Những nguyên nhân gây chậm kinh và biện pháp khắc phục

Chậm kinh là một hiện tượng khá phổ biến nhưng không ít chị em không nắm được những nguyên nhân gây chậm kinh là gì? Bài viết sau đây sẽ giúp chị em biết rõ hơn về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này.

9 nguyên nhân gây chậm kinh ở phụ nữ

Chậm kinh (trễ kinh) là hiện tượng khi đến ngày hành kinh nhưng vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt. Thông thường, quá 35 ngày từ ngày hàng kinh mà kinh nguyệt vẫn chưa xuất hiện thì gọi là chậm kinh. 

Thực tế, không phải chậm kinh là cứ có thai. Hiện nay, có nhiều nguyên nhân gây chậm kinh ở phụ nữ như rối lại kinh nguyệt, mắc các bệnh phụ khoa, tâm lý bất ổn, tăng hoặc giảm cân,... Cụ thể như sau:

Co-rat-nhieu-nguyen-nhan-gay-cham-kinh-o-phu-nu

Có rất nhiều nguyên nhân gây chậm kinh ở phụ nữ

Giảm cân hoặc tăng cân đột ngột

Cho dù bạn thừa cân hay thiếu cân, bất kỳ sự thay đổi nào về cân nặng cũng ảnh hưởng đến chu kỳ hàng tháng. Khi bạn giảm cân đột ngột, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái lỡ nhịp, dẫn đến chậm kinh. Bởi vì, khi một chu kỳ kinh nguyệt đến là điều kiện cho cơ thể sản xuất estrogen để tạo lớp niêm mạc tử cung. Việc giảm bổ sung calo có thể ảnh hưởng vùng dưới đồi - Chịu trách nhiệm điều chỉnh các quá trình trong cơ thể bao gồm cả chu kỳ kinh nguyệt. Từ đó làm rối loạn vùng dưới đồi, dẫn đến lượng estrogen sản xuất không đủ và gây chậm kinh.

Ngược lại, nếu tăng cân đột ngột cũng là nguyên nhân gây châm kinh ở phụ nữ. Khi tăng cân, việc sản xuất estrogen quá nhiều trong thời gian ngắn, làm cho các niêm mạc tử cung phát triển quá mức và không ổn định.

Sau sinh và cho con bú

Kinh nguyệt có thể không xuất hiện sau khi bạn sinh con, nhưng đừng lo lắng! Nếu sau sinh bạn cho con bú thì hiện tượng chậm kinh là hoàn toàn bình thường. Đây là một giai đoạn các hormone tập trung vào tuyến sữa để nuôi dưỡng con nên có thể làm rối loạn các nội tiết tố trong cơ thể, dẫn đến làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường sau vài tháng.

Tập thể dục quá mức

Tập thể dục hàng ngày là rất tốt, nhưng tập quá sức có thể là nguyên nhân gây chậm kinh. Vì khi tập quá sức và lượng calo bổ sung không đủ, cơ thể sẽ giảm sản xuất estrogen để duy trì chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của bạn.

Tap-the-duc-qua-muc-Nguyen-nhan-gay-cham-kinh

Tập thể dục quá mức - Nguyên nhân gây chậm kinh

Căng thẳng có thể là nguyên nhân gây chậm kinh

Căng thẳng có thể là một trong những nguyên nhân gây trễ kinh. Chu kỳ kinh nguyệt được điều chỉnh bởi một hệ thống phức tạp bao gồm vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến giáp, buồng trứng và tử cung. Căng thẳng có thể cản trở quá trình điều hòa chu kỳ cơ thể bằng cách ảnh hưởng đến vùng dưới đồi. Khi đó, cơ thể có thể bật các chế độ bảo vệ của mình và tập trung vào những quá trình quan trọng, trì hoãn các giai đoạn tiếp theo cho đến khi tình hình được cải thiện, từ đó gây ra rối loạn nội tiết tố ở nữ giới. 

Thay đổi lịch trình giấc ngủ

Chuyển sang làm ca đêm hoặc di chuyển sang múi giờ khác có thể là nguyên nhân gây chậm kinh. Các nghiên cứu cho thấy, bất kỳ sự gián đoạn nào đối với nhịp sinh học cũng đều có thể khiến bạn bị chậm kinh, kinh nguyệt không đều.

Sử dụng thuốc - Nguyên nhân gây trễ kinh

Nếu bạn đang dùng một loại thuốc nào đó thì tác dụng phụ của nó có thể là chậm kinh, kinh nguyệt không đều. Một số nghiên cứu cho thấy, tác dụng phụ của thuốc chống loạn thần gây vô kinh do nồng độ prolactin bị mất cân bằng. Ngoài ra, khi sử dụng một số thuốc ngừa thai (vòng tránh thai, dụng cụ cấy ghép, thuốc tiêm) có thể làm ngừng kinh.

Su-dung-thuoc-la-mot-trong-nhung-nguyen-nhan-lam-tre-kinh

Sử dụng thuốc là một trong những nguyên nhân làm trễ kinh

Rối loạn chức năng tuyến giáp

Tuyến giáp có vai trò kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt, khi mất cân bằng hormone của tuyến giáp có thể sẽ gây chậm kinh. Khi nồng độ hormone tuyến giáp quá thấp hoặc quá cao sẽ làm chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hoặc không đều. Trong một số trường hợp, bệnh tuyến giáp cũng có thể khiến kinh nguyệt ngừng trong vài tháng (vô kinh).

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

PCOS là một nguyên nhân gây chậm kinh khá phổ biến. Tình trạng ngày khiến cho cơ thể sản sinh ra một lượng androgen cao hơn bình thường, gây ra sự rối loạn nội tiết tố, làm xuất nhiều nang nhỏ ở buồng trứng và ngăn cản sự rụng trứng. Chậm kinh, kinh nguyệt không đầu bắt nguồn từ PCOS nếu không được điều trị sớm, bệnh nhân có thể mất cân bằng các hormone, ảnh hưởng đến sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác (rối loạn sinh sản, đái tháo đường, tim mạch).

Giai đoạn tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh thường bắt đầu ở độ tuổi từ 45-55. Tuy nhiên, một số người bắt đầu có dấu hiệu và triệu chứng mãn kinh ở độ tuổi 40 và đôi khi trẻ hơn. Điều này có nghĩa là thời kỳ mãn kinh đang đến gần và quá trình rụng trứng sẽ không đều đặn.

Theo các chuyên gia phụ khoa, nguyên nhân cốt lõi dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, bao gồm cả chậm kinh là do khí huyết kém lưu thông, hệ miễn dịch suy giảm, tăng gốc tự do. Để khắc phục chậm kinh thì cần phải tác động vào các nguyên nhân này.

Chậm kinh có gây nguy hiểm không?

Chậm kinh có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi mà người phụ nữ nào cũng thắc mắc khi bị chậm kinh. Nhiều nghiên cứu cho rằng, nếu chậm kinh mà không mang thai, kèm theo có dịch màu nâu thì có thể bạn đang bị mất cân bằng lượng hormone trong cơ thể hoặc mặc các bệnh phụ khoa như viêm lộ tuyến tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm âm đạo, đa nang buồng trứng,...

Nếu tình trạng chậm kinh kéo dài mà không được điều trị phù hợp có thể gây vô sinh ở phụ nữ. Tốt nhất, nếu chu kỳ kinh hơn 40 ngày thì bạn nên đi khám để được phát hiện và điều trị các bệnh lý tiềm ẩn kịp thời.

>>>Xem thêm: Đau bụng kinh đến tháng là do đâu?

Các biện pháp khắc phục chậm kinh

Tùy vào nguyên nhân gây chậm kinh mà các chuyên gia sức khỏe có thể lựa chọn cách điều trị phù hợp. Chậm kinh không chỉ gây lo lắng, nó còn khiến bạn gặp các vấn đề nguy hiểm. Để khắc phục tình trạng chậm kinh, ngoài chỉ định của bác sĩ, bạn nên kết hợp với các biện pháp sau đây:

Các biện pháp khắc phục chậm kinh tại nhà

Bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây để khắc phục chậm kinh tại nhà:

  • Yoga đã được chứng minh là một phương pháp khắc phục hiệu quả các vấn đề kinh nguyệt khác nhau. Một nghiên cứu năm 2013 ở Hoa Kỳ cho thấy, 126 người tham gia tập yoga từ 35-40 phút mỗi ngày, trong 6 tháng đã cải thiện được chứng kinh nguyệt không đều.
  • Theo một nghiên cứu năm 2014 ở Mỹ, quế giúp điều hòa kinh nguyệt và cũng là sự lựa chọn cho phụ nữ mắc PCOS.
  • Bạn cũng có thể bổ sung các vitamin bằng cách ăn nhiều rau xanh, hoa quả, cá hồi, sữa, những loại hạt. Tránh ăn nhiều đồ ăn chiên, dầu mỡ, chế biến sẵn và đồ ăn quá cay hoặc quá lạnh. Đồng thời, cần xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức quá khuya, kiểm soát và sắp xếp công việc một cách phù hợp.

Bo-sung-cac-loai-hoa-qua-hang-ngay-de-cai-thien-rong-kinh

Bổ sung các loại hoa quả hàng ngày để cải thiện rong kinh

Khắc phục chậm kinh bằng thảo dược

Để thúc đẩy quá trình cải thiện nhanh chóng và hiệu quả hơn, bên cạnh các biện pháp trên, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm  sản phẩm hỗ trợ có thành phần thảo dược tự nhiên.

Trong đó, tiêu biểu là sản phẩm có thành phần chính N-acetyl-L-cysteine kết hợp với đan sâm, đương quy, nga truật, hương phụ,... Các thảo dược này đã được chứng minh về khả năng tăng cường lưu thông khí huyết, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, giảm đau khi hành kinh và điều hòa kinh nguyệt. Với thành phần N-acetyl-L-cysteine đã được nghiên cứu tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội có tác dụng giảm đau bụng kinh, ngăn chặn sự phát triển của lạc nội mạc tử cung.

Chậm kinh là tình trạng không thể xem thường vì nó có thể cảnh báo một bệnh lý tiềm ẩn nào đó trong cơ thể. Do vậy nếu hiện tượng này xuất hiện, bạn nên tìm hiểu về các nguyên nhân gây chậm kinh, đồng thời đi khám để phát hiện kịp thời. 

Để chu kỳ kinh đều đặn, bạn có thể kết hợp theo lời tư vấn của bác sĩ với sản phẩm có thành phần chính là N-acetyl-L-cysteine. Nếu bạn còn thắc mắc về vấn đề chậm kinh, hãy để lại số điện thoại hoặc bình luận bên dưới, các chuyên gia sẽ tư vấn kỹ lưỡng hơn cho bạn.

>>>Xem thêm: Bị trễ kinh phải làm sao?

Tài liệu tham khảo:

https://flo.health/menstrual-cycle/health/period/reasons-for-a-delayed-period

https://vitalrecord.tamhsc.edu/9-reasons-missed-period/

https://www.healthline.com/health/womens-health/irregular-periods-home-remedies#3

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline