Đau bụng kinh nên làm gì cho đỡ đau? Tham khảo ngay

Đau bụng kinh nên làm gì là vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm. Bởi đau bụng kinh luôn không chỉ gây rắc rối trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ. Dưới đây là một số biện pháp giảm đau bụng kinh đơn giản mà chị em có thể tham khảo.

Đau bụng kinh nên làm gì cho đỡ đau?

Có khá nhiều cách để làm giảm đau bụng kinh cho chị em. Dưới đây là câu trả lời “đau bụng kinh đến tháng thì nên làm gì” mà chị em có thể tham khảo.

Áp dụng phương pháp nhiệt

Một nhà khoa học đến từ Đại học College London (Anh) đã chứng minh rằng, nhiệt độ khoảng 40 độ C có thể giúp chị em giảm đau bụng kinh. Điều tuyệt vời hơn là các nhà nghiên cứu phát hiện ra nhiệt có tác dụng giảm đau tương tự như thuốc. Vì vậy, bạn hãy lấy một chai nước hoặc túi chườm ấm đặt lên vùng bụng dưới và cơn đau bụng kinh sẽ dần dịu đi.

Ngoài ra, chị em có thể tắm nước ấm để giúp làm dịu cơn đau bụng kinh, thư giãn cơ thể cả tinh thần lẫn thể chất. Hãy đổ nước đầy bồn, thêm ít gừng, muối và ngâm mình vào trong bồn khoảng 10 phút.

Đau bụng tới tháng nên làm gì? - Xoa bóp, massage với tinh dầu

Xoa bóp, massage vùng bụng dưới với tinh dầu giúp giảm đau bụng kinh. Sau đây là một số kỹ thuật xoa bóp, massage mà chị em có thể áp dụng để vượt qua kỳ kinh nguyệt nhẹ nhàng:

Đặt lòng bàn tay lên giữa bụng và massage theo hình vòng tròn, hơi ấn nhẹ vào bụng. Thực hiện như vậy nhiều lần để cơn đau giảm dần.

Xoa-bop-vung-bung-duoi-giup-giam-dau-bung-kinh-hieu-qua

Xoa bóp vùng bụng dưới giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả

Tránh một số loại thực phẩm

Chị em nên ăn đủ chất dinh dưỡng nhưng cần tránh các đồ ăn cay, nóng, thức ăn chế biến sẵn, thịt đóng hộp, đồ ăn chiên nhiều dầu mỡ vì chúng gây táo bón và làm đau bụng kinh nặng thêm.

Tới tháng đau bụng kinh nên làm gì? - Thử uống các loại trà thảo mộc từ tự nhiên

Trà hoa cúc có đầy đủ các chất chống viêm ức chế prostaglandin. Prostaglandin gây ra các cơn co thắt cơ tử cung, đau bụng kinh. Nhấm nháp trà hoa cúc mỗi ngày giúp ức chế chất prostaglandin gây đau và tăng cường lưu lượng kinh nguyệt để giảm bớt các triệu chứng kinh nguyệt.

Trong một nghiên cứu, khoảng 80% phụ nữ trẻ uống viên nang chứa 30mg chiết xuất thì là 4 lần mỗi ngày trong 3 ngày trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt của họ ít đau hơn những người dùng giả dược. Các nhà nghiên cứu cho rằng thì là ức chế các cơn co thắt tử cung được kích thích bởi prostaglandin.

Trong một nghiên cứu trên phụ nữ trẻ ở Mỹ, những người uống viên nang chứa 400mg quế 3 lần mỗi ngày trong 3 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt thì thấy  lượng máu kinh ít hơn, ít đau hơn, giảm buồn nôn và tần suất nôn mửa so với người dùng giả dược. Vì vậy, bạn hãy thử dùng trà quế khi đến ngày hành kinh, nó có thể giúp bạn giảm đau bụng kinh và các triệu chứng kinh nguyệt khác.

Một nghiên cứu cho thấy rằng, gừng làm giảm các triệu chứng của đau bụng kinh nguyên phát tương tự như NSAID như ibuprofen và axit mefenamic. Uống trà gừng có thể giúp bạn giảm đau trong thời kỳ kinh nguyệt.

>>>Xem thêm: Vuốt môi trên hết đau bụng kinh - Mẹo hay chị em không nên bỏ lỡ

Xây dựng chế ăn khoa học và hợp lý

Xây dựng một chế độ ăn khoa học rất hữu ích cho những chị em khi đến ngày đèn đỏ. Chị em nên ăn rau xanh, trái cây, cá, sữa đậu nành, các loại hạt,... để bổ sung vitamin E, B1, B6, kẽm, magie vì chúng là những thành phần giúp giảm thiểu hormone gây đau bụng kinh, chống sưng viêm vùng kín. Chị em nên uống nước ép thay vì các loại đồ uống có gas, nước giải khát trong hoặc trước kỳ kinh nguyệt.

Mot-che-do-an-khoa-hoc-rat-huu-ich-cho-chi-em-bi-dau-bung-kinh

Một chế độ ăn khoa học rất hữu ích cho chị em bị đau bụng kinh

Bổ sung chất khoáng boron

Boron là một khoáng chất giúp cơ thể hấp thu canxi, photpho và làm giảm đau bụng kinh. Một nghiên cứu năm 2015 đã phát hiện ra rằng, boron làm giảm cường độ đau và độ dài của chu kỳ kinh nguyệt. Thực phẩm có hàm lượng boron cao bao gồm bơ, mận khô, đậu xanh, chuối,...

Uống nhiều nước hơn

Nghe có vẻ kỳ quặc, nhưng nước giúp chị em tránh bị đầy hơi trong kỳ kinh nguyệt. Nước ấm hoặc nước nóng thường tốt hơn cho chứng đau bụng kinh vì nó làm tăng lưu lượng máu đến da và giãn cơ trơn tử cung.

Đau bụng kinh nên làm gì? - Bổ sung canxi

Khoáng chất này có thể giúp giảm co cứng cơ trong kỳ kinh nguyệt. Thực phẩm giàu canxi bao gồm: Các sản phẩm từ sữa, hạt mè, quả hạnh, lá rau xanh,... Canxi có thể bổ sung bằng các viên uống, tuy nhiên trước khi bổ sung, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ.

Đau bụng kinh đến tháng nên làm gì? - Tập thể dục, yoga

Tập thể dục sẽ khiến cơ thể thoải mái, dễ chịu và giải phóng ra endorphin - Hormone hạnh phúc, giúp làm giảm đau bụng kinh hiệu quả. Bạn hãy hoạt động thể dục bằng các bài tập nhẹ như đi bộ, yoga, thiền,... sẽ có ích trong kỳ kinh nguyệt hơn là những bài tập nặng.

Tap-yoga-moi-ngay-se-giup-lam-diu-cac-con-dau-bung-kinh

Tập yoga mỗi ngày sẽ giúp làm dịu các cơn đau bụng kinh

Sử dụng một số bài thuốc đông y

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây đau bụng kinh là do khí huyết ứ trệ, hệ miễn dịch suy giảm nên các bài thuốc đông y cũng được rất nhiều chị em quan tâm. Chị em có thể áp dụng các bài thuốc sau:

  • Chuẩn bị đỗ đen 30g, hồng hoa 6g, đường đỏ. Sau đó rang sơ đỗ đen, cho đỗ và hoa hồng vào nồi với 500ml nước, đun đến khi đỗ chín nhừ thì thêm một ít đường đỏ và khuấy đều. Uống ngày 2 lần, dùng 3 ngày trước kỳ kinh.
  • Chuẩn bị ngải cứu 50g, gạo tẻ 100g và đường đỏ. Rửa sạch và thái mỏng ngải cứu, cho ngải cứu vào nồi ninh khoảng 30 phút, chắt lấy nước rồi cho gạo vào đun đến khi nhừ như cháo, thêm đường đỏ vừa đủ. Ăn 3 ngày liên tục trước kỳ kinh.

Dùng thuốc không kê đơn (OTC)

Cơn co thắt tử cung dẫn đến đau bụng kinh là do hormone prostaglandin. Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid có thể giúp làm giảm hàm lượng prostaglandin trong máu của người phụ nữ, dẫn đến làm giảm các cơn đau bụng kinh. Để tránh thuốc gây ảnh hưởng tới sức khỏe thì chỉ nên sử dụng lúc xuất hiện các cơn đau.

Su-dung-thuoc-tay-nhieu-se-gay-anh-huong-den-suc-khoe

Sử dụng thuốc tây nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Cải thiện các cơn đau bụng kinh khi đến ngày đèn đỏ nhờ sản phẩm từ thảo dược

Các thảo dược dùng để chữa đau bụng kinh tại nhà được rất nhiều chị em sử dụng và lựa chọn bởi chúng an toàn là lành tính khi sử dụng lâu dài. Chính vì vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm có thành phần chính là N-acetyl-L-cysteine. Thành phần này đã được nghiên cứu tại Nhật Bản và Ý có tác dụng rõ rệt trong việc làm giảm đau bụng kinh và ngăn cản sự xâm lấn của các mô lạc nội mạc tử cung. Ngoài ra, sản phẩm còn có sự kết hợp với đan sâm, hương phụ, đương quy, nga truật, sài hồ bắc giúp bổ huyết, hành khí. Từ đó, sản phẩm hỗ trợ cải thiện chứng đau bụng kinh, giúp tăng cường lưu thông khí huyết, tăng cường hệ miễn dịch.

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Chị em nên liên hệ với bác sĩ ngay nếu cơn đau trở nên dữ dội và chảy máu rất nhiều. Cụ thể như sau:

  • Cơn đau bụng kinh liên tục và cản trở các hoạt động hàng ngày của chị em.
  •  Cơn đau càng ngày càng tồi tệ hoặc chảy máu nghiêm trọng hơn.
  • Thuốc giảm đau không có tác dụng đối với các cơn đau này.

Bài viết trên là câu trả lời thắc mắc đau bụng kinh nên làm gì. Ngoài các biện pháp tại nhà như đã nêu thì chị em nên kết hợp sử dụng sản phẩm có thành phần N-acetyl-L-cysteine. 

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề đau bụng kinh nên làm gì, hãy để lại số điện thoại hoặc comment bên dưới, các chuyên gia sẽ tư vấn cụ thể hơn cho bạn.

>>>Xem thêm: Bật mí những tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/womens-health/menstrual-cramp-remedies#prevention

https://www.onhealth.com/content/1/menstrual_period_cramps

https://www.healthpartners.com/blog/13-ways-to-stop-period-pain/

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline