Kinh nguyệt ra ít có thể là hậu quả của sự căng thẳng não bộ, cơ thể suy nhược, chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng,... Nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh như thiếu máu, đái tháo đường, suy dinh dưỡng,... hoặc những bệnh phụ khoa nguy hiểm như dính cổ tử cung, tắc vòi trứng, u xơ tử cung... Vì vậy, bạn nên tìm cách khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt.
Khi nào thì kinh nguyệt ra ít hơn bình thường?
Nếu chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện rất sớm hoặc các hormone kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng thì bạn có thể nhận thấy máu kinh ra ít.
Kinh nguyệt ra ít là hiện tượng thời gian hành kinh dưới 3 ngày hoặc lượng máu mất trong kỳ kinh ít hơn 20ml.
Kinh nguyệt ra ít là khi lượng máu mỗi lần hành kinh dưới 20ml
Nguyên nhân gây kinh nguyệt ra ít
Khi thấy kinh nguyệt ra ít, bạn cần nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để lâu có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vậy tại sao kinh nguyệt ra ít?
Mang thai có thể gây kinh nguyệt ra ít
Khi mang thai, phụ nữ thường sẽ không có kinh. Ngoài ra, kinh nguyệt ra ít có màu hồng nhạt hoặc bất thường có thể là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung (khi trứng làm tổ ở nơi khác ngoài tử cung). Điều này rất nguy hiểm và có thể đe dọa tính mạng của sản phụ. Do đó, nếu nghi ngờ mang thai ngoài tử cung, chị em hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và xử lý kịp thời.
Lần đầu tiên có kinh
Nếu mới xuất hiện kinh nguyệt lần đầu, bạn có thể lo lắng khi bị chậm kinh hoặc máu kinh ra ít và ngắn ngày. Điều này không có gì bất thường vì các hormone sinh sản cần có thời gian để ổn định. Tuy nhiên, hầu hết mọi phụ nữ đều có kinh nguyệt bình thường sau 6 tháng kể từ khi có kinh. Vì vậy, nếu hiện tượng kinh nguyệt ra ít kéo dài hơn 6 tháng, bạn cần đi khám bác sĩ.
Phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh
Khi phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh, kinh nguyệt xuất hiện với số lượng ít, thưa dần rồi mất hẳn. Sự rụng trứng và kinh nguyệt được kiểm soát bởi các hormone tiết ra từ vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng và nang trứng. Khi đến tuổi mãn kinh, chức năng của các bộ phận này bị suy giảm. Vì vậy, trước khi kỳ kinh cuối cùng chấm dứt, phụ nữ có thể thấy các triệu chứng bốc hỏa, khô âm đạo, kinh nguyệt không đều hoặc ra kinh ít hơn bình thường.
Kinh nguyệt ra ít do sử dụng biện pháp tránh thai
Một trong những lý do phổ biến của kinh nguyệt ra ít là sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết như thuốc uống, que cấy tránh thai và vòng tránh thai nội tiết. Những phương pháp này gây ra tình trạng kinh nguyệt ít màu đen hoặc thậm chí là mất kinh.
Thuốc tránh thai nội tiết có thể gây kinh nguyệt ra ít
Nạo phá thai gây kinh nguyệt ra ít
Kinh nguyệt ra ít màu nâu có thể do nguyên nhân khi nạo phá thai. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xuất hiện sau phá thai vài tháng, nếu kéo dài hơn thì có thể bạn đang mắc một bệnh phụ khoa nào đó, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị đúng cách.
Đang mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
PCOS là tình trạng buồng trứng sản xuất với một số lượng lớn nội tiết tố androgen - hormone sinh dục nam. Khi nội tiết tố bị thay đổi, kinh nguyệt cũng sẽ bị rối loạn, có thể là chậm kinh, kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày hoặc mất kinh. Người bị buồng trứng đa nang ngoài dấu hiệu kinh ra ít thì còn kèm theo tăng cân bất thường, da nhờn, nổi mụn, lông mọc nhiều,...
Sẹo tử cung có thể gây ra kinh ít
Nếu phụ nữ đã từng trải qua các thủ thuật nong và nạo tử cung để chẩn đoán và điều trị một số bệnh phụ khoa hoặc nạo phá thai thì cần lưu ý vì đôi khi, thủ thuật này có thể để lại sẹo khiến cho kinh nguyệt bị ảnh hưởng.
Kinh nguyệt ra ít khi bị cường giáp
Bệnh cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động mạnh hơn bình thường dẫn đến sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp. Một trong những dấu hiệu của bệnh cường giáp là kinh nguyệt ra ít.
Căng thẳng gây kinh nguyệt ra ít
Sự mất cân bằng nội tiết tố có thể diễn ra do các vấn đề tâm lý như căng thẳng, stress, trầm cảm, sốc tâm lý,... Điều này có thể là nguyên nhân gây kinh nguyệt ra ít. Ngoài ra, người bị căng thẳng về thể chất (tập luyện quá sức, làm việc với cường độ cao,...) cũng có thể gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Khi cơ thể cân bằng được thể chất và tâm lý, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.
Như vậy, kinh nguyệt ra ít có thể do rất nhiều yếu tố, tuy nhiên theo y học cổ truyền, nguyên nhân cốt lõi dẫn đến kinh nguyệt ra ít là do khí huyết bị ứ trệ, hệ miễn dịch suy giảm, tăng gốc tự do. Vì vậy, muốn cải thiện thiện được tình trạng kinh nguyệt ra ít thì cần phải tác động đến các nguyên nhân này.
Căng thẳng có thể khiến cho phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố
>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây đau bụng kinh là gì?
Kinh nguyệt ra ít có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia y tế, tình trạng kinh nguyệt ra ít có thể gây ra nhiều tác hại nguy hiểm đối với phụ nữ, cụ thể:
- Khi gặp phải tình trạng này, chị em thường cảm thấy lo lắng, mệt mỏi dẫn đến làm giảm chất lượng cuộc sống.
- Kinh nguyệt ra ít có sao không? Tất nhiên là có, tình trạng này kéo dài sẽ làm cho chị em bị giảm ham muốn, dễ cáu gắt và ảnh hưởng đến hạnh phúc đôi lứa.
- Kinh nguyệt ra ít có thể là dấu hiệu của một bệnh phụ khoa nào đó, ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và khả năng mang thai của chị em.
Các biện pháp khắc phục kinh nguyệt ra ít
Tùy thuộc vào nguyên nhân mà việc điều trị cho mỗi cá nhân là khác nhau. Sau đây là một số biện pháp làm tăng lưu lượng máu trong kỳ kinh nguyệt mà bạn có thể áp dụng.
Sử dụng thuốc để điều trị kinh nguyệt ra ít
Chữa kinh nguyệt ra ít bằng thuốc (các hormone estrogen hoặc progestin) được áp dụng cho những trường hợp rối loạn nội tiết tố. Thuốc điều trị được bác sĩ kê đơn có tác dụng giúp khí huyết lưu thông, cân bằng nội tiết tố, từ đó điều hòa kinh nguyệt và cải thiện tình trạng kinh ra ít. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, bạn cần phải tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Uống nhiều nước giúp kinh nguyệt ra đều hơn
Uống nhiều nước trong kỳ kinh nguyệt có thể giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước, đau bụng kinh, đau đầu và kinh nguyệt ra ít.
Hãy uống đủ nước mỗi ngày để cải thiện tình trạng kinh nguyệt ra ít
Sử dụng quế
Quế được sử dụng để giúp điều trị cơn đau bụng kinh và kinh nguyệt ra ít. Vì quế có tính ấm, vị cay nên giúp khí huyết được lưu thông dễ dàng hơn. Trước tiên, bạn hãy lấy một ly nước ấm và pha với bột quế, ngày uống 2-3 lần.
Sử dụng gừng để cải thiện kinh nguyệt ra ít
Gừng được sử dụng đúng cách, có thể giúp khí huyết lưu thông, làm giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt và các vấn đề sinh sản. Bạn nên cắt nhỏ gừng và cho vào nước, đun sôi khoảng 5 phút rồi uống.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Phụ nữ có vấn đề về kinh nguyệt ra ít và có chất nhầy có thể sử dụng mùi tây để điều trị.
- Cố gắng duy trì một lối sống lành mạnh bằng cách tập thể dục điều độ và ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng.
- Hãy đảm bảo rằng, bạn được nghỉ ngơi đầy đủ, giảm căng thẳng bằng các bài tập nhẹ (đi bộ, thiền, yoga).
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách để giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh phụ khoa, đặc biệt là vào thời điểm có kinh, trước và sau khi quan hệ.
Hỗ trợ cải thiện kinh nguyệt ra ít bằng sản phẩm từ thảo dược
Ngoài các biện pháp chữa kinh nguyệt ra ít nêu trên thì có rất nhiều chị em quan tâm đến sản phẩm từ thảo dược bởi nó hiệu quả, tiện lợi và lành tính khi sử dụng lâu dài. Trong đó, tiêu biểu là sản phẩm chứa thành phần chính N-acetyl-L-cysteine đã được nghiên cứu nhiều nơi trên thế giới như Ý, Nhật Bản,... có tác dụng lưu thông khí huyết, giảm chứng đau bụng kinh, hạn chế sự xâm lấn của lạc nội mạc tử cung. Ngoài ra, sản phẩm còn có sự kết hợp của các thảo dược như đan sâm, đương quy, sài hồ bắc, nga truật giúp bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt, tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa.
Bài viết trên là tổng quan về kinh nguyệt ra ít mà phụ nữ cần biết. Để cải thiện chứng kinh nguyệt ra ít, chị em nên kết hợp các phương pháp trên với sản phẩm có thành phần chính là N-acetyl-L-cysteine mỗi ngày.
Nếu còn có thắc mắc gì về vấn đề kinh nguyệt ra ít, hãy để lại số điện thoại hoặc comment ở phía dưới, chuyên gia sẽ tư vấn cụ thể hơn cho bạn.
>>>Xem thêm: Đau bụng kinh nên làm gì cho đỡ đau?
Tài liệu tham khảo:
https://medplux.com/less-bleeding-during-periods-scanty/
https://www.prevention.com/health/a20499057/8-reasons-your-period-is-lighter-than-usual/
https://www.healthline.com/health/womens-health/why-is-my-period-so-light#risk-factors