Bật mí nguyên nhân bị đau bụng kinh dữ dội và giải pháp

Đau bụng kinh dữ dội là dấu hiệu cho thấy cơ thể hoặc cơ quan sinh dục đang có vấn đề bất thường. Đối với những ai thường xuyên bị cơn đau bụng kinh dữ dội thì quả là một cơn ác mộng. Vậy nguyên nhân bị đau bụng kinh dữ dội và giải pháp cải thiện như thế nào?

Nguyên nhân bị đau bụng kinh dữ dội là gì?

Tại sao lại đau bụng dữ dội? Khác với cơn đau bụng kinh thông thường, đau bụng kinh dữ dội không chỉ do nguyên phát từ hoạt động sinh lý mà có thể là triệu chứng của các bệnh lý khác.

den-thang-dau-bung-kinh-du-doi-co-the-do-nhieu-nguyen-nhan-gay-ra

Đến tháng đau bụng kinh dữ dội có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Nguyên nhân nguyên phát gây đau bụng kinh dữ dội

Trong kỳ kinh nguyệt, tử cung của bạn co lại để giúp bong các lớp niêm mạc và tống ra ngoài cùng với máu kinh. Những cơn co thắt này kích hoạt các hormone prostaglandin - Là hormone gây ra cơn đau bụng kinh. Vì vậy, nồng độ prostaglandin trong máu càng cao thì cơn đau bụng kinh càng dữ dội.

Nguyên nhân thứ phát gây đau bụng kinh dữ dội

Đau bụng kinh dữ dội có thể là triệu chứng của một số tình trạng bệnh lý sau:

Lạc nội mạc tử cung: Lạc nội mạc tử cung là một tình trạng mạn tính, trong đó các tế bào nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung (ống dẫn trứng,buồng trứng, mặt sau tử cung, bàng quang, ruột,...). Các tế bào nội mạc tử cung đi lạc làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu và kích thích tử cung co bóp nhiều hơn làm đau bụng dữ dội khi đến tháng. Ngoài ra, lạc nội mạc tử cung còn kèm theo các triệu chứng như kinh nguyệt nhiều, đau khi giao hợp và đi tiểu, khó mang thai, mệt mỏi, táo bón,... 

Viêm vùng chậu: Viêm vùng chậu là tình trạng viêm nhiễm ở cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, vòi dẫn trứng và âm đạo do vi khuẩn hoặc virus. Nguyên nhân gây bệnh này chủ yếu là do nhiễm chlamydia và vi khuẩn lậu cầu. Viêm vùng chậu có thể gây ra tình trạng máu kinh có màu bất thường, dịch âm đạo mùi hôi và đau đau bụng dữ dội khi hành kinh. 

U xơ tử cung: U xơ tử cung là hiện tượng khối u được hình thành trên lớp cơ của tử cung. Hầu như các khối u đều lành tính và được loại bỏ dễ dàng thông qua phẫu thuật. Tuy nhiên, việc hiện diện các khối u ở tử cung có thể là nguyên nhân gây đau bụng kinh dữ dội. 

Hẹp cổ tử cung: Có thể do dị tật bẩm sinh hoặc hệ quả của lạc nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung. Cổ tử cung có vai trò dẫn máu và chất nhầy xuống âm đạo và đi ra bên ngoài. Trong trường hợp cổ tử cung hẹp, làm cho máu kinh bị ứ trệ trong thời gian dài, lúc này tử cung có xu hướng co thắt mạnh hơn để đẩy máu kinh xuống âm đạo. Vì vậy có thể gây đau bụng kinh dữ dội kèm theo các cơn buồn nôn.

Ung thư cổ tử cung: Là một loại bệnh phổ biến ở phụ nữ - Bệnh xảy ra khi tế bào ở tử cung phát triển loạn sản (bất thường) và trở thành các tế bào ác tính. Khi các khối u phát triển lớn dần có thể là nguyên nhân gây đau bụng kinh dữ dội kèm một số triệu chứng khác như: Chảy máu âm đạo, dịch âm đạo có mùi khó chịu,...

Các nguyên nhân khác: Tới tháng đau bụng dữ dội có thể do một số nguyên nhân như căng thẳng, mất ngủ kéo dài, cơ thể suy nhược.

Đặc biệt, theo các chuyên gia phụ khoa, nguyên nhân cốt lõi dẫn đến cơn đau bụng kinh dữ dội là khí huyết ứ trệ, máu kém lưu thông, hệ miễn dịch bị suy giảm. Để giải quyết được cơn đau bụng kinh dữ dội cần phải tác động được vào các nguyên nhân này.

dau-bung-kinh-du-doi-co-the-do-lac-noi-mac-tu-cung-gay-ra

Đau bụng kinh dữ dội có thể do lạc nội mạc tử cung gây ra

 

Triệu chứng cơn đau bụng kinh dữ dội

Đau bụng kinh dữ dội là những cơn đau nhói ở vùng bụng dưới, có thể lan xuống cả lưng dưới và đùi trong của bạn. Đau bụng kinh dữ dội thường bắt đầu một hoặc hai ngày trước kỳ kinh, đạt đỉnh điểm vào khoảng 24 giờ sau khi kỳ kinh bắt đầu. Chúng thường kéo dài từ hai đến ba ngày. Dấu hiệu của đau bụng kinh dữ dội như sau:

  • Các cơn đau thường khởi phát ở vùng bụng dưới.
  • Ban đầu mức độ nhẹ hơn, sau đó đau quằn quại và dữ dội có thể mức độ đau như gãy xương sườn).
  • Cơn đau lan xuống ra cả hông, lưng dưới và đùi trong.
  • Đau bụng kinh dữ dội thường đi kém với một số triệu chứng sau: Buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, phân lỏng. Một số ít có thể gây ra đổ mồ hôi, người xanh tái và ngất xỉu.

Cơn đau bụng kinh dữ dội xuất hiện hàng tháng gây ra những mối đe dọa nào?

Đau bụng kinh là triệu chứng khá phổ biến ở hầu hết phụ nữ. Triệu chứng này thường không làm giảm chức năng sinh sản. Tuy nhiên, nếu gặp các cơn đau bụng kinh dữ dội, bạn cần chú ý các triệu chứng đi kèm bởi đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, ung thư cổ tử cung,... Các bệnh này thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và dễ gây các biến chứng nghiêm trọng nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời. Đau bụng kinh dữ dội có tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, làm tâm trạng và chất lượng giấc ngủ kém hơn trong thời kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là gây vô sinh ở phụ nữ.

>>>Xem thêm: Dấu hiệu chậm kinh và cách giúp lấy lại kinh nguyệt

Cách cải thiện cơn đau bụng kinh dữ dội

Để cải thiện các cơn đau bụng kinh dữ dội, bác sĩ có thể tư vấn, chỉ định cho bạn một số loại thuốc và cách khắc phục như sau:

Sử dụng thuốc tây y

Các loại thuốc bác sĩ chỉ định trong trường hợp đau bụng kinh dữ dội, bao gồm:

Thuốc giảm đau: Gồm các thuốc paracetamol, ibuprofen, diclofenac,... Bác sĩ có thể chỉ định các thuốc giảm đau opioid trong trường hợp đau nghiêm trọng. Các thuốc trên chỉ làm giảm triệu chứng đau bụng kinh dữ dội tạm thời và không nên dùng lâu dài vì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe (viêm loét dạ dày, tá tràng).

Bổ sung các viên uống (vitamin B, E): Trường hợp này được chỉ định trong trường hợp đau bụng kinh dữ dội do suy nhược và thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Thuốc kháng sinh: Trường hợp đau bụng kinh do viêm nhiễm thì kháng sinh thường được chỉ định nhằm ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

Một số loại thuốc khác: Tùy nguyên nhân gây đau bụng kinh dữ dội, bác sĩ có thể chỉ định các thuốc chống viêm, thuốc tiêu diệt tế bào ung thư, thuốc ức chế mô,...

Co-the-su-dung-thuoc-khang-sinh-de-dieu-tri-cac-con-dau-bung-kinh-du-doi-do-viem-nhiem

Có thể sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị các cơn đau bụng kinh dữ dội do viêm nhiễm

Phương pháp phẫu thuật

Trong một số trường hợp hiếm hoi, phẫu thuật cắt bỏ tử cung sẽ được chỉ định nếu phương pháp điều trị bằng thuốc không thành công. Loại phẫu thuật này thường chỉ áp dụng nếu bạn không có kế hoạch mang thai trong tương lai hoặc đang ở cuối những năm sinh đẻ.

Cải thiện cơn đau bụng kinh dữ dội bằng các biện pháp tại nhà

Đau bụng kinh dữ dội thường khó tự điều trị, những mẹo sau đây có thể hữu ích cho việc cải thiện các cơn đau.

  • Tập thể dục thường xuyên: Kết quả của một nghiên cứu năm 2015 cho thấy rằng, tập thể dục nhịp điệu 3 lần/ tuần, mỗi lần 30 phút, làm giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng của các cơn đau bụng kinh trong suốt 8 tuần.
  • Sử dụng đệm sưởi: Có bằng chứng cho rằng, nhiệt có thể cho hiệu quả như ibuprofen để giảm đau bụng kinh. Hãy đặt một miếng đệm nóng lên bụng dưới của bạn để giảm bớt các cơn đau bụng kinh dữ dội.
  • Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng trong công việc và cuộc sống nói chung có liên quan đến chứng đau bụng kinh. Các bài tập thở, yoga và dành thời gian làm những việc mà bạn yêu thích sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng.
  • Ngâm mình trong bồn tắm nước nóng: Ngâm mình trong bồn nước nóng giúp làm dịu vùng bụng dưới, thư giãn và là một cách tuyệt vời để giảm bớt căng thẳng.
  • Ăn uống và nghỉ ngơi điều độ: Uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày. Đồng thời bổ sung thêm các loại sinh tố, trà gừng, sữa chua và rau xanh. Điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt hợp lý, tránh thức khuya, làm việc quá sức.

An-uong-khoa-hoc-co-the-cai-thien-cac-con-dau-bung-kinh-du-doi

Ăn uống khoa học có thể cải thiện các cơn đau bụng kinh dữ dội

Hỗ trợ cải thiện đau bụng kinh dữ dội bằng sản phẩm từ thảo dược

Có thể thấy, đau bụng kinh dữ dội là một bệnh phụ khoa nguy hiểm. Chính vì vậy, bạn cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, ăn uống nghỉ ngơi điều độ. Ngoài ra, để kết quả điều trị nhanh và hiệu quả hơn, bạn có thể kết hợp với sản phẩm từ thảo dược. Tiêu biểu trong số đó là sản phẩm có thành phần chính là N-acetyl-L-cysteine có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, lưu thông khí huyết. Với sự kết hợp độc đáo giữa N-acetyl-L-cysteine và các thảo dược đan sâm, đương quy, hương phụ, sài hồ bắc, nga truật,... có tác dụng hỗ trợ giảm các cơn đau bụng kinh dữ dội, ngăn ngừa sự xâm lấn của lạc nội mạc tử cung, điều hòa kinh nguyệt. 

Đau bụng kinh dữ dội là một dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Để đạt hiệu quả nhanh, bạn nên kết hợp theo chỉ định của bác sĩ với sản phẩm có thành phần chính là N-acetyl-L-cysteine. Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề đau bụng kinh dữ dội, hãy để lại số điện thoại hoặc comment bên dưới, các chuyên gia sẽ tư vấn cụ thể hơn cho bạn.

>>>Xem thêm: Tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/painful-menstrual-periods#diagnosis

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26346058/

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menstrual-cramps/symptoms-causes/syc-20374938

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline