Dấu hiệu chậm kinh và cách giúp chị em lấy lại kinh nguyệt

Khi nhận thấy các dấu hiệu chậm kinh như không ra máu khi đến ngày hành kinh, đau bụng dưới, căng tức ngực,... chị em cần tìm biện pháp khắc phục sớm nhằm ngăn ngừa những nguy cơ sức khoẻ khác. Để tìm hiểu chi tiết về hiện tượng chậm kinh và các biện pháp điều trị hiệu quả, hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây! 

Một số dấu hiệu chậm kinh phổ biến ở nữ giới

Nữ giới bị chậm kinh thường có các biểu hiện phổ biến dưới đây: 

  • Không ra máu mặc dù đã đến ngày hành kinh. 
  • Bị chuột rút 1 – 2 ngày trước khi kỳ kinh bắt đầu, tuy nhiên những cơn đau này sẽ giảm dần khi phái nữ bước vào ngày kinh đầu tiên. 
  • Tình trạng đau hoặc căng tức ngực xuất hiện vào nửa sau chu kỳ kinh nguyệt và có thể kéo dài đến khi chu kỳ mới bắt đầu. Cơn đau ngực có dấu hiệu nặng hơn và đạt đỉnh điểm ngay trước ngày “đèn đỏ”. 
  • Tăng cảm giác thèm ăn, nhất là những đồ ngọt, đồ uống có gas hoặc chocolate. 
  • Tâm trạng dễ cáu giận hoặc bực bội. 
  • Khó ngủ, mất ngủ, suy nhược cơ thể. 
  • Đau âm ỉ vùng bụng dưới.
  • Da mặt tiết nhiều nhờn và nổi mụn. 
  • Khí hư ra nhiều, nếu có sự biến đổi về màu sắc và mùi thì cần đến các cơ sở y tế để thăm khám vì đây là có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm âm đạo. 

Khi-hu-ra-nhieu-hoac-thay-doi-mau-sac-la-dau-hieu-cham-kinh-pho-bien-o-nu-gioi

Khí hư ra nhiều hoặc thay đổi màu sắc là dấu hiệu chậm kinh phổ biến ở nữ giới

Tình trạng chậm kinh xảy ra do đâu?

Nguyên nhân chậm kinh có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tình trạng mãn kinh sớm, mắc vấn đề về tuyến giáp, hội chứng đa nang buồng trứng hoặc một số khía cạnh khác.

Mắc hội chứng đa nang buồng trứng

Hội chứng đa nang buồng trứng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng chậm kinh ở nữ giới. Khi mắc hội chứng này, cơ thể người phụ nữ sẽ bị mất cân bằng nội tiết tố, khiến cho hàm lượng các hormone sinh dục nữ (gồm testosterone, estrogen và progesterone) bị thay đổi đột ngột, gây ức chế quá trình rụng trứng. Điều này có thể dẫn đến chậm kinh, khiến kinh nguyệt không đến đúng chu kỳ như bình thường. 

Sự bất thường ở tuyến giáp

Dấu hiệu trễ kinh ở nữ giới đôi khi xảy ra do các vấn đề bất thường ở tuyến giáp. Theo nghiên cứu, tuyến giáp là cơ quan có vai trò vô cùng thiết yếu đối với việc kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Khi lượng hormone tuyến giáp được sản xuất quá mức có thể dẫn đến hiện tượng chậm kinh, ít kinh hoặc thậm chí vô kinh. 

Su-bat-thuong-o-tuyen-giap-la-nguyen-nhan-thuong-gap-gay-cham-kinh-o-phu-nu

Sự bất thường ở tuyến giáp là nguyên nhân thường gặp gây chậm kinh ở phụ nữ

Giảm cân hoặc vận động thể chất quá mức

Giảm cân đột ngột hoặc hoạt động thể chất cường độ cao có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh ở nữ giới. Khi các tế bào mỡ trong cơ thể mất cân bằng, lượng hormone và mức insulin sẽ có những thay đổi nhất định. Điều này khiến cho chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, một trong những hệ lụy tất yếu có thể xảy ra là xuất hiện các dấu hiệu chậm kinh ở phái nữ. 

