Bị đau bụng trước kỳ kinh có đáng lo? Làm sao để khắc phục?

Bị đau bụng trước kỳ kinh có thể do vấn đề tâm sinh lý hoặc mắc bệnh phụ khoa. Để khắc phục hiệu quả tình trạng này, chị em nên áp dụng các biện pháp chăm sóc tự nhiên tại nhà và dùng sản phẩm thảo dược. Cùng tham khảo cụ thể các mẹo qua nội dung sau! 

Đau bụng trước kỳ kinh là tình trạng gì?

Đau bụng trước kỳ kinh hay còn được giới chuyên gia gọi là hiện tượng tiền kinh nguyệt, xuất hiện chủ yếu với cơn đau vùng bụng dưới trước 5 – 7 ngày khi kỳ kinh thực sự bắt đầu. Mức độ đau bụng trước kỳ kinh có thể biểu hiện từ âm ỉ cho đến dữ dội, tùy thuộc vào thể trạng từng người. 

Hầu hết các trường hợp đau bụng trước ngày kinh đều là dấu hiệu sinh lý bình thường ở phụ nữ. Điều này cho thấy chị em vừa trải qua thời kỳ rụng trứng và chuẩn bị sẵn sàng cho ngày “dâu rụng”.

dau-bung-truoc-ky-kinh-thuong-xuat-hien-khoang-5-7-ngay-truoc-khi-ky-kinh-bat-dau 

Đau bụng trước kỳ kinh thường xuất hiện khoảng 5 - 7 ngày trước khi kỳ kinh bắt đầu

Nguyên nhân gây đau bụng trước kỳ kinh

Hiện tượng đau bụng trước kỳ nguyệt san có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm sự thay đổi hormone, vấn đề tâm lý hoặc bệnh phụ khoa. Cụ thể: 

  • Phụ nữ thường xuyên căng thẳng hoặc lo lắng dễ bị đau bụng trước kỳ kinh ở mức độ nhẹ và âm ỉ. 
  • Sự thay đổi hormone làm tăng nồng độ prostaglandin trong niêm mạc tử cung, gây ra các cơn co bóp mạnh và khiến chị em gặp phải hiện tượng đau bụng âm ỉ tiền kinh nguyệt, kèm theo triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt,… 
  • Mắc các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm vùng chậu,… gây đau bụng trước kỳ kinh với mức độ dữ dội và quặn thắt. 

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân cốt lõi dẫn đến đau bụng trước kỳ kinh là khí huyết ứ trệ, hệ miễn dịch suy giảm, tăng gốc tự do. Vì vậy, muốn cải thiện tình trạng này cần giải quyết được nguyên nhân trên.

>>>Xem thêm: Đau bụng kinh quằn quại và những nguy hiểm khó lường TẠI ĐÂY

Bị đau bụng trước kỳ kinh có phải là điều đáng lo ngại?

Đau bụng trước kỳ kinh là triệu chứng thường gặp ở nhiều phụ nữ, tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, đây là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh phụ khoa nghiêm trọng, cần được phát hiện và điều trị sớm. Nếu cơn đau bụng dưới có biểu hiện dữ dội, quằn quại và liên tục quặn thắt, điều này chứng tỏ chị em đang mắc phải vấn đề về buồng trứng, vùng chậu hoặc tử cung. 

Bạn có thể nhận biết nhanh các tình trạng này thông qua một số dấu hiệu bất thường sau: 

  • Cơ thể mệt mỏi, xanh xao, yếu ớt. 
  • Hay chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn và nôn ói. 
  • Đau bụng quặn thắt, vô cùng khó chịu. 
  • Khó khăn khi thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày. 
  • Thay đổi tần suất tiểu tiện. 
  • Vùng kín bị viêm nhiễm, khí hư thay đổi màu sắc. 

Những vấn đề trên thường xảy ra do các bệnh phụ khoa như đa nang buồng trứng, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, viêm vùng chậu hoặc hẹp cổ tử cung. Nếu phát hiện và điều trị muộn, sức khỏe sinh sản của phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, thậm chí dẫn đến hiếm muộn hoặc vô sinh. Do đó, chị em cần chú ý theo dõi kỹ những biểu hiện khác lạ của cơ thể và chủ động đi khám sớm. 

dau-bung-truoc-ky-kinh-co-the-la-dau-hieu-canh-bao-benh-phu-khoa-o-nu-gioi

Đau bụng trước kỳ kinh có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa ở nữ giới

Mẹo khắc phục nhanh chóng cơn đau bụng trước kỳ kinh

Hiện tượng đau bụng trước kỳ kinh sẽ không còn là nỗi lo lắng khi chị em biết cách xử lý đúng đắn. Một số mẹo khắc phục nhanh chóng cơn đau bụng sắp có kinh, bao gồm chườm nóng bụng dưới, mát xa, đắp gừng, tập yoga hoặc sử dụng sản phẩm thảo dược. 

Chườm nóng bụng dưới 

Phương pháp chườm nóng là dùng sức nhiệt để làm thư giãn các cơ tử cung, từ đó giúp giảm đau bụng trước ngày hành kinh hiệu quả. Hơn nữa, chườm nóng cũng góp phần đẩy máu kinh ra bên ngoài cơ thể dễ dàng hơn. 

Bạn có thể sử dụng túi chườm hoặc đổ nước ấm vào bình cao su hay thủy tinh để làm dịu cơn đau vùng bụng dưới. Mỗi ngày, bạn nên chườm khoảng 30 phút để đạt hiệu quả tối ưu. Khi kỳ kinh bắt đầu, chị em có thể áp dụng phương pháp chườm nóng lâu hơn. 

Mát xa vùng bụng nhẹ nhàng

Một mẹo khác giúp giảm đau bụng trước kỳ kinh hiệu quả là mát xa nhẹ nhàng vùng bụng dưới. Trước tiên, bạn đặt bàn tay ở 2 bên rốn và mát xa vòng tròn với lực vừa phải theo chiều kim đồng hồ trong vòng 60 giây. Tiếp đó, mở rộng phạm vi của vòng tròn cần mát xa để thư giãn các cơ tử cung và giảm đau bụng trước kỳ kinh hữu hiệu. 

Sau khi mát xa xong vùng bụng dưới, bạn có thể tiếp tục vòng tay ra phía sau ở vị trí dưới xương sườn và 2 bên cột sống. Mát xa chậm rãi dọc theo chiều thắt lưng di chuyển dần ra phía ngoài khoảng 3 lần. Sau khi kết thúc, bạn tiếp tục mát xa vòng tròn từ vùng trung tâm cột sống xuống phía dưới xương cụt khoảng 60 giây. 

mat-xa-vung-bung-duoi-theo-chieu-kim-dong-ho-giup-giam-dau-bung-truoc-ky-nguyet-san-hieu-qua

Mát xa vùng bụng dưới theo chiều kim đồng hồ giúp giảm đau bụng trước kỳ nguyệt san hiệu quả

Đắp gừng giúp giảm đau bụng trước kỳ kinh

Gừng là một dược liệu quý trong đông y, có tính nóng, vị cay và chủ trị các tình trạng bế kinh, đau bụng trước và trong kỳ nguyệt san rất hiệu quả. Gừng có tác dụng lưu thông khí huyết, thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm co thắt tử cung. Sử dụng gừng tươi đắp bụng dưới còn giúp giảm triệu chứng chướng bụng, buồn nôn và các vấn đề khác trong kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. 

Chị em có thể sử dụng một vài lát gừng tươi, đem đi giã nát và bọc trong tấm vải sạch. Sau đó, đắp trực tiếp gừng lên vùng bụng dưới trong vòng 5 – 10 phút. Hơi nóng và tinh chất từ gừng sẽ lan tỏa và làm giảm đáng kể hiện tượng đau bụng trước kỳ kinh của phái nữ. 

Ngải cứu - Vị "cứu tinh" cho phụ nữ bị đau bụng trước kỳ kinh

Ngải cứu là một vị thuốc đông y có tính ấm, vị đắng, giúp chữa đau bụng trước và trong kỳ kinh rất tốt, đồng thời điều hòa kinh nguyệt và cân bằng nội tiết tố nữ. Bạn có thể sử dụng ngải cứu như sau: 

  • Ngải cứu chưng cùng trứng gà và mật ong: Hấp cách thủy ngải cứu cùng trứng gà và mật ong giúp “đánh bay” cơn đau vùng bụng dưới chỉ sau 7 – 10 ngày áp dụng. 
  • Ngải cứu sắc cùng gừng tươi và trứng gà: Bạn có thể cho một nắm ngải cứu vừa đủ, một củ gừng tươi và 2 quả trứng gà đem đi sắc trong khoảng 400ml nước cho tới khi trứng chín. Sau đó, bóc vỏ trứng và đun thêm 10 phút cho đến khi các vị thuốc ngấm vào trứng. Chị em nên uống nước thuốc và ăn trứng gà ngay khi còn nóng để đạt được hiệu quả tối ưu. 
  • Trà ngải cứu: Trước khi bắt đầu kỳ kinh khoảng một tuần, bạn có thể dùng ngải cứu phơi khô đem pha thành trà và dùng đều đặn 3 lần/ngày để ngăn ngừa cũng như làm giảm cơn đau bụng dưới. 

uong-tra-ngai-cuu-giup-xoa-diu-con-dau-bung-truoc-ky-kinh-hieu-qua

Uống trà ngải cứu giúp xoa dịu cơn đau bụng trước kỳ kinh hiệu quả 

Tập yoga 

Các động tác yoga đơn giản chính là “cứu cánh” cho những chị em đang gặp phải tình trạng đau bụng trước kỳ kinh. Bạn có thể thực hiện các bài tập yoga nhẹ nhàng như: Chân áp sát tường, nằm vặn người, tư thế Mèo – Bò, nằm ôm chân,… Trong quá trình tập luyện, bạn nên kết hợp thở đều và thả lỏng cơ thể để hòa mình vào các động tác, giúp cơn đau thuyên giảm rõ rệt. Nhờ đó mà các bạn gái sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong ngày ấy. 

Hỗ trợ giảm đau bụng trước kỳ kinh bằng sản phẩm thảo dược tự nhiên

Ngoài những mẹo giảm đau bụng trước kỳ kinh được khuyến nghị ở trên, chị em cũng có thể lựa chọn dùng sản phẩm được bào chế từ thảo dược thiên nhiên. Điển hình trong dòng sản phẩm này là viên uống thảo dược có chứa thành phần chính N-Acetyl-L-Cysteine kết hợp với các dược liệu quý như: Sài hồ bắc, đan sâm, hương phụ, đương quy và nga truật. 

Thành phần N-Acetyl-L-Cysteine trong viên uống thảo dược được biết đến là loại axit amin thiết yếu, có khả năng tạo nên protein và được sử dụng cho các trường hợp đau bụng trước/trong kỳ kinh, rối loạn miễn dịch, chu kỳ kinh nguyệt không đều,… Hơn nữa, N-Acetyl-L-Cysteine đã được nghiên cứu tại nhiều nơi trên thế giới cho thấy có tác dụng làm giảm các gốc tự do, tăng cường chức năng chống oxy hóa nhờ tăng mức độ glutathione, từ đó cải thiện sức đề kháng cho cơ thể, giảm đau và ngăn ngừa sự xâm lấn của các tế bào lạc nội mạc tử cung. 

Không những vậy, việc sử dụng sản phẩm thảo dược có chứa N-Acetyl-L-Cysteine còn góp phần cải thiện khả năng sinh sản ở nữ giới, nhất là những người thường xuyên đau bụng trước kỳ nguyệt san do mắc bệnh phụ khoa. Công dụng của N-Acetyl-L-Cysteine sẽ được tăng cao khi kết hợp cùng các thảo dược như sài hồ bắc, hương phụ, nga truật, đan sâm và đương quy. 

ho-tro-giam-dau-bung-truoc-ky-kinh-bang-san-pham-duoc-bao-che-tu-duong-quy-ket-hop-voi-n-acetyl-l-cysteine

Hỗ trợ giảm đau bụng trước kỳ kinh bằng sản phẩm được bào chế từ đương quy kết hợp với N-Acetyl-L-Cysteine

Đây là những vị thuốc có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và giúp giải quyết các tình trạng đau bụng kinh, bế kinh hiệu quả. Sự kết hợp hài hòa này tạo nên một công thức toàn diện, giúp chị em xua tan nỗi lo đau bụng trước kỳ nguyệt san an toàn, không tác dụng phụ. 

Bị đau bụng trước kỳ kinh có đáng lo hay không còn tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Dù bắt nguồn từ lý do nào đi chăng nữa, chị em hãy nhớ khắc phục sớm cơn đau bằng các biện pháp chăm sóc tự nhiên tại nhà kết hợp với dùng viên uống thảo dược chứa N-Acetyl-L-Cysteine để đạt hiệu quả tối ưu. 

Nếu còn băn khoăn điều gì, bạn vui lòng để lại bình luận bên dưới để được tư vấn cụ thể.

>>>Xem thêm: Đau bụng kinh ở tuổi dậy thì và những điều cần biết TẠI ĐÂY

Việt Kiều 

Tài liệu tham khảo: 

https://www.healthline.com/health/menstruation/cramps-a-week-before-period 

https://www.toplinemd.com/andrew-krinsky-md/cramps-5-days-before-period/ 

https://www.toplinemd.com/carreras-medical-center/severe-cramps-a-week-before-the-period/ 

 

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline