Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt và cách điều trị hiệu quả

Phụ nữ có các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt như vô kinh, thống kinh, cường kinh,... nên điều trị sớm để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, chị em hãy cùng tham khảo nội dung sau đây! 

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt là một nhóm các vấn đề bất thường liên quan đến chu kỳ kinh hàng tháng của phụ nữ, bao gồm: 

  • Hội chứng tiền kinh nguyệt, cơn đau bụng nguyệt san. 
  • Kinh nguyệt không đều, thất thường hoặc mất kinh. 
  • Kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường hoặc kéo dài nhiều ngày (hiện tượng rong kinh). 
  • Xuất hiện tình trạng chảy máu giữa các kỳ kinh, sau khi quan hệ tình dục hoặc sau mãn kinh. 

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra đối với bất kỳ người phụ nữ nào, điển hình nhất là nữ giới trong độ tuổi dậy thì, sinh con hoặc tiền mãn kinh. Mặc dù rối loạn kinh nguyệt không hẳn là một căn bệnh, tuy nhiên hiện tượng này có thể phản ánh sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Đôi khi, đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó hoặc cảnh báo nguy cơ vô sinh ở nữ giới. 

Roi-loan-kinh-nguyet-la-nhung-thay-doi-bat-thuong-trong-chu-ky-kinh-nguyet 

Rối loạn kinh nguyệt là những thay đổi bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt 

Các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở nữ giới

Khi bị rối loạn kinh nguyệt, chị em thường có các biểu hiện như rong kinh, rong huyết, thống kinh, cường kinh, thiểu kinh,… Cụ thể: 

Hiện tượng rong kinh, rong huyết 

Rong kinh, rong huyết được xem là triệu chứng rối loạn kinh nguyệt phổ biến nhất ở phái nữ. Tình trạng này có xu hướng xảy ra chủ yếu ở các bạn gái bước sang tuổi dậy thì hoặc chị em trong giai đoạn tiền mãn kinh. Ngoài ra, triệu chứng rong kinh, rong huyết cũng có thể là tín hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa khác, chẳng hạn như viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm nội mạc tử cung,… Thậm chí, trong một số trường hợp nhất định, hiện tượng rong kinh, rong huyết có thể là biểu hiện của các căn bệnh ác tính như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng,… 

Cường kinh, thiểu kinh 

Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt khác cũng thường thấy ở phái nữ là tình trạng cường kinh, thiểu kinh. Đối với triệu chứng thiểu kinh, lượng máu kinh thường dưới 20ml và số ngày có kinh < 2 ngày. Ngược lại, cường kinh (hay còn gọi là băng kinh)là tình trạng ra máu nhiều, ồ ạt vào kéo dài nhiều ngày. 

Thống kinh 

Thống kinh là một triệu chứng rối loạn kinh nguyệt khác mà chị em có thể gặp phải. Đây là tình trạng đau bụng dưới dữ dội trong ngày hành kinh. Mặc dù thống kinh là một tình trạng xảy ra khá phổ biến trong chu kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên điều này đôi khi cũng cho thấy bạn đang mắc phải một căn bệnh về sức khỏe sinh sản nào đó, chẳng hạn như viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung. 

Thong-kinh-la-mot-trieu-chung-roi-loan-kinh-nguyet-thuong-thay-o-nu-gioi

Thống kinh là một triệu chứng rối loạn kinh nguyệt thường thấy ở nữ giới

Vô kinh 

Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt cũng bao gồm cả triệu chứng vô kinh - Không có kinh nguyệt ở phụ nữ. Thông thường, vô kinh được phân thành 2 loại chính, bao gồm: 

  • Vô kinh nguyên phát: Xảy ra chủ yếu ở nữ giới đã quá tuổi dậy thì, do cấu trúc bộ phận sinh dục bị khiếm khuyết, ví dụ như không có tử cung hoặc cơ quan sinh dục. 
  • Vô kinh thứ phát: Xảy ra chủ yếu ở nữ giới đã từng có kinh, tuy nhiên sau một khoảng thời gian nhất định kinh nguyệt không đến trong vòng 3 tháng. Nguyên nhân gây vô kinh thứ phát thường liên quan đến tình trạng băng huyết quá nhiều sau sinh hoặc nạo phá thai nhiều lần. 

Rối loạn kinh nguyệt xảy ra do đâu?

Theo đánh giá từ chuyên gia, hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ có thể xảy ra do nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau, chủ yếu liên quan đến nội tiết tố, thói quen sinh hoạt và một số yếu tố thực thể khác. 

Rối loạn kinh nguyệt do sự thay đổi hormone 

Ở từng giai đoạn sinh lý, nồng độ hormone trong cơ thể nữ giới thường bị xáo trộn, dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố. Những giai đoạn có ảnh hưởng không nhỏ đến hormone và chu kỳ kinh của phụ nữ, bao gồm dậy thì, mang thai, sinh nở, tiền mãn kinh và mãn kinh. 

Thay đổi thói quen sinh hoạt gây rối loạn kinh nguyệt 

Khi chị em thay đổi đột ngột những thói quen ăn uống và sinh hoạt thường ngày cũng có thể dẫn đến hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, bao gồm: 

  • Stress hoặc căng thẳng quá mức do áp lực công việc và gia đình. 
  • Thay đổi chế độ ăn uống vì mục đích giảm cân hoặc tăng cân nhanh chóng. 
  • Lạm dụng thuốc tránh thai, sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp hoặc tiểu đường quá thường xuyên. 
  • Vận động thể chất quá sức. 

Roi-loan-kinh-nguyet-co-the-xay-ra-do-chi-em-van-dong-the-chat-qua-suc 

Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra do chị em vận động thể chất quá sức 

>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây đau bụng kinh là gi?

Một số yếu tố thực thể gây rối loạn kinh nguyệt 

Ngoài 2 nhóm nguyên nhân phổ biến trên, hiện tượng rối loạn kinh nguyệt cũng có thể xảy ra do các yếu tố thực thể dưới đây: 

  • Mắc một số bệnh lý như u tuyến yên hoặc tiểu đường. 
  • Mắc các tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn như viêm niêm mạc tử cung, viêm nhiễm đường sinh dục. 
  • Mắc các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, buồng trứng đa nang hoặc ung thư niêm mạc tử cung. 

Những hệ lụy sức khỏe khi bị rối loạn kinh nguyệt

Các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt thường khá dễ nhận biết, tuy nhiên một số chị em có tâm lý chủ quan và không điều trị kịp thời tình trạng này. Nếu hiện tượng rối loạn kinh nguyệt xảy ra trong thời gian dài, chị em có thể gặp phải những hệ lụy về sức khỏe như sau: 

  • Nguy cơ vô sinh: Kinh nguyệt không đều có thể ảnh hưởng đến thời gian rụng trứng bình thường hoặc dễ gây viêm nhiễm và tắc vòi tử cung, từ đó khiến phụ nữ khó mang thai hơn. 
  • Làm tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa: Rối loạn kinh nguyệt không những ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm buồng trứng, u màng trong tử cung hoặc viêm âm đạo. 
  • Gây thiếu máu: Triệu chứng cường kinh hoặc rong kinh kéo dài có thể gây thiếu máu, kèm theo các biểu hiện khác như thở gấp, da xanh xao, mệt mỏi, chóng mặt, tim loạn nhịp,…
  • Ảnh hưởng đến làn da: Rối loạn hormone estrogen và progesterone có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nhan sắc và làn da của phụ nữ. Sự mất cân bằng 2 hormone này khiến khí huyết lưu thông kém, làm cho làn da giảm độ mịn màng, hơn nữa cũng tác động không nhỏ đến thần sắc của phái đẹp. 
  • Ảnh hưởng đến đời sống tình dục: Các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của những “cuộc yêu”, khiến chị em giảm khoái cảm và ít hứng thú tình dục hơn trước. 

Roi-loan-kinh-nguyet-keo-dai-gay-suy-giam-ham-muon-tinh-duc-o-nu-gioi

Rối loạn kinh nguyệt kéo dài gây suy giảm ham muốn tình dục ở nữ giới

Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt mà chị em nên áp dụng 

Hiện nay, các biện pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt thường bao gồm sử dụng thuốc, can thiệp ngoại khoa, cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý và kết hợp sử dụng viên uống thảo dược. 

Sử dụng thuốc tây y 

Để điều hoà lại chu kỳ kinh nguyệt và làm giảm các triệu chứng khó chịu, bác sĩ có thể kê đơn cho chị em một số loại thuốc giảm đau hoặc thuốc tránh thai có chứa nội tiết tố. Những loại thuốc này có tác dụng làm giảm cảm giác đau quặn bụng khi đến ngày hành kinh, giảm bớt lượng máu do cường kinh hoặc giúp ổn định lại chu kỳ nguyệt san. Tuy nhiên, bạn cần tránh lạm dụng quá nhiều các loại thuốc trên, bởi chúng dễ gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. 

Can thiệp ngoại khoa điều trị rối loạn kinh nguyệt 

Đối với trường hợp rối loạn kinh nguyệt do mắc các bệnh lý phụ khoa, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số phương pháp phẫu thuật giúp điều trị các tình trạng này. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm nội soi và cắt bỏ tử cung. Tuy nhiên, chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để cân nhắc các lợi ích và rủi ro trước khi đưa ra quyết định phẫu thuật. 

dieu-tri-roi-loan-kinh-nguyet-do-benh-phu-khoa-bang-phuong-phap-phau-thuat

Điều trị rối loạn kinh nguyệt do bệnh phụ khoa bằng phương pháp phẫu thuật

Đẩy lùi nhanh chóng rối loạn kinh nguyệt bằng viên uống thảo dược 

Hiện nay, có rất nhiều chị em tìm đến và sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để hỗ trợ cải thiện nhanh tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Phương pháp này đã được nhiều chuyên gia đầu ngành đánh giá cao bởi độ an toàn và mang lại hiệu quả tích cực. Tiêu biểu trong dòng sản phẩm thảo dược phải kể đến viên uống chứa N-acetyl-L-cysteine, kết hợp với các dược liệu quý như đan sâm, hương phụ, sài hồ bắc, đương quy và nga truật. 

Với sự phối hợp hài hoà của N-acetyl-L-cysteine cùng các vị thuốc đông y trên đã cho ra một công thức toàn diện, giúp hỗ trợ cải thiện và đẩy lùi hiệu quả các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Công dụng này đạt được là nhờ vào cơ chế hoạt động của các thành phần trong sản phẩm, cụ thể: 

  • Hợp chất N-acetyl-L-cysteine: Qua nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh N-acetyl-L-cysteine có tác dụng thúc đẩy quá trình sản sinh glutathione (chất dẫn truyền thần kinh quan trọng trong não), đồng thời góp phần chống lại các gốc tự do gây hại tế bào, chống oxy hóa mạnh mẽ, từ đó hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và ổn định chu kỳ kinh nguyệt. 
  • Các vị thuốc cổ truyền (đan sâm, sài hồ bắc, hương phụ, đương quy và nga truật): Có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết, bổ huyết và cải thiện hiệu quả các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt như cường kinh, thiểu kinh, vô kinh,… 

Ho-tro-cai-thien-tinh-trang-roi-loan-kinh-nguyet-bang-san-pham-bao-che-tu-sai-ho-bac 

Hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt bằng sản phẩm bào chế từ sài hồ bắc 

Một số biện pháp giúp phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ

Nhằm giúp làm giảm nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt, các chuyên gia thường khuyến cáo chị em nên áp dụng một số cách sau đây: 

  • Đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc hoặc vận động quá sức. 
  • Tuân thủ và duy trì một lối sống lành mạnh thông qua việc luyện tập thể dục thường xuyên, đồng thời ăn uống khoa học. 
  • Áp dụng một số liệu pháp giúp cơ thể thư giãn và giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi, chẳng hạn như thiền định, đi dạo, chơi cùng thú cưng hoặc trẻ nhỏ, tắm nước ấm,…
  • Tuân thủ lịch uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý điều chỉnh liều. 
  • Trong kỳ kinh nên thường xuyên thay băng vệ sinh sau mỗi 4 – 6 giờ nhằm tránh nguy cơ nhiễm trùng. 
  • Đi khám phụ khoa định kỳ, tối thiểu 6 tháng/lần nhằm phát hiện và điều trị sớm các vấn đề bất thường về chu kỳ kinh nguyệt cũng như sức khỏe sinh sản. 

Có thể thấy, các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt khá đa dạng và không giống nhau ở mỗi người. Khi nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt có sự thay đổi bất thường, chị em nên đi khám sớm để có biện pháp xử trí kịp thời. Để đạt hiệu quả tốt nhất, chị em nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm thảo dược chứa N-acetyl-L-cysteine mỗi ngày.

Mọi băn khoăn về hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, bạn vui lòng ghi lại câu hỏi dưới phần bình luận để được chuyên gia tư vấn chi tiết. 

>>>Xem thêm: Vuốt môi trên hết đau bụng kinh - Mẹo hay chị em không nên bỏ lỡ!

Nguồn tham khảo: 

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14633-abnormal-menstruation-periods 

https://www.summahealth.org/medicalservices/womens/aboutourservices/gynecological-services/menstrual-disorders 

https://www.healthywomen.org/condition/menstrual-disorders 

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline