Đau bụng kinh kéo dài bao lâu? Cách xoa dịu cơn đau hữu hiệu

Đau bụng kinh kéo dài bao lâu còn tùy thuộc vào cơ địa từng người. Cơn đau có thể xuất hiện trước và trong kỳ kinh với các mức độ khác nhau. Cùng tham khảo chiến lược xoa dịu cơn đau bụng tới tháng qua bài viết sau! 

Cơn đau bụng kinh kéo dài bao lâu?

Thực tế, cơn đau bụng kinh kéo dài bao lâu còn tùy thuộc vào thể trạng từng người. Nhìn chung, hiện tượng đau bụng tới tháng có xu hướng xuất hiện trước hoặc trong kỳ kinh, với thời gian cụ thể như sau:  

Thời gian đau bụng trước kỳ kinh nguyệt

Nhiều phụ nữ nhận thấy vùng bụng dưới có dấu hiệu đau nhức âm ỉ trước khi kỳ “dâu rụng” bắt đầu. Theo chuyên gia, đau bụng trước kỳ kinh thường kéo dài từ 7 – 10 ngày. Thời gian và mức độ đau sẽ dựa trên tình trạng sức khỏe cũng như cơ địa của mỗi phụ nữ. 

Cơn đau bụng trước kỳ kinh nguyệt chủ yếu biểu hiện âm ỉ nhẹ nhàng, không quá dữ dội và ít ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên, nhiều chị em cũng gặp phải các triệu chứng khác như đau đầu, căng tức ngực hoặc đau mỏi lưng. Đây đều là hiện tượng sinh lý bình thường và báo hiệu cơ thể vừa trải qua kỳ rụng trứng để chuẩn bị cho một kỳ kinh sắp tới. 

au-bung-toi-thang-truoc-ky-kinh-nguyet-thuong-keo-dai-tu-7-10-ngay

Đau bụng tới tháng trước kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 7 – 10 ngày

Thời gian đau bụng trong kỳ kinh nguyệt

Trong kỳ nguyệt san, cơn đau bụng tới tháng của phụ nữ thường kéo dài khoảng 48 – 72 tiếng đồng hồ. Một số người chỉ bị đau bụng kinh trong 24 giờ đầu tiên sau khi ra kinh và cơn đau cũng biến mất vào ngày hôm sau. 

Cũng có nhiều trường hợp bị đau bụng kinh kéo dài trên 2 ngày, thậm chí từ 5 – 7 ngày vẫn không dứt. Cơn đau thường có biểu hiện âm ỉ liên tục hoặc quặn thắt dữ dội, đột ngột khiến chị em vô cùng khó chịu. 

Đau bụng kinh kéo dài có nguy hiểm không?

Đối với tình trạng đau bụng kinh dữ dội, dai dẳng không dứt và có xu hướng lặp lại trong những ngày sau chu kỳ, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa nguy hiểm mà chị em cần điều trị sớm. Tình trạng đau bụng kinh do bệnh phụ khoa có nguy cơ cao gây ra các vấn đề về sức khỏe sinh sản ở nữ giới, bao gồm khó có con, hiếm muộn hoặc thậm chí vô sinh. 

Theo chuyên gia, tình trạng đau bụng kinh kéo dài quá 10 ngày kèm các triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn, ói mửa hoặc ngất xỉu có thể là biểu hiện của những bệnh phụ khoa nghiêm trọng sau đây: 

  • Lạc nội mạc tử cung: Khi lớp nội mạc tử cung di chuyển khỏi vị trí ban đầu và đi đến các cơ quan khác trong cơ thể, phát triển tại đó theo chu kỳ kinh nguyệt sẽ dẫn đến hiện tượng đau bụng kinh. 
  • Chít hẹp cổ tử cung: Đôi khi, đau bụng kinh xảy ra do cổ tử cung bị chít hẹp hoặc khép kín, khiến máu kinh bị ứ tắc tạo áp lực lên thành tử cung gây đau, viêm nhiễm. 
  • Các vấn đề về buồng trứng: Phụ nữ mắc một số bệnh liên quan đến buồng trứng như viêm buồng trứng, suy buồng trứng, đa nang hoặc u nang buồng trứng cũng thường có biểu hiện đau bụng tới tháng. 
  • Viêm vùng chậu mạn tính: Cơn đau bụng kinh do viêm vùng chậu thường có biểu hiện dữ dội và khó chịu đến mức người bệnh cảm thấy khó khăn khi thực hiện các thói quen sinh hoạt thường ngày. 

Bi-dau-bung-kinh-keo-dai-co-the-la-dau-hieu-canh-bao-benh-viem-vung-chau-man-tinh

Bị đau bụng kinh kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm vùng chậu mạn tính

Đau bụng kinh kéo dài cần đi khám khi nào?

Vậy đau bụng kinh kéo dài bao lâu thì nên đi khám? Các bác sĩ thường khuyên phụ nữ nên đi kiểm tra nếu cơn đau bụng kinh đã kéo dài quá 10 ngày không khỏi và kèm theo nhiều dấu hiệu đáng ngờ khác. Cụ thể: 

  • Lượng kinh nguyệt ra không đồng đều, có ngày ít có ngày nhiều. 
  • Lượng máu kinh ra ồ ạt khiến chị em phải thay băng vệ sinh liên tục và vẫn có biểu hiện kéo dài nhiều ngày. 
  • Cơn đau bụng kinh dữ dội đến mức gây buồn nôn, nôn ói, sốt, ớn lạnh hoặc ngất xỉu. 
  • Máu kinh thay đổi màu sắc bất thường, chẳng hạn như màu đen hoặc màu nâu, kèm mùi hôi hoặc vón cục. 

Khi nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu khác lạ so với cơn đau bụng tới tháng thông thường, chị em nên chủ động đi khám để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tình trạng sức khỏe của mình. Kiểm tra sớm sẽ giúp phụ nữ ngăn ngừa được các biến chứng sau này và bảo tồn khả năng sinh sản. 

Khi-nhan-thay-co-dau-hieu-dau-bung-kinh-keo-dai-bat-thuong-chi-em-nen-di-kham-som-de-dieu-tri-benh

Khi nhận thấy có dấu hiệu đau bụng kinh kéo dài bất thường, chị em nên đi khám sớm để điều trị bệnh

>>>Xem thêm: Đau bụng kinh ở tuổi dậy thì và những điều cần biết

Cách giúp xoa dịu cơn đau bụng kinh hiệu quả

Hiện tượng đến tháng bị đau bụng sẽ được giải quyết nhanh chóng bằng các phương pháp chăm sóc đơn giản tại nhà, kết hợp với sử dụng thuốc giảm đau hoặc viên uống thảo dược. Chị em cùng tham khảo ngay các mẹo dưới đây: 

Áp dụng phương pháp giảm đau tại nhà

Khi bị đau bụng tới tháng âm ỉ khó chịu, chị em nên thực hiện một số biện pháp giảm đau ngay tại nhà như sau: 

  • Chườm nóng vùng bụng dưới hoặc tắm nước ấm giúp lưu thông khí huyết, thư giãn cơ thể và xoa dịu cảm giác đau bụng trong kỳ kinh nguyệt. 
  • Mát xa bụng dưới bằng tinh dầu yêu thích như oải hương hoặc khuynh diệp để giảm đau bụng kinh. Bạn có thể xoa bụng dưới bằng cả 2 tay khoảng 30 lần. 
  • Ngủ đủ giấc trong những ngày “đèn đỏ” giúp nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất. Chị em nên ngủ trong tư thế bào thai nhằm giúp giãn các cơ quanh bụng và xoa dịu cơn đau bụng tới tháng hữu hiệu. 
  • Uống trà gừng hoặc đắp lát gừng lên bụng dưới khoảng 5 – 7 phút để giảm đau bụng kinh. 
  • Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, gia vị và thảo mộc (ví dụ như quế, thì là,…). 
  • Ăn trứng gà kết hợp ngải cứu – Đây là cặp bài trùng trị đau bụng kinh hiệu quả, đồng thời giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. 
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trong kỳ hành kinh giúp tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn, nấm men gây bệnh phụ khoa. 
  • Tập thể dục nhẹ nhàng như bài tập kegel, yoga, đi dạo, thiền định,…. giúp tăng lượng endorphins trong cơ thể, cải thiện cảm giác đau và kích thích đốt cháy prostaglandin. 

Giam-con-dau-bung-toi-thang-nho-cac-bai-tap-yoga-nhe-nhang

Giảm cơn đau bụng tới tháng nhờ các bài tập yoga nhẹ nhàng 

Sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh 

Việc lựa chọn thuốc giảm đau còn phụ thuộc vào cơn đau bụng kinh kéo dài bao lâu. Đối với tình trạng đau bụng tới tháng chỉ trong vòng 1 – 2 ngày và không gây nhiều tác động tiêu cực đến cuộc sống, chị em có thể không cần dùng đến thuốc. Tuy nhiên, đối với cơn đau bụng kinh quằn quại và dữ dội liên tục, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giảm đau như: Aspirin, ibuprofen, paracetamol, naproxen, acid mefenamic, thuốc tránh thai hoặc thuốc chống co thắt. 

Những loại thuốc trên chỉ giúp giảm đau bụng kinh tạm thời và có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe phụ nữ, ví dụ như buồn nôn, đau bụng, viêm loét dạ dày, tổn thương gan hoặc thận. Do đó, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, chị em cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ và tránh tự ý điều chỉnh liều lượng thuốc. 

Đẩy lùi cơn đau bụng kinh kéo dài bằng sản phẩm thảo dược

Đau bụng kinh kéo dài là nỗi lo lắng của nhiều chị em. Để cải thiện cơn đau bụng tới tháng và ngăn ngừa các bệnh phụ khoa, bạn nên áp dụng biện pháp giảm đau tại nhà và có thể sử dụng thêm viên uống thảo dược chứa thành phần chính là N-Acetyl-L-Cystein. 

Theo nghiên cứu, N-Acetyl-L-Cystein là một trong 4 loại axit amin thiết yếu của cơ thể, có tác dụng sản sinh glutathione, giúp trung hòa các gốc tự do và duy trì chất oxy hóa ngoại sinh (điển hình như vitamin E và C). Do đó, N-Acetyl-L-Cystein thường được ứng dụng vào các phương pháp điều trị đau bụng kinh, hạn chế sự phát triển của các mô lạc nội mạc tử cung và cải thiện sức khỏe sinh sản cho nữ giới một cách an toàn, hiệu quả. 

Su-dung-vien-uong-thao-duoc-co-chua-N-Acetyl-L-Cystein-giup-day-lui-con-dau-bung-kinh-hieu-qua

Sử dụng viên uống thảo dược có chứa N-Acetyl-L-Cystein giúp đẩy lùi cơn đau bụng kinh hiệu quả

Một nghiên cứu được tiến hành tại Ý vào năm 2013 cho thấy, những phụ nữ uống 600mg N-Acetyl-L-Cysteine với liều dùng 3 lần/ngày, 3 ngày liên tiếp/tuần và duy trì trong vòng 3 tháng đã giảm đáng kể được cơn đau bụng kinh và có khả năng mang thai tự nhiên sau khi sử dụng. Hơn nữa, công dụng của loại axit amin này cũng tăng vượt bậc khi được kết hợp với các dược liệu quý khác như: Đan sâm, đương quy, sài hồ bắc, nga truật và hương phụ. 

Những thành phần thảo dược trên đều được nghiên cứu khoa học chứng minh có tác dụng kích thích ra kinh, điều hòa kinh nguyệt, tăng cường lưu thông khí huyết, từ đó tác động đến nguyên nhân sâu xa gây đau bụng kinh kéo dài và giúp cải thiện bệnh hiệu quả. Mặt khác, các vị thuốc như đan sâm và đương quy còn có khả năng chống oxy hóa, nâng cao hệ miễn dịch, cân bằng nội tiết tố và giảm triệu chứng khó chịu do đau bụng tới tháng gây ra. 

Có thể nói, viên uống thảo dược với thành phần chính là N-Acetyl-L-Cysteine kết hợp với đương quy, đan sâm, hương phụ,… tạo nên một công thức hỗ trợ điều trị đau bụng kinh an toàn và hiệu quả. Do đó, chị em có thể yên tâm sử dụng sản phẩm lâu dài mà không cần phải e ngại về tác dụng phụ. 

Chắc hẳn bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc: “Đau bụng kinh kéo dài bao lâu”. Để có một cuộc sống khỏe mạnh, tự tin và không bị ảnh hưởng bởi các cơn đau bụng tới tháng, chị em nên nhớ xây dựng lối sống lành mạnh kết hợp với dùng sản phẩm thảo dược chứa N-Acetyl-L-Cysteine mỗi ngày. Bạn có thể bình luận những gì còn thắc mắc ở bên dưới để được chuyên gia tư vấn cụ thể hơn. 

>>>Xem thêm: Cách giảm đau bụng kinh ngay lập tức chị em không nên bỏ qua

Tài liệu tham khảo: 

https://www.memorialwomensspecialists.com/blog/how-much-period-pain-and-flow-is-normal 

https://www.healthline.com/health/severe-menstrual-cramps 

https://www.verywellfamily.com/signs-your-period-cramps-are-not-normal-1959947 

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline