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhận như u xơ tử cung, mất cân bằng nội tiết tố, rối loạn đông máu, hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh lây truyền qua đường tình dục, di truyền, bệnh viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, suy buồng trứng,...
Ngoài ra, tình trạng căng thẳng và lối sống có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Việc tăng cân hay giảm cân nhanh chóng, ăn kiêng hay các yếu tố khác trong cuộc sống đều có khả năng tác động đến kinh nguyệt của người phụ nữ.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia phụ sản, nguyên nhân cốt lõi dẫn đến rối loạn kinh nguyệt là khí huyết ứ trệ (máu kém lưu thông), hệ miễn dịch bị suy giảm, tăng gốc tự do. Vì vậy, muốn trị rối loạn kinh nguyệt thì cần phải tác động được vào các nguyên nhân này.
U xơ tử cung là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt
>>>Xem thêm: Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt và cách điều trị
Điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng cách nào cho hiệu quả?
Rối loạn kinh nguyệt phải làm sao để cải thiện? Việc lựa chọn điều trị rối loạn kinh nguyệt phụ thuộc vào độ tuổi, mong muốn bảo tồn khả năng sinh sản và nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt. Sau đây là một số cách điều trị rối loạn kinh nguyệt mà bác sĩ có thể chỉ định:
Thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt thường được áp dụng
Thuốc chống viêm không steroid có thể làm giảm đến 30% lượng máu kinh nguyệt, đặc biệt là khi dùng chung với thuốc tránh thai. Những loại thuốc này bao gồm ibuprofen, naproxen và axit mefenamic. Tác dụng phụ thường gặp của NSAID bao gồm buồn nôn, đầy hơi. Điều trị bằng thuốc là một lựa chọn tốt nếu bạn muốn bảo tồn khả năng sinh sản.
Ngoài ra, thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt phổ biến và được nhiều chị em lựa chọn là thuốc tránh thai hàng ngày. Loại thuốc này được dùng cho trường hợp rối loạn kinh nguyệt do nội tiết tố thay đổi.
Để thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt đem lại hiệu quả tốt nhất, chị em cần lưu ý một số điều sau: Thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ, không lạm dụng thuốc quá nhiều vì chúng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng phẫu thuật
Nếu việc sử dụng thuốc không có hiệu quả thì bạn có thể xem xét các phương pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng phẫu thuật sau:
- Cắt bỏ lạc nội mạc tử cung qua nội soi: Các nội mạc tử cung được loại bỏ bằng cách đưa một dụng cụ qua vết mổ nhỏ ở ổ bụng. Tuy nhiên, sau khi mổ thì lạc nội mạc tử cung có thể tái phát lại.
- Cắt bỏ tử cung là một cuộc phẫu thuật lớn. Tử cung được cắt bỏ thông qua một vết rách ở bụng, bạn sẽ không thể có con sau khi điều trị bằng phương pháp này.
Điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng phương pháp cắt bỏ tử cung
Cải thiện rối loạn kinh nguyệt bằng các biện pháp tại nhà
Bạn có thể điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt của mình bằng các biện pháp tại nhà như sau:
- Thay đổi chế độ ăn uống, cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để duy trì cân nặng hợp lý, không nên để cơ thể quá béo hoặc quá gầy sẽ gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh để bản thân căng thẳng trong thời gian dài.
- Không dùng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, cà phê.
- Cách chữa rối loạn kinh nguyệt bằng gừng tươi được rất nhiều chị em sử dụng. Gừng là một thảo dược có tính ấm nên thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Nhờ đó mà gừng khắc phục được tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Ngoài ra, gừng còn làm giảm cơn co thắt cơ trơn tử cung, do đó giảm đau bụng kinh hiệu quả. Vì vậy, mỗi ngày bạn hãy uống một cốc trà gừng hoặc đắp các lát gừng lên vùng bụng dưới.
- Ích mẫu là vị thuốc rất hữu ích với sức khỏe sinh sản của nữ giới. Ích mẫu có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh phụ khoa, bao gồm cả điều trị rối loạn kinh nguyệt. Cách chữa rối loạn kinh nguyệt bằng ích mẫu có thể thực hiện như sau: Cho 20g ích mẫu sắc với nước uống mỗi ngày trước chu kỳ kinh nguyệt 10 ngày.
- Mướp đắng không chỉ là một loại rau mà còn là một vị thuốc dùng để chữa bệnh. Mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan. Trà mướp đắng khô là rất tốt để giúp bạn điều trị rối loạn kinh nguyệt.
- Ngoài ra, sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược cũng được rất nhiều chị em quan tâm và tin dùng, bởi khi sử dụng lâu dài các sản phẩm đó vẫn an toàn, không lo tác dụng phụ. Trong đó, tiêu biểu là sản phẩm có thành phần chính N-acetyl-L-cysteine - Đã được nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới có tác dụng làm giảm chứng đau bụng kinh, cải thiện các triệu chứng lạc nội mạc tử cung. Sản phẩm còn có sự kết hợp với các thảo dược khác như đan sâm, đương quy, nga truật, sài hồ bắc,... có tác dụng bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt, tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa.
Đương quy, nga truật, đan sâm có tác dụng điều hòa kinh nguyệt
Những hệ lụy của rối loạn kinh nguyệt tới sức khỏe và cuộc sống
Chu kỳ kinh nguyệt là sự phản ánh về sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới. Khi nó bất thường có nghĩa là sức khỏe sinh sản của bạn đang có vấn đề. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài mà không có biện pháp khắc phục sẽ gây ra nhiều hệ lụy xấu:
- Người mắc thường cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu...
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa bởi vùng kín thường xuyên ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm xâm nhập và phát triển.
- Nguy cơ vô sinh tăng cao bởi rối loạn kinh nguyệt khiến cho thời điểm rụng trứng cũng trở nên bất thường, trứng khó gặp tinh trùng để thụ thai. Thêm vào đó, các bệnh phụ khoa cũng khiến cho việc mang thai gặp nhiều khó khăn hơn. Chính vì lý do này mà làm cho nhiều chị em bị vô sinh, hiếm muộn.
- Rối loạn kinh nguyệt là một dấu hiệu cảnh báo các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, ung thư tử cung, buồng trứng đa nang,...
Bài viết trên là tổng quan về vấn đề điều trị rối loạn kinh nguyệt. Để chữa rối loạn kinh nguyệt hiệu quả, bạn nên kết hợp một trong các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ với sản phẩm có thành phần chính N-acetyl-L-cysteine.
Nếu còn thắc mắc về vấn đề điều trị rối loạn kinh nguyệt, hãy để lại số điện thoại hoặc comment bên dưới, các chuyên gia sẽ tư vấn kỹ lưỡng hơn cho bạn nhé.
>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trễ kinh 1 tuần ở phụ nữ
Tài liệu tham khảo:
https://lcobgyn.com/menstrual-disorder-treatment/
https://health.howstuffworks.com/wellness/women/menstrual/menstrual-disorder-treatment.htm
https://www.nichd.nih.gov/health/topics/menstruation/conditioninfo/treatments