Do mãn kinh sớm 

Mãn kinh sớm trước 40 tuổi do thiếu hụt nội tiết tố có thể dẫn đến tình trạng suy buồng trứng sớm kèm theo hiện tượng chậm kinh hoặc kinh nguyệt không đều. Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân thường gặp trên, các dấu hiệu chậm kinh ở nữ giới cũng có thể xuất hiện do một số yếu tố khác, chẳng hạn như: 

  • Tác dụng phụ của biện pháp tránh thai: Phương pháp đặt vòng tránh thai hoặc uống thuốc ngừa thai thường xuyên có thể tác động tiêu cực đến sự cân bằng nội tiết tố và chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. 
  • Mắc bệnh mạn tính: Một số căn bệnh mạn tính như viêm vùng chậu, dị ứng celiac, u nang buồng trứng, u xơ tử cung,… có thể dẫn đến hiện tượng chậm kinh. 

Di-ung-celiac-la-mot-trong-nhung-benh-man-tinh-gay-ra-hien-tuong-cham-kinh-o-nu-gioi

Dị ứng celiac là một trong những bệnh mạn tính gây ra hiện tượng chậm kinh ở nữ giới

>>>Xem thêm: Đau bụng đến tháng là do đâu?

Cách giúp chị em lấy lại kinh nguyệt nhanh chóng và hiệu quả

Vậy làm thế nào để phái đẹp sớm giải quyết được tình trạng chậm kinh hiệu quả? Câu trả lời nằm ở chính lối sống sinh hoạt thường ngày của người phụ nữ. Theo khuyến nghị của chuyên gia y tế, để nhanh chóng lấy lại kinh nguyệt sớm nhất, chị em nên áp dụng các biện pháp dưới đây: 

Tập yoga 

Từ lâu, yoga đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh có tác dụng hữu hiệu trong việc cải thiện và làm giảm các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt ở phái nữ, bao gồm cả hiện tượng chậm kinh. Tập yoga thường xuyên giúp kích thích cơ thể sản sinh lượng hormone vừa đủ, đồng thời làm giảm các dấu hiệu chậm kinh như đau bụng trước nguyệt san, thay đổi tâm trạng, đau tức ngực, suy nhược cơ thể và mệt mỏi. 

Tap-yoga-la-mot-bien-phap-giup-day-lui-tinh-trang-cham-kinh-hieu-qua 

Tập yoga là một biện pháp giúp đẩy lùi tình trạng chậm kinh hiệu quả 

Bổ sung vitamin B và D

Cơ thể con người luôn cần đến vitamin để thực hiện tốt các hoạt động sống diễn ra thường ngày, bao gồm cả điều hoà kinh nguyệt. Hai loại vitamin cần thiết giúp phái nữ sớm giải quyết được tình trạng chậm kinh là vitamin B và D. 

Các chuyên gia sức khỏe cho biết, vitamin B có công dụng điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt khá hiệu quả. Chị em có dấu hiệu chậm kinh nên bổ sung vitamin B thường xuyên qua chế độ ăn uống hàng ngày để sớm lấy lại kinh nguyệt. Một số thực phẩm giàu vitamin B mà bạn nên lựa chọn, bao gồm các loại cá, gan, thịt đỏ, rau xanh lá, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu,… 

Bên cạnh vitamin B, phụ nữ bị trễ kinh cũng nên bổ sung những nguồn cung cấp vitamin D như sản phẩm từ sữa, sữa, ngũ cốc nguyên hạt hoặc từ ánh nắng mặt trời. Sở dĩ, vitamin D có tác dụng rất tốt đối với những trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt, đặc biệt là ở những phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Hơn nữa, vitamin D cũng góp phần cải thiện đáng kể các vấn đề về cảm xúc gây ra bởi chậm kinh, chẳng hạn như lo lắng, trầm cảm. 

Bo-sung-vitamin-D-qua-che-do-an-uong-giup-khac-phuc-nhanh-chung-cham-kinh 

Bổ sung vitamin D qua chế độ ăn uống giúp khắc phục nhanh chứng chậm kinh 

“Kết thân” với dứa

Theo nghiên cứu, dứa (hay trái thơm, khóm) được xem là một phương pháp tự nhiên giúp hỗ trợ hiệu quả cho các chị em đang gặp phải những dấu hiệu chậm kinh. Trong dứa có chứa một lượng lớn enzyme bromelain, có tác dụng làm mềm lớp niêm mạc tử cung, từ đó giúp điều hoà kinh nguyệt. Mặt khác, bromelain trong dứa cũng có đặc tính giảm đau và chống viêm nên có thể giúp xoa dịu những cơn đau bụng trước và trong kỳ nguyệt san. 

Duy trì cân nặng ở mức phù hợp 

Một trong những biện pháp giúp đẩy lùi tình trạng chậm kinh hoặc kinh nguyệt không đều đơn giản tại nhà là duy trì cân nặng ổn định thông qua kiểm soát chế độ ăn uống và tuân thủ lối sống sinh hoạt lành mạnh. Phụ nữ bị trễ kinh nên ăn uống điều độ, tập thể dục thường xuyên và hạn chế các tác nhân gây căng thẳng để sớm lấy lại một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. 

day-lui-hieu-qua-chung-cham-kinh-bang-cach-duy-tri-can-nang-o-muc-hop-ly 

Đẩy lùi hiệu quả chứng chậm kinh bằng cách duy trì cân nặng ở mức hợp lý 

Kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược giúp chị em điều hòa kinh nguyệt

Với sự phát triển tiên tiến của nền y học, hiện nay vấn đề chậm kinh hoặc chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể được giải quyết nhờ việc sử dụng kết hợp sản phẩm thảo dược cùng chế độ ăn uống, tập luyện và sinh hoạt lành mạnh. Tiêu biểu trong các dòng sản phẩm thảo dược thì phải kể đến viên uống chứa hợp chất N-acetyl-L-cysteine cùng sự góp mặt của các dược liệu như đương quy, đan sâm, hương phụ, nga truật và sài hồ bắc. 

Thành phần chính N-acetyl-L-cystein trong sản phẩm được nghiên cứu khoa học chứng minh có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết, cải thiện hệ miễn dịch, giúp cân bằng nội tiết tố và đẩy lùi hiệu quả các dấu hiệu chậm kinh ở nữ giới. Hơn nữa, hợp chất này còn có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp triệt tiêu các gốc tự do gây hại cho cơ thể, đồng thời làm giảm sự xâm lấn của các tế bào lạc nội mạc tử cung. Nhờ công dụng này, việc sử dụng sản phẩm chứa N-acetyl-L-cysteine được xem là phương pháp lý tưởng giúp chị em khắc phục nhanh những vấn đề về sức khỏe sinh sản, trong đó bao gồm cả chậm kinh và rối loạn kinh nguyệt. 

Với sự góp mặt của các dược liệu quý khác trong đông y như nga truật, sài hồ bắc, hương phụ, đan sâm và đương quy đã tạo ra một công thức toàn diện, giúp tác động vào nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng chậm kinh. Những thảo dược này từ lâu được biết đến với công dụng bổ huyết, điều kinh và giảm đau bụng kinh hữu hiệu. Vì các thành phần của sản phẩm chủ yếu được bào chế từ tự nhiên, do đó viên uống thảo dược chứa N-acetyl-L-cysteine được đánh giá là an toàn và không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. 

Su-dung-san-pham-thao-duoc-co-thanh-phan-duong-quy-giup-dieu-hoa-kinh-nguyet-va-khac-phuc-cham-kinh-hieu-qua

Sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần đương quy giúp điều hòa kinh nguyệt và khắc phục chậm kinh hiệu quả

Khi nhận thấy bản thân có dấu hiệu chậm kinh, chị em cần nhanh chóng đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định cụ thể nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương hướng điều trị đúng đắn và phù hợp. Chậm kinh sẽ không còn là nỗi lo lắng nếu bạn tuân theo một lối sống lành mạnh, đồng thời kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược tự nhiên chứa N-acetyl-L-cysteine. Để được tư vấn chi tiết và giải đáp mọi thắc mắc, bạn vui lòng ghi lại câu hỏi dưới phần bình luận. 

>>>Xem thêm: Đau bụng kinh có nguy hiểm không?

Nguồn tham khảo: 

https://www.medicinenet.com/how_late_can_period_be_before_know_youre_pregnant/article.htm

https://www.parents.com/pregnancy/signs/symptoms/7-reasons-for-a-late-period-other-than-pregnancy/ 

https://patient.info/womens-health/periods-and-period-problems/missed-periods 

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline