Các dấu hiệu đau bụng kinh và cách cải thiện hiệu quả

Những triệu chứng và dấu hiệu đau bụng kinh thông thường gồm đau quặn vùng bụng dưới hoặc dữ dội trước và trong ngày hành kinh, mệt mỏi, đau lưng dưới, tâm trạng thay đổi, các vấn đề về đường ruột. 

Khái niệm đau bụng kinh

Đau bụng kinh là những cơn đau nhói hoặc đau quặn ở vùng bụng dưới, thường xuất hiện trước hoặc trong khi hành kinh. Một số người chỉ cảm thấy cơn đau này hơi khó chịu. Tuy nhiên, có rất nhiều người phải chịu đựng những cơn đau dữ dội và cản trở mọi hoạt động hàng ngày của họ khi đến kỳ kinh.

Những người phụ nữ đau bụng do sinh lý thì cơn đau sẽ giảm dần theo tuổi tác và sau khi sinh con. Còn nếu nguyên nhân đau do các bệnh lý như u xơ tử cung, viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung có thể khiến cơn đau bụng kinh trở nên dữ dội hơn.

Các dấu hiệu đau bụng kinh mà chị em nên biết

Bạn đang thắc mắc triệu chứng của đau bụng kinh nguyệt như thế nào? Sau đây là một số triệu chứng của đau bụng kinh có thể xảy ra khi phụ nữ đến ngày đèn đỏ:

Đau bụng quặn

Đau quặn bụng là dấu hiệu thường gặp nhất của đau bụng kinh. Cơn đau có thể xuất hiện trước vài ngày hoặc trong lúc hành kinh. Cơn đau xảy ra do các hormone sinh dục tiết ra nhiều hơn, làm tử cung co thắt mạnh và gây đau quặn vùng bụng dưới. Cơn đau có thể khiến bạn không thể tham gia các hoạt động bình thường hàng ngày của mình.

dau-bung-quan-la-mot-trong-nhung-dau-hieu-dau-bung-kinh

Đau bụng quặn là một trong những dấu hiệu đau bụng kinh

Ngực căng tức

Căng tức ngực có thể là dấu hiệu của đau bụng kinh ở nữ giới. Hiện tượng này có thể xảy ra một tuần trước khi hành kinh. Chị em cảm thấy vùng ngực bị căng tức, ban đầu chỉ xuất hiện ở vùng ngực nhưng sau đó có thể lan rộng xuống gần nách. Đồng thời kích thước vòng 1 cũng to hơn lúc bình thường do nội tiết tố estrogen tăng lên. 

Mệt mỏi - Dấu hiệu của đau bụng kinh

Khi chu kỳ kinh nguyệt đến gần, cơ thể bạn chuyển từ trạng thái sẵn sàng để duy trì thai kỳ sang chuẩn bị hành kinh. Mức độ nội tiết tố giảm mạnh và mệt mỏi. Ngoài ra, thay đổi tâm trạng, hay đau bụng kinh khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi trong người.

Các vấn đề về đường ruột

Vì ruột rất nhạy cảm với những thay đổi nội tiết tố, bạn có thể gặp các vấn đề về đường ruột như tiêu chảy, buồn nôn, táo bón khi bị những cơn đau bụng kinh hành hạ. Bởi prostaglandin gây ra cơn co thắt tử cung (gây đau bụng kinh) có thể khiến các cơ ở ruột co thắt.

Tính khí bất thường

Do phải chịu đựng những triệu chứng của đau bụng kinh (đau bụng, đau ngực, mệt mỏi,...) nên tâm trạng của chị em thường trở nên thất thường, hay cáu gắt, tức giận một cách vô cớ.

Đau lưng dưới - Dấu hiệu đau bụng kinh

Các cơn co thắt tử cung và bụng dưới kích hoạt do giải phóng prostaglandin cũng có thể gây ra những cơn co thắt ở lưng dưới. Từ đó, dẫn đến cảm giác đau nhức lưng dưới. Một số người có thể thấy cảm giác khó chịu nhẹ ở lưng, nhưng một số người lại bị đau lưng dưới đáng kể trong kỳ kinh nguyệt.

Khó ngủ - Biểu hiện của đau bụng kinh nguyệt

Các triệu chứng của đau bụng kinh như tâm trạng thay đổi, đau lưng, căng tức ngực, thiếu hụt tryptophan,... có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến bạn khó ngủ hơn. Khi bị thiếu ngủ sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và công việc của bạn.

Kho-ngu-la-trieu-chung-cua-dau-bung-kinh 

Khó ngủ là triệu chứng của đau bụng kinh 

>>>Xem thêm: Dấu hiệu bị rong huyết

Nguyên nhân gây đau bụng kinh khi đến tháng

Tại sao đau bụng kinh là thắc mắc của rất nhiều chị em. Bình thường, trứng sẽ rụng theo chu kỳ hàng tháng và khi không được thụ tinh, tử cung sẽ tăng co bóp để làm bong lớp niêm mạc tử cung và tống ra ngoài. Trong lúc tử cung co bóp, các mạch máu bị chèn ép khiến cho máu và oxy cung cấp tới tử cung bị gián đoạn, từ đó các mô sẽ giải phóng prostaglandin gây đau.

Ngoài ra, đau bụng kinh có thể do mắc các bệnh lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, bệnh viêm vùng chậu, hẹp cổ tử cung,...

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân cốt lõi gây ra đau bụng kinh là khí huyết ứ trệ (khí huyết kém lưu thông), hệ miễn dịch bị suy giảm, tăng các gốc tự do. Vì vậy, muốn cải thiện được triệu chứng đau bụng kinh nguyệt cần tác động được vào các nguyên nhân này.

Các phương pháp điều trị đau bụng kinh khi đến tháng

Tùy vào nguyên nhân và triệu chứng đau bụng kinh mà có những cách điều trị khác nhau. 

Thuốc được sử dụng để giảm đau bụng kinh

Trong trường hợp đau bụng hành kinh phải sử dụng đến thuốc thì bác sĩ có thể đưa ra các chỉ định sau đây:

  • Sử dụng các thuốc giảm đau như paracetamol hay thuốc NSAID (ibuprofen, meloxicam,...). Các thuốc này có tác dụng làm giảm cơn đau một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng chỉ giải quyết được phần ngọn mà chưa tác động được vào nguyên nhân sâu xa gây đau bụng kinh. Khi sử dụng các thuốc này có thể gây buồn nôn, chóng mặt và viêm loét dạ dày nếu sử dụng lâu dài.
  • Sử dụng các thuốc tránh thai dạng uống, miếng dán, cấy dưới da,... để điều trị cơn đau bụng kinh bằng cách kiểm soát nội tiết tố.
  • Bạn cần phải phẫu thuật nếu dấu hiệu đau bụng kinh do các bệnh lý tiềm ẩn gây ra hoặc sử dụng thuốc không đem lại tác dụng. Phẫu thuật nội soi ổ bụng được thực hiện khi người phụ nữ muốn có con trong tương lai, còn phẫu thuật cắt bỏ tử cung khi người phụ nữ không còn kế hoạch sinh con.

Su-dung-thuoc-tay-lau-dai-se-gay-anh-huong-den-suc-khoe

Sử dụng thuốc tây lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Các biện pháp cải thiện đau bụng kinh tại nhà 

Ngoài ra, để cải thiện cơn đau bụng kinh dưới, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau tại nhà:

  • Sử dụng chai nước ấm hoặc túi chườm ấm đặt lên vùng bụng dưới khoảng 10 phút.
  • Tập luyện một số bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, thiền,... để tăng cường sức khỏe.
  • Sắp xếp công việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng kéo dài.
  • Sử dụng một số thực phẩm bổ sung vitamin, magie, acid béo omega-3,... Hoặc bổ sung bằng cách ăn các loại rau xanh, hoa quả, cá hồi, các loại đậu,...
  • Tránh uống bia, rượu, cà phê, hút thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích khác vì có thể khiến cho tình trạng đau bụng đến tháng trở nên trầm trọng hơn.
  • Châm cứu cũng là một cách giúp giảm đau bụng đến tháng. Một số nghiên cứu cho thấy, sau buổi châm cứu, cơn đau giảm đi một cách tự nhiên, giúp giãn cơ do các thụ thể opioid trong cơ thể dễ hấp thu các chất giảm đau tự nhiên.
  • Ngoài ra, các sản phẩm từ thảo dược cũng được rất nhiều chị em săn đón bởi chúng an toàn và lành tính khi sử dụng lâu dài. Tiêu biểu trong số đó là sản phẩm có thành phần chính N-acetyl-L-cysteine. Thành phần phần này đã được nghiên cứu tại nhiều quốc gia (Ý, Nhật Bản,...) cho thấy có tác dụng rõ rệt trong việc giảm đau bụng kinh và ngăn cản sự xâm lấn của lạc nội mạc tử cung. Sản phẩm còn có sự kết hợp của các thành phần từ thảo dược như đương quy, đan sâm, hương phụ, nga truật, sài hồ bắc có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa, lưu thông khí huyết.

Trên đây là tổng quan về dấu hiệu đau bụng kinh và cách khắc phục. Để cải thiện đau bụng kinh hiệu quả, bạn nên kết hợp thuốc, chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp với sản phẩm có thành phần chính là N-acetyl-L-cysteine. Nếu còn thắc mắc gì về vấn đề đau bụng kinh, hãy để lại số điện thoại hoặc comment bên dưới, các chuyên gia sẽ tư vấn kỹ lưỡng hơn cho bạn.

>>>Xem thêm: Rong kinh ra máu đen có đáng lo ngại không?

Tài liệu tham khảo:

https://www.nichd.nih.gov/health/topics/menstruation/conditioninfo/symptoms

https://www.healthline.com/health/womens-health/period-signs

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menstrual-cramps/symptoms-causes/syc-20374938

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline