Có rất nhiều người lo lắng rối loạn kinh nguyệt có mang thai được không cũng như tác động của rối loạn kinh nguyệt đến khả năng mang thai như thế nào? Để giải đáp thắc mắc này, xin mời bạn đọc theo dõi tiếp bài viết này nhé.
Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có chu kỳ kinh nguyệt từ 21-35 ngày, trong đó có 3-5 ngày đèn đỏ. Lượng máu mất đi trung bình mỗi chu kỳ kinh là 50-80ml. Nhưng vì một số nguyên nhân mà chu kỳ kinh nguyệt không đều, ít hơn 21 ngày hoặc dài hơn 35 ngày, mỗi lần hành kinh kéo dài hơn 7 ngày, lượng máu mất đi ít hoặc nhiều hơn bình thường. Đó được gọi là những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt.
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, có thể do rối loạn nội tiết, tác dụng phụ của thuốc, mắc bệnh phụ khoa,... Cụ thể như sau:
Rối loạn kinh nguyệt do thay đổi nội tiết tố
Trong suốt cuộc đời của người phụ nữ, từ lúc bắt đầu có kinh, sinh con đến giai đoạn tiền mãn kinh, những sự thay đổi này luôn đi kèm với sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
- Dậy thì: Một năm đầu khi mới bắt đầu có kinh, hầu hết con gái đều bị rối loạn kinh nguyệt vì buồng trứng và các cơ quan sinh dục vẫn chưa phát triển hoàn thiện.
- Cho con bú: Thời gian này, cơ thể tập trung tiết sữa để nuôi con nên prolactin làm ức chế buồng trứng sản xuất estrogen. Từ đó có thể gây rối loạn kinh nguyệt, thậm chí là vô kinh.
- Giai đoạn tiền mãn kinh: Giai đoạn này, nội tiết tố nữ bị suy giảm do chức năng của buồng trứng suy giảm và lão hóa nên chu kỳ kinh bị phá vỡ, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
Rối loạn nội tiết tố nữ là nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn kinh nguyệt
Do rối loạn ăn uống, tăng/giảm cân
Chế độ ăn uống không hợp lý, sử dụng các chất kích thích thường xuyên sẽ làm thay đổi cân nặng và nồng độ hormone. Bên cạnh đó, khi cân nặng thay đổi đột ngột sẽ tác động lên tuyến yên, từ đó gây mệt mỏi, hạ huyết áp, mất nước, làm rối loạn chu kỳ rụng trứng và rối loạn kinh nguyệt.
Tập thể dục quá sức, căng thẳng
Tập thể dục quá sức có thể tiêu hao rất nhiều năng lượng, làm thay đổi các hoạt động thông thường của cơ quan trong cơ thể nên cũng gây rối loạn kinh nguyệt.
Những người làm việc trong môi trường căng thẳng kéo dài sẽ làm tuyến thượng thận tiết ra hormone cortisol - Ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nội tiết tố estrogen.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Một số loại thuốc có thể gây rối loạn kinh nguyệt như thuốc tránh thai làm thay đổi nội tiết tố nữ, kháng sinh liều cao, chống đông máu, thuốc điều trị ung thư,...
Do các bệnh lý gây rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt cũng là một trong những dấu hiệu của một số bệnh phụ khoa.
- Rối loạn tuyến giáp gây ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất, nội tiết tố nữ và chu kỳ kinh nguyệt.
- Buồng trứng đa nang làm mất cần bằng giữa 2 hormone estrogen và progesterone trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Suy buồng trứng sớm là tình trạng chức năng của buồng trứng bị suy giảm, khả năng tiết hormone estrogen không được như bình thường, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
- Nạo phá thai, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung, ung thư cổ tử cung,... cũng làm rối loạn kinh nguyệt.
Suy buồng trứng sớm khiến cho kinh nguyệt không đều
>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây rong kinh và cách kiểm soát tại nhà
Rối loạn kinh nguyệt có mang thai được không?
Chu kỳ kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý bình thường của người phụ nữ xảy ra từ giai đoạn dậy thì cho đến khi mãn kinh. Mọi thắc mắc như rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không, rối loạn kinh nguyệt có sao không? Câu trả lời là có. Hiện tượng kinh nguyệt có mối liên quan mật thiết với quá trình thụ thai. Khi trứng rụng nếu không được thụ tinh sẽ bị đẩy ra ngoài cùng với lớp niêm mạc tử cung (hiện tượng hành kinh).
- Rối loạn kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng ở phụ nữ. Nếu trứng không rụng hoặc rụng không đều đặn thì có thể gây vô sinh.
- Khi không xác định được thời điểm rụng trứng, đồng nghĩa với việc không biết được thời điểm nào dễ thụ thai nhất.
- Rối loạn kinh nguyệt làm mỏng niêm mạc tử cung, gây dính vòi trứng và làm tăng khả năng khó thụ thai, sảy thai.
Một nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ mà chu kỳ kinh nguyệt đều đặn có khả năng mang thai cao gấp 4 lần so với chị em có chu kỳ thay đổi hơn 10 ngày. Việc bạn có thể thụ thai dễ dàng như thế nào phụ thuộc vào nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, tình trạng kinh nguyệt như thế nào. Vì vậy, rối loạn kinh nguyệt cũng có thể mang thai nhưng tỷ lệ mang thai sẽ thấp hơn người bình thường.
Làm sao để tăng khả năng mang thai khi kinh nguyệt không đều?
Để cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt cũng như tăng khả năng mang thai ở nữ giới, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Chế độ ăn uống, sinh hoạt và quản lý căng thẳng
Đầu tiên, mỗi ngày bạn phải uống đủ 2 lít nước, áp dụng chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ các chất dinh dưỡng. Bổ sung thêm vitamin bằng cách ăn các loại rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,... Tránh sử dụng đồ ăn nhanh, cay, nóng, đồ uống có chất kích thích (bia, rượu, cà phê).
Đồng thời, bạn nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc phù hợp, tránh thức quá khuya, tập các bài thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh thụt rửa âm đạo.
Kiểm soát cơn căng thẳng có thể giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt
Điều trị rối loạn kinh nguyệt do bệnh lý
Nếu bạn bị rối loạn kinh nguyệt do bệnh lý thì hãy đến gặp trực tiếp bác sĩ càng sớm càng tốt. Khả năng mang thai cao hay không cũng tùy thuộc vào việc can thiệp điều trị bệnh sớm hay muộn. Việc điều trị rối loạn kinh nguyệt tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc như thuốc bổ sung nội tiết tố, vitamin và khoáng chất, thuốc trầm cảm, phẫu thuật,... Tuy nhiên, bạn không tự ý mua thuốc, thời gian, liều lượng đều phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Cải thiện rối loạn kinh nguyệt, tăng khả năng thụ thai bằng thảo dược
Bên cạnh các biện pháp trên, những loại thảo dược cũng được rất nhiều chị em quan tâm vì tính hiệu quả, an toàn khi sử dụng lâu dài. Để áp dụng các bài thuốc thì mất rất nhiều thời gian chuẩn bị và cần dùng kiên trì mới có hiệu quả. Vì vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm viên nén chứa các thành phần từ thảo dược. Tiêu biểu là sản phẩm có thành phần chính N-acetyl-L-cysteine, thành phần này đã được nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cải thiện đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều. Sản phẩm còn có sự kết hợp với các thảo dược quý khác như đan sâm, hương phụ, đương quy, nga truật giúp bổ huyết, điều hòa nội tiết tố, tăng khả năng mang thai ở phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt.
Sản phẩm được bào chế từ thảo dược có tác dụng hỗ trợ cải thiện rối loạn kinh nguyệt
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc bị rối loạn kinh nguyệt có mang thai được không, để cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt và tăng khả năng mang thai, bạn nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm chứa thành phần chính N-acetyl-L-cysteine mỗi ngày.
Nếu còn câu hỏi nào về rối loạn kinh nguyệt, hãy để lại số điện thoại hoặc comment bên dưới, các chuyên gia sẽ tư vấn cụ thể hơn cho bạn.
>>>Xem thêm: Rong kinh ra máu đen có đáng lo ngại không?
Tài liệu tham khảo:
https://kidshealth.org/en/teens/irregular-periods-qa.html
https://www.verywellfamily.com/how-to-get-pregnant-with-irregular-periods-1959933