Tại sao đến tháng lại đau bụng – Nắm rõ để điều trị

Để nắm rõ các cách thức điều trị đau bụng kinh, hãy tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân tại sao đến tháng lại đau bụng kinh. Điều này sẽ góp phần giúp bạn hiểu rõ hơn về tình hình sức khỏe bản thân, loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Tại sao đến tháng lại đau bụng kinh?

Đau bụng kinh là hiện tượng phổ biến và hầu hết phụ nữ đều từng gặp phải. Thông thường, cơn đau là nhẹ. Nhưng đối với một số chị em, cơn đau dữ dội đến mức khiến họ không thể sinh hoạt bình thường. 

Những nguyên nhân chính đã được các nhà khoa học đưa ra để giải thích cho lý do tại sao tới tháng lại đau bụng, bao gồm: Khí huyết ứ trệ, lưu thông kém, hệ miễn dịch bị suy giảm, gốc tự do phá hoại, thói quen xấu làm trầm trọng thêm tình trạng đau bụng kinh. Cụ thể:

Đau bụng kinh do khí huyết ứ trệ, lưu thông kém

Khi tới kỳ kinh nguyệt, cơ trơn của tử cung co lại để giúp niêm mạc tử cung bong ra và tống ra ngoài. Khi tình trạng khí huyết bị ứ trệ thì nồng độ prostaglandin cao hơn dẫn đến cơ trơn tử cung co thắt mạnh, gây ra các cơn đau bụng kinh. 

Ngoài ra, khi thành tử cung co lại, nó sẽ nén các mạch máu lót trong tử cung của bạn. Điều này làm cắt đứt tạm thời nguồn cung cấp máu và cung cấp oxy đến tử cung. Nếu không có oxy, các mô trong tử cung của bạn sẽ tiết ra những chất hóa học gây ra cơn đau. 

Vì vậy, nguyên nhân chủ yếu gây nên đau bụng kinh khi đến kỳ kinh nguyệt là do dòng máu lưu thông kém. Trong đông y, đây được gọi là tình trạng khí huyết ứ trệ. 

khi-huyet-u-tre-la-nguyen-nhan-gay-ra-con-dau-bung-kinh-du-doi-o-phu-nu

Khí huyết ứ trệ là nguyên nhân gây ra cơn đau bụng kinh dữ dội ở phụ nữ

Gốc tự do làm trầm trọng thêm đau bụng khi tới kỳ kinh nguyệt

Đau bụng kinh đã được báo cáo có liên quan mật thiết đến sự mất cân bằng oxy hóa trong cơ thể, gây ra bởi các gốc tự do. Prostaglandin gây co mạch và co cơ tử cung, dẫn đến thiếu máu cục bộ tử cung, tăng cường sản xuất các gốc tự do, dẫn đến stress oxy hóa, làm trầm trọng thêm tình trạng đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt.

Đau bụng kinh do suy giảm hệ miễn dịch

Trong thời kỳ rụng trứng, chức năng của hệ thống miễn dịch sẽ giảm xuống để có khả năng chứa các tế bào bên ngoài (tinh trùng) vào cơ thể, làm cho các phản ứng miễn dịch thích nghi bị giảm xuống. 

Lúc này, các mầm bệnh sẽ có cơ hội tấn công, gây ra phản ứng viêm và tiết ra những hoạt chất gây đau. Do đó, nếu hệ miễn dịch suy giảm quá nhiều, hàng rào bảo vệ cơ thể suy giảm, bạn sẽ cảm nhận rõ sự đau đớn dai dẳng hơn so với các kỳ kinh bình thường.

Thói quen xấu khiến bạn đau bụng kinh dữ dội

Một trong số các yếu tố nguy cơ liên quan đến cơn đau bụng kinh là lối sống không khoa học. Hút thuốc lá, uống rượu, thói quen ăn kiêng, lười vận động và thường xuyên căng thẳng sẽ khiến tình trạng đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn.

Các thói quen này kéo dài sẽ làm hạn chế dòng máu lưu thông đến tử cung. Từ đó, những cơn đau bụng khi tới kỳ kinh nguyệt sẽ trở nên dữ dội và kéo dài hơn.

Ngoài ra, vệ sinh “cô bé” không đúng cách cũng gây ra các cơn đau bụng kinh dữ dội. Bởi khi thụt rửa âm đạo quá sâu, dùng các dung dịch vệ sinh không phù hợp sẽ làm mất cân bằng pH ở âm đạo, tạo điều kiện cho vi nấm, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và phát triển. Từ đó, gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

an-uong-thieu-khoa-hoc-cung-la-nguyen-nhan-gay-dau-bung-kinh

Ăn uống thiếu khoa học cũng là nguyên nhân gây đau bụng kinh

Phương pháp điều trị đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt hiệu quả và an toàn

Việc điều trị đau bụng kinh còn tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ triệu chứng của bệnh. Bác sĩ có thể đưa ra các chỉ định sau để điều trị tình trạng này:

  • Sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) có thể giúp các chị em vượt qua cơn đau một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nó chỉ điều trị triệu chứng tạm thời và không thể giải quyết nguyên nhân gốc rễ tại sao đến tháng lại đau bụng kinh. Mặt khác, thuốc có thể gây ra tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi và đặc biệt là viêm loét dạ dày tá tràng nếu sử dụng lâu dài.
  • Sử dụng thuốc tránh thai cũng là một trong những lựa chọn điều trị chứng đau bụng kinh ở nữ giới. Thuốc có tác dụng làm giảm các cơn đau nhưng lại gây ra một số tác dụng phụ như khô hạn, suy giảm ham muốn, buồn nôn,...
  • Phẫu thuật được dùng trong trường hợp đau bụng kinh dữ dội do lạc nội mạc tử cung. Có 2 loại phẫu thuật là nội soi ổ bụng và cắt bỏ tử cung. Nội soi ổ bụng được thực hiện khi các khối nội mạc có kích thước nhỏ. Còn cắt bỏ tử cung được áp dụng khi những phương pháp trên không có tác dụng và phụ nữ không còn kế hoạch mang thai trong tương lai.

su-dung-thuoc-tay-lau-dai-se-gay-anh-huong-tieu-cuc-den-suc-khoe-nguoi-phu-nu

Sử dụng thuốc tây lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người phụ nữ

Cách làm giảm đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt đơn giản, dễ thực hiện tại nhà

Đối với đau bụng kinh nhẹ, một số biện pháp điều trị tại nhà có thể giúp giảm đau bao gồm:

Chườm nóng: Chườm nóng vùng bụng và lưng dưới có thể giúp giảm đau. Các nhà khoa học nhận thấy rằng, liệu pháp nhiệt (thường là miếng dán hoặc túi chườm nóng) có hiệu quả điều trị đau bụng kinh tương đương với NSAIDS mà người dùng không hề gặp bất kỳ tác dụng không mong muốn nào.

  • Xoa bóp với tinh dầu: Liệu pháp mát-xa với tinh dầu khoảng 20 phút quanh bụng, bên hông và lưng của bạn sẽ giúp giảm bớt những cơn đau bụng kinh dữ dội. Bạn có thể sử dụng tinh dầu hoa oải hương, bạc hà, thì là hay tinh dầu hoa hồng...
  • Ăn uống hợp lý, lành mạnh: Trong thời kỳ kinh nguyệt, bạn nên tránh các loại thực phẩm gây đầy hơi và giữ nước. Nên hạn chế ăn chất béo, thức ăn nhanh, đồ uống có ga, cồn hay cafe. Thay vào đó, hãy thử uống trà gừng hoặc trà bạc hà (không chứa caffeine) hoặc nước chanh ấm sẽ giúp bạn dễ chịu hơn rất nhiều.
  • Ngâm mình trong bồn tắm ít nhất 15 phút: Đây là cách để bạn vừa thư giãn, vừa làm dịu các cơn đau. Bạn hãy thêm một vài giọt tinh dầu như oải hương, cây xô thơm hoặc hoa hồng vào nước tắm để tăng cường thư giãn, hỗ trợ giảm đau nhanh hơn.
  • Sử dụng thảo dược: Trong quá trình cải thiện đau bụng kinh, điều trị huyết ứ để dòng máu lưu thông trở lại như bình thường là mục tiêu chính. Theo kinh nghiệm dân gian, một số loại thảo dược được sử dụng lâu đời, có hiệu quả và an toàn trong tăng cường lưu thông máu, giảm đau bụng kinh bao gồm: Nhân sâm, đương quy, thục địa, xuyên khung, ích mẫu,… Ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công, sản phẩm gồm những thảo dược trên, kết hợp với thành phần chính N-Acetyl-L-Cysteine để tạo nên viên uống tiện dùng. N-Acetyl-L-Cysteine đã được nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới có tác dụng giảm đau bụng kinh, tăng cường miễn dịch, hạn chế sự xâm nhập của các mô lạc nội mạc tử cung. 
  • Thói quen sống lành mạnh: Việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất, rèn luyện thể dục, thể thao, hạn chế sử dụng chất độc có hại như rượu, bia, thuốc lá sẽ giúp chị em loại bỏ các nguy cơ làm trầm trọng tình trạng đau bụng kinh khi đến chu kỳ. 

 

Bài viết trên đã đưa ra các nguyên nhân tại sao đến kỳ kinh nguyệt lại đau bụng. Để tình trạng đau bụng kinh mau chấm dứt, bạn nên thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ, kết hợp dùng sản phẩm có thành phần N-acetyl-L-cysteine. Nếu còn câu hỏi về vấn đề đau bụng kinh, hãy để lại comment hoặc số điện thoại của bạn ngay dưới bài viết, các chuyên gia sẽ tư vấn và hỗ trợ thêm!

 

Việt Kiều

Nguồn tham khảo: 

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4177637/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6337810/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7353339/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3881713/

 

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline