Bị rong kinh nên uống thuốc gì để cải thiện?

Bị rong kinh uống thuốc gì? Rong kinh có thể sử dụng thuốc tây, ngoài ra nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học. Bài viết dưới đây sẽ trình bày cụ thể hơn cho bạn.

Rong kinh kéo dài ảnh hưởng gì đến người bệnh?

Khi bị rong kinh kéo dài mà không điều trị dứt điểm, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, cụ thể:

  • Cơ thể mệt mỏi: Khi lượng máu trong kỳ kinh ra quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Biểu hiện của tình trạng này là những cơn đau đầu đi kèm chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi và đôi khi cả ngất xỉu.

  • Tăng nguy cơ gây viêm nhiễm: Khi chu kỳ kinh kéo dài sẽ tạo nên cảm giác bức bối, khó chịu vùng kín. Bên cạnh đó, đây cũng là môi trường để các vi khuẩn xâm nhập dễ dàng, dẫn đến gây viêm những cơ quan sinh dục. 

  • Ảnh hưởng đến chức năng sinh sản: Chứng rong kinh kéo dài quá lâu sẽ tác động đến buồng trứng và là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở phụ nữ.

  • Ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống hàng ngày: Rong kinh sẽ khiến cho phụ nữ mệt mỏi, cảm xúc tiêu cực, dễ nóng giận, cáu gắt, tâm lý luôn lo lắng dẫn đến stress,...

Rong-kinh-keo-dai-anh-huong-den-tam-ly-va-cuoc-song-hang-ngay-cua-phu-nu

Rong kinh kéo dài ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống hàng ngày của phụ nữ

>>>Xem thêm: Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt và cách điều trị

Bị rong kinh nên uống thuốc gì?

Nguyên nhân rong kinh thường do rối loạn nội tiết ở nữ giới tuổi dậy thì hoặc phụ nữ tiền mãn kinh. Ngoài ra, rong kinh cũng là dấu hiệu của một số bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu,... Vậy khi bị rong kinh kéo dài uống thuốc gì? Dưới đây là một số thuốc tây trị rong kinh mà bác sĩ có thể chỉ định cho bạn:

Sử dụng thuốc cầm máu

Rong kinh nên uống thuốc cầm máu (tranexamic acid) có tác dụng ức chế sự phân hủy plasminogen và các tác nhân đông máu; Hạn chế phân hủy fibrin trong cục máu đông.

Các nghiên cứu cho thấy, tranexamic acid làm giảm chảy máu trong kỳ kinh nguyệt từ 29-58% theo cơ chế làm giảm hóa lỏng máu vón cục từ các tiểu động mạch của lạc nội mạc tử cung. Thuốc không có tác dụng làm giảm đau bụng kinh, tránh thai hay điều hòa kinh nguyệt. Bạn nên uống với liều 1g mỗi 6-8 giờ bắt đầu từ ngày hành kinh đến ngày thứ 5. Loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu mệt mỏi, đau lưng, đau khớp, đau bụng,...

Lưu ý: Không sử dụng cho các bệnh nhân có nguy cơ, đã hoặc đang mắc các bệnh huyết khối tắc mạch (tắc mạch phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu, huyết khối não,...). Và thận trọng trên các bệnh nhân có chảy máu trên đường tiết niệu, đông máu nội mạch, xuất huyết dưới mạng nhện, tắc nghẽn do hình thành cục máu đông.

Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)

Bị rong kinh uống thuốc gì? Thuốc kháng viêm không steroid cũng là một lựa chọn. Thuốc có tác dụng làm giảm tổng hợp prostaglandin - Chất gây co thắt và xuất huyết tử cung, từ đó giúp làm giảm 20-25% lượng máu mất. Thuốc chống viêm không steroid thường được chỉ định cho người bị rong kinh kèm đau bụng kinh với liều 250-500mg mỗi 8h (uống từ khi có kinh đến khi hết ra máu). Khi sử dụng các nhóm thuốc này có thể gây buồn nôn, khó tiêu, viêm loét dạ dày tá tràng, chóng mặt,... 

Lưu ý: Không sử dụng cho người bị dị ứng với aspirin hoặc NSAIDs khác, viêm loét dạ dày, tá tràng, suy thận. Cần thận trọng đối với những người bị tăng huyết áp, bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông máu, tăng kali máu.

NSAIDs-la-thuoc-tay-y-tri-rong-kinh-hieu-qua

NSAIDs là thuốc tây y trị rong kinh hiệu quả

Điều trị rong kinh bằng danazol

Danazol có tác dụng ức chế hoạt động của progesterone và estrogen. Đồng thời, giúp ngăn cản sự xâm lấn các tế bào nội mạc và ức chế sản xuất gonadotropins ở tuyến yên. Loại thuốc này làm giảm 50% lượng máu kinh. Do có nhiều tác dụng phụ như tăng huyết áp, phù nề, trầm cảm, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, vô sinh, rối loạn kinh nguyệt, khô âm đạo,... nên thuốc cần được cân nhắc kỹ trước khi sử dụng.

Lưu ý: Không sử dụng danazol cho người bị chảy máu âm đạo, suy thận, tim, phụ nữ có thai và cho con bú. Cần thận trọng với bệnh nhân đái tháo đường, động kinh, đau nửa đầu,... Không sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Bị rong kinh uống gì hết? - Thuốc chữa rong kinh gonadotropin (GnRH)

Khi sử dụng gonadotropin sẽ làm giảm lượng máu mất do thuốc gây vô kinh. Sử dụng loại thuốc này lâu dài dẫn đến ức chế tuyến yên tiết các hormone sinh dục, dó đó làm giảm nồng độ progesterone và estrogen. Tình trạng vô kinh sẽ được phục hồi khi ngừng sử dụng thuốc. Thuốc gonadotropin gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, triệu chứng tiền mãn kinh.

Điều trị rong kinh bằng các dụng cụ đặt tử cung chứa levonorgestrel

Phương pháp này phù hợp cho người vừa muốn chữa rong kinh, vừa muốn tránh thai. Dụng cụ chứa levonorgestrel làm ngăn chặn các tế bào nội mạc tử cung gia tăng, từ đó ngăn chặn rụng trứng. Thuốc có tác dụng làm giảm lượng máu kinh từ 70-96%, đạt hiệu quả khi sử dụng ít nhất 6 chu kỳ kinh nguyệt. Bạn sử dụng bằng cách đưa 1 đơn vị vào khoang tử cung trong vòng 7 ngày kể từ ngày đầu hành kinh. Khi đặt dụng cụ có thể gây ra trầm cảm, mụn trứng cá, đau đầu, chảy máu âm đạo, đau vùng chậu,...

Lưu ý: Không sử dụng cho bệnh nhân có vấn đề về vùng chậu, viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, chảy máu tử cung, bệnh gan, ung thư và phụ nữ có thai. Cần thận trọng đối với bệnh nhân rối loạn đông máu, tiểu đường, tim bẩm sinh, có tiền sử thai ngoài tử cung.

Dung-cu-dat-tu-cung-vua-chua-rong-kinh-vua-tranh-thai-hieu-qua

Dụng cụ đặt tử cung vừa chữa rong kinh, vừa tránh thai hiệu quả

Sử dụng các thuốc progesterone

Là thuốc tây y trị rong kinh cuối cùng được áp dụng. Thuốc có tác dụng ngăn chặn sự gia tăng nội mạc tử cung và được sử dụng từ 7-10 ngày trong giai đoạn hoàng thể (giai đoạn sau ngày rụng trứng và trước ngày hành kinh kế tiếp). Thuốc có thể gây chảy máu kinh nguyệt (83%) khi sử dụng lâu dài.

Các bài thuốc chữa rong kinh tại nhà

Khi nhắc đến bị rong kinh uống thuốc gì? Nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các bài thuốc từ thảo dược. Theo kinh nghiệm của thời xưa, một số cây như ngải cứu, gừng, cỏ nhọ nồi,... có tác dụng hữu ích trong việc hỗ trợ cải thiện rong kinh. Sau đây là một số cách trị rong kinh bằng thuốc nam mà bạn có thể áp dụng. 

Bài thuốc trị rong kinh từ nhọ nồi

Nhọ nồi (cỏ mực) có tác dụng chữa các bệnh như vàng da, viêm gan, ăn không tiêu, đau răng, rối loạn kinh nguyệt. Theo y học cổ truyền, cỏ mực có tác dụng cầm máu, làm giảm lượng máu bị mất do rong kinh. Ngoài ra, nhọ nồi còn có tác dụng kháng khuẩn, thanh nhiệt, giải độc.

Bạn có thể lấy 1 nắm lá cỏ mực tươi, đem rửa sạch và ngâm với muối 15 phút. Sau đó thái nhỏ hoặc xay với 300ml nước sôi để nguội, lọc lấy nước chia làm 2 lần (sáng, tối). Bạn nên sử dụng trước hoặc trong kỳ kinh để làm giảm lượng máu mất, ngăn ngừa rong kinh.

Bài thuốc chữa rong kinh bằng ngải cứu

Ngải cứu có tính ấm, giúp khí huyết lưu thông, cầm máu, kháng viêm. Vì vậy, ngải cứu được sử dụng để chữa rong kinh, viêm âm đạo, đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt,... Không sử dụng ngải cứu chữa rong kinh cho người mắc bệnh gan và rối loạn đường tiêu hóa. Bạn có thể sử dụng 60g ngải cứu tươi, đem rửa sạch và sắc với 1 lít nước. Đun sôi, hạ nhỏ lửa đến khi còn khoảng 500ml. Gạn lấy nước uống này 3 lần trước hoặc trong chu kỳ kinh.

Ngai-cuu-co-tac-dung-chong-viem-cam-mau,-dieu-hoa-kinh-nguyet

Ngải cứu có tác dụng chống viêm, cầm máu, điều hòa kinh nguyệt

Hỗ trợ cải thiện rong kinh bằng thảo dược

Hiện nay, có rất nhiều chị em bận rộn, không có thời gian để chuẩn bị các bài thuốc trên hàng ngày. Hiểu được nỗi khổ của chị em, các nhà khoa học đã nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm có thành phần từ thảo dược. Tiêu biểu trong số đó là sản phẩm có thành phần chính là N-acetyl-L-cysteine đã được nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới có tác dụng ngăn cản sự xâm lấn của lạc nội mạc tử cung và cải thiện đau bụng kinh rõ rệt. Ngoài ra, sản phẩm còn có sự kết hợp với các thảo dược đan sâm, hương phụ, đương quy, sài hồ bắc có tác dụng bổ huyết, điều kinh, lưu thông khí huyết, hỗ trợ cải thiện rong kinh, đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt

Trên đây là lời giải đáp thắc mắc bị rong kinh uống thuốc gì? Có rất nhiều loại thuốc tây y trị rong kinh nhưng đem lại nhiều tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Để điều trị nhanh và hiệu quả, bạn nên kết hợp với sản phẩm có thành phần chính là N-acetyl-L-cysteine. Nếu bạn đang có băn khoăn gì về vấn đề rong kinh, hay để lại số điện thoại hoặc bình luận bên dưới, các chuyên gia sẽ tư vấn cụ thể hơn cho bạn. 

>>>Xem thêm: Trễ kinh 2 ngày có phải dấu hiệu của mang thai không?

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menorrhagia/diagnosis-treatment/drc-20352834

https://www.drugs.com/condition/menorrhagia.html

https://www.aafp.org/afp/2007/0615/p1813.html

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline