Rối loạn kinh nguyệt là một tình trạng khá phổ biến ở chị em trong độ tuổi sinh sản. Hiện tượng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ra những khó khăn trong sinh hoạt và cuộc sống. Nguy hiểm hơn, rối loạn kinh nguyệt còn để lại biến chứng vô sinh, hiếm muộn nếu không được điều trị kịp thời. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về hiện tượng này qua bài viết dưới đây.
Chứng rối loạn kinh nguyệt là gì?
Rối loạn kinh nguyệt là những bất thường của chu kỳ kinh nguyệt, thể hiện qua sự thay đổi về số ngày hành kinh và lượng máu kinh chảy ra từ âm đạo. Thông thường, mỗi chu kỳ kinh nguyệt diễn ra từ 28-32 ngày, trong đó số ngày hành kinh từ 3-5 ngày tùy từng người. Lượng máu mất đi do chu kỳ kinh nguyệt khoảng từ 50-80ml.
Tình trạng này chia thành nhiều giai đoạn khác nhau ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, bao gồm rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì, rối loạn kinh nguyệt sau sinh, rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh,... Đây có thể là triệu chứng của một bệnh phụ khoa nào đó, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, chức năng sinh lý và khả năng sinh sản của chị em nếu không có biện pháp điều trị kịp thời.
Rối loạn kinh nguyệt là bệnh thường gặp gây ra nhiều rắc rối cho chị em
Các triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt bao gồm:
Chu kỳ kinh nguyệt có sự thay đổi bất thường
Biểu hiện của tình trạng này là rối loạn kinh nguyệt 1 tháng có 2 lần (kinh mau) hoặc vòng kinh dài trên 35 ngày (kinh thưa). Trong một vài trường hợp, nữ giới còn bị vô kinh. Đó là tình trạng không có kinh kéo dài từ 6 tháng trở lên.
Bất thường về máu kinh
Hiện tượng này xảy ra khi tình trạng máu kinh ra nhiều hơn hay ít hơn so với bình thường. Có 3 loại bất thường về máu kinh thường gặp là:
- Thể tích máu kinh chảy ra > 200ml/kỳ gọi là cường kinh.
- Lượng máu kinh chảy ra < 20ml/kỳ và số ngày có kinh < 2 ngày gọi là thiểu kinh.
- Số ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày thì được coi là hiện tượng rong kinh.
Cùng với đó, máu kinh cũng bị thay đổi màu sắc, tính chất và có lẫn cục máu đông.
Tình trạng máu kinh vón cục là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt
Những dấu hiệu bất thường khác trong ngày hành kinh
Chị em dễ gặp phải những cơn đau bụng kinh dữ dội, đau ra cột sống, xuống đùi và toàn bụng, ngực căng tức, buồn nôn, dễ xúc động khi rối loạn kinh nguyệt. Trong đó triệu chứng phổ biến nhất là hiện tượng thống kinh, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, lao động hàng ngày.
Nguyên nhân nào gây ra rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ?
Tình trạng kinh nguyệt bất thường khá phổ biến ở phụ nữ, song nhiều chị em chưa biết rõ nguyên nhân là gì. Trên thực tế, những nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể kể đến như:
Nội tiết tố liên quan mật thiết đến chu kỳ kinh
Ở mỗi giai đoạn của cuộc đời như tuổi dậy thì, mãn kinh, mang thai, sinh con,... sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể chị em đều có sự thay đổi. Những thay đổi đó chính là căn nguyên dẫn tới rối loạn kinh nguyệt, cụ thể:
- Ở độ tuổi dậy thì, nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể bé gái luôn thay đổi, có thể phải mất đến vài năm hai hormone này mới dần ổn định. Trong khoảng thời gian nội tiết tố chưa ổn định thì rối loạn kinh nguyệt sẽ thường xuyên xảy ra.
- Đến thời kỳ tiền mãn kinh, nội tiết tố trong cơ thể sẽ suy giảm. Điều này dẫn tới thay đổi cả về chu kỳ kinh nguyệt và lượng máu kinh so với bình thường.
- Khi mang thai, nữ giới sẽ không thấy xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt.
- Khi cho con bú, chị em sẽ xuất hiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt do cơ thể tập trung sản xuất prolactin để tiết sữa nuôi em bé, điều này cũng dẫn đến estrogen trong cơ thể người mẹ thay đổi.
Nguyên nhân bệnh lý
Chị em có một số tổn thương thực thể cũng gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, ví dụ như:
- Mang thai bất thường như chửa ngoài tử cung, dọa sảy thai.
- Mắc các bệnh về tử cung như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, buồng trứng đa nang,...
- Do nhiễm khuẩn đường sinh dục như viêm niêm mạc tử cung, giang mai,...
- Các bệnh như u tuyến yên, tuyến giáp, tiểu đường cũng là những nguyên nhân gây kinh nguyệt bất thường.
Ung thư niêm mạc tử cung gây ra nhiều rối loạn cho cơ thể, trong đó có rối loạn kinh nguyệt
Do lối sống, thói quen sinh hoạt không hợp lý
Nội tiết tố trong cơ thể chịu sự chi phối của hệ thần kinh. Khi nữ giới chuyển đổi môi trường làm việc, hay chịu áp lực quá nhiều từ công việc, gia đình sẽ là yếu tố gián tiếp ảnh hưởng tới chu kỳ nguyệt san.
Do sử dụng thuốc
Nhiều loại thuốc gây ra hiện tượng bất thường về chu kỳ kinh, trong đó rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp là một trường hợp điển hình. Loại thuốc này khi đưa vào cơ thể sẽ ngăn cản sự rụng trứng, thay đổi quá trình điều tiết nội tiết tố trong cơ thể dẫn tới không thể thụ thai được.
Đặc biệt, theo quan điểm của đông y, chứng rối loạn kinh nguyệt có nguyên nhân cốt lõi xuất phát từ sự mất cân bằng âm dương. Khi khí huyết bị ứ trệ, kém lưu thông, hệ miễn dịch suy giảm cùng với sự tấn công của các gốc tự do sẽ làm xuất hiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Muốn điều trị dứt điểm chứng rối loạn kinh nguyệt thì phải tác động thẳng vào những nguyên nhân sâu xa đó.
Ảnh hưởng của rối loạn kinh nguyệt đến sức khỏe và cuộc sống
“Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?’’ là câu hỏi mà nhiều chị em băn khoăn. Câu trả lời là “Có”. Tình trạng này sẽ tác động trực tiếp đến sinh hoạt và cuộc sống thường ngày, gây ra nhiều phiền toái về sau nếu không điều trị kịp thời.
Ảnh hưởng đến chuyện “chăn gối’
Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, khi bị rối loạn kinh nguyệt có thể gây đau rát, viêm nhiễm vùng kín, lâu dần gây suy giảm ham muốn. Chính vì vậy, tình trạng kinh nguyệt thất thường khiến cho việc quan hệ tình dục trở nên khó khăn hơn.
Rối loạn kinh nguyệt làm mất hứng thú trong chuyện quan hệ tình dục
Ảnh hưởng đến nhan sắc phái đẹp
Như các bạn đã thấy, estrogen và progesterone có liên quan mật thiết đến nhan sắc cũng như tâm lý phụ nữ. Sự rối loạn hai hormone này làm ảnh hưởng tới dung nhan phái đẹp, khí huyết kém lưu thông, da dẻ không còn mịn màng nữa. Ngoài ra, chị em cũng sẽ trở nên dễ bực tức, cáu gắt thất thường, tính tình thay đổi. Bên cạnh đó, phái đẹp còn cảm thấy tự ti, lo lắng, căng thẳng,... làm suy giảm đáng kể chất lượng cuộc sống.
Rối loạn kinh nguyệt có thể dẫn đến thiếu máu
Trong những ngày rong kinh, lượng máu kinh bị mất vô cùng nhiều. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu, mệt mỏi, chóng mặt, da xanh xao, mặt tái,... Mất máu nhiều có thể gây nguy hiểm tới tính mạng, do đó chị em không được lơ là, chủ quan.
Vô sinh - Hiếm muộn
Nữ giới khó có thể tính được ngày rụng trứng vì chu kỳ kinh nguyệt thất thường. Ngoài ra, tình trạng viêm tắc vòi tử cung cũng gây vô sinh vì tinh trùng không có “đường’’ để vào làm tổ trong tử cung.
Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng rối loạn kinh nguyệt sẽ tiến triển nặng gây vô sinh
Bệnh lý phụ khoa
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây bệnh trong tử cung. Chị em rất dễ bị viêm âm đạo, viêm niêm mạc tử cung, viêm buồng trứng,... nếu không vệ sinh “vùng kín’’ sạch sẽ.
Cách khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt tại nhà
Sau khi đã biết rõ được nguyên nhân gây nên tình trạng này, chị em nên khắc phục rối loạn kinh nguyệt như thế nào?. Dưới đây là một số cách cải thiện mà chị em nên thử.
Sử dụng thuốc
Rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất là thắc mắc của đa phần chị em khi có bất thường về kinh nguyệt. Theo khuyến cáo của chuyên gia, thuốc giảm đau chống viêm nhóm NSAIDS có khả năng kiểm soát các yếu tố gây viêm, từ đó giúp hạn chế lượng máu kinh chảy ra ngoài. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc tránh thai ở liều thấp và progestin cũng được chứng minh có tác dụng đáng kể trong việc cải thiện lưu lượng máu kinh, điều hòa kinh nguyệt.
Thực hiện lối sống, thói quen sinh hoạt lành mạnh
Chị em nên ăn uống, ngủ nghỉ một cách hợp lý, làm việc khoa học, tránh những áp lực, căng thẳng. Bên cạnh đó, tập thể dục thể thao thường xuyên từ 15-30 phút mỗi ngày cũng rất hữu ích trong việc đẩy lùi chứng rối loạn kinh nguyệt hiệu quả.
Hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt nhờ sản phẩm thảo dược có nguồn gốc tự nhiên
Ngoài sử dụng thuốc tây làm câu trả lời cho ‘’Rối loạn kinh nguyệt nên uống gì?’’, rất nhiều chị em đã tìm đến những sản phẩm thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên. Phương pháp này vô cùng an toàn, cho hiệu quả lâu dài và được giới chuyên gia đánh giá cao. Trong đó, tiêu biểu hơn cả là sản phẩm chứa N-acetyl-L-cysteine, đương quy, đan sâm, hương phụ, sài hồ bắc, nga truật.
- N-Acetyl L-Cysteine đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu có tác dụng chống lại sự tăng sinh gốc tự do, tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh, giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt.
- Các vị thuốc cổ truyền như đương quy, đan sâm, hương phụ, sài hồ bắc, nga truật giúp tăng cường lưu thông khí huyết, cải thiện tình trạng máu kinh ra ít, máu vón cục, không đều và điều hòa kinh nguyệt.
Thảo dược giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng đến sắc đẹp và gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt thường ngày. Chị em nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm thảo dược có chứa N-Acetyl L-Cysteine để cải thiện chứng rối loạn kinh nguyệt hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại số điện thoại hoặc đặt câu hỏi bên dưới, các chuyên gia sẽ giải đáp một cách cụ thể cho bạn.
Tài liệu tham khảo:
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14633-abnormal-menstruation-periods
https://www.healthywomen.org/condition/menstrual-disorders/overview