Khi bước vào tuổi mới lớn cùng với sự thay đổi sinh lý thì nhiều bạn gái còn phải chịu nỗi ám ảnh về những cơn đau bụng kinh ở tuổi dậy thì mỗi khi đến tháng. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào? Xem ngay bài viết dưới đây.
Thế nào là đau bụng kinh ở tuổi dậy thì?
Đau bụng kinh ở tuổi dậy thì là nỗi ám ảnh của rất nhiều bạn gái
Đau bụng kinh ở tuổi dậy thì là những cơn đau xảy ra trong kỳ kinh gây khó chịu và mệt mỏi cho các bạn gái mới lớn. Theo ước tính, có 85% phụ nữ trải qua các cơn đau bụng kinh hoặc đau ở vùng chậu trong kỳ kinh nguyệt. Một trong số đó có thể xuất hiện các cơn đau bụng dữ dội, có khi là ngất xỉu. Đau bụng kinh ở tuổi dậy thì được chia làm 2 loại:
Đau bụng kinh nguyên phát ở tuổi dậy thì
Đau bụng kinh nguyên phát ở tuổi dậy thì thường xảy ra ở bạn gái tuổi vị thành niên, sau kỳ hành kinh đầu tiên khoảng 6-12 tháng thì các vòng kinh có phóng noãn rụng trứng đã đều đặn. Đau bụng kinh nguyên phát có tính lặp lại, không phát hiện tổn thương bệnh lý. Cơn đau có thể xuất hiện trước 2 ngày hành kinh, đau vùng bụng dưới có thể nhẹ hoặc nặng và thường kéo dài từ 10 - 72 giờ. Các triệu chứng đi kèm với đau bụng kinh ở tuổi dậy thì là buồn nôn, mệt mỏi, tiêu chảy.
Đau bụng kinh thứ phát ở tuổi dậy thì
Đau bụng kinh thứ phát ở tuổi dậy thì là cơn đau do rối loạn các cơ quan sinh sản như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung và nhiễm trùng cơ quan sinh sản. Cơn đau này thường bắt đầu trước chu kỳ kinh nguyệt và thời gian đau kéo dài hơn đau bụng kinh ở tuổi dậy thì nguyên phát.
Đa phần đau bụng kinh ở tuổi dậy thì thường là cơn đau bụng nguyên phát. Các cơn đau bắt đầu từ khi có kinh nguyệt lần đầu và có thể kéo dài đến mãn kinh.
Nguyên nhân gây đau bụng kinh ở tuổi dậy thì
Hầu hết đau bụng kinh ở tuổi dậy thì là do cơ tử cung co thắt bất thường. Điều này do thay đổi mức độ hormone prostaglandin - Kiểm soát các cơn co thắt tử cung.
Đau bụng kinh tuổi dậy thì cũng có thể do lạc nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là mô hình thành lớp lót bên trong tử cung. Khi nó phát triển tại những vị trí bên ngoài tử cung như bên trong xương chậu, ống dẫn trứng, buồng trứng, hoặc bụng được gọi là lạc nội mạc tử cung. Điều này cũng có thể gây chảy máu trong, nhiễm trùng và đau vùng chậu.
Các nguyên nhân thứ phát khác của đau bụng kinh tuổi dậy thì có thể bao gồm:
- Nhiễm trùng cơ quan sinh sản (viêm vùng chậu).
- U xơ là một khối u lành tính phát triển trong tử cung.
- Trứng đã thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung (chửa ngoài tử cung) hoặc sẩy thai.
- Sự phát triển bất thường trong xương chậu như khối u hoặc polyp.
Viêm vùng chậu có thể gây ra các cơn đau bụng kinh dữ dội
Những người có kinh tuổi dậy thì lần đầu tiên khi dưới 13 tuổi, kinh nguyệt kéo dài, lượng máu nhiều, gia đình có người hay bị đau bụng kinh, thường xuyên hút và tiếp xúc với thuốc lá là các yếu tố có nguy cơ cao bị đau bụng kinh ở tuổi dậy thì.
Tuy nhiên, theo chuyên gia nhận định, nguyên nhân cốt lõi của đau bụng kinh ở tuổi dậy thì là do khí huyết bị ứ trệ, hệ điều hòa miễn dịch bị suy giảm. Vì vậy, muốn giảm đau hiệu quả thì phải tác động vào nguyên nhân cốt lõi này.
Các triệu chứng của đau bụng kinh ở tuổi dậy thì
Đau bụng kinh ở tuổi dậy thì thường do đau bụng kinh nguyên phát gây ra. Cơn đau thường xuất hiện trước khi có kinh hoặc trong 12 giờ khi bắt đầu có kinh, có khi cơn đau kéo dài đến 3 ngày. Không chỉ đau bụng kinh mà các bạn gái còn có thể gặp những dấu hiệu khác như kinh nguyệt không đều, lo lắng, mệt mỏi,...
Đau bụng kinh tuổi dậy thì khiến nhiều bạn gái mệt mỏi
Đau bụng kinh nguyên phát ở tuổi dậy thì thường bắt đầu bằng cơn đau quặn giữa bụng, sau đó lan xuống lưng và đùi gây khó chịu, có khi đau nhói liên tục.
Ngoài ra, đau bụng kinh ở tuổi dậy thì còn có các triệu chứng sau:
- Buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy
- Mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, có thể là ngất xỉu
Các triệu chứng trên có thể giống với những tình trạng sức khỏe khác. Khi các cơn đau trở nên nghiêm trọng và kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ để khám và điều trị kịp thời.
>>>Xem thêm: Đau bụng kinh có nguy hiểm không? TẠI ĐÂY
Chẩn đoán đau bụng kinh ở tuổi dậy thì như thế nào?
Để chẩn đoán đau bụng kinh ở tuổi dậy thì, bác sĩ có thể sẽ hỏi về các triệu chứng, tiền sử sức khỏe của bạn và gia đình. Sau đó, bác sĩ sẽ đề nghị kiểm tra vùng chậu, hầu hết thì các thiếu niên chưa quan hệ tình dục thì sẽ không kiểm tra phụ khoa. Nhưng nếu bạn đã quan hệ tình dục thì bác sĩ sẽ kiểm tra để xem có nhiễm trùng qua đường tình dục không.
Các xét nghiệm chẩn đoán bao gồm:
- Siêu âm: Phương pháp này sử dụng sóng âm thanh và máy tính để tạo ra hình ảnh mạch máu, mô và cơ quan. Siêu âm được sử dụng để phát hiện bất thường của các cơ quan và đánh giá lưu lượng máu.
- Nội soi ổ bụng: Sử dụng một ống nhỏ mỏng với ống kính và ánh sáng nội soi được đưa vào bằng một vết cắt nhỏ trên thành bụng. Từ đó, bác sĩ có thể kiểm tra được các bất thường ở trong ổ bụng và xương chậu để xác định nguyên nhân gây ra đau bụng kinh ở tuổi dậy thì.
- Nội soi tử cung: Là thủ thuật đưa một dụng cụ qua âm đạo để kiểm tra tử cung và bên trong tử cung.
Nội soi là một trong những phương pháp thường được dùng để chẩn đoán đau bụng kinh
Các phương pháp điều trị đau bụng kinh ở tuổi dậy thì
Nguyên nhân gây đau bụng kinh ở tuổi dậy thì là do nồng độ prostaglandin tăng cao, khiến cho tử cung co bóp mạnh hơn để tống máu kinh ra ngoài. Chính vì vậy mà khiến bạn cảm thấy đau đớn trong những ngày có kinh. Sau đây là các cách làm giảm đau bụng kinh ở tuổi dậy thì:
Điều trị đau bụng kinh ở tuổi dậy thì bằng thuốc tây
Sử dụng thuốc tây để chữa đau bụng kinh ở tuổi dậy thì, mục tiêu là làm giảm nồng độ prostaglandin trong niêm mạc tử cung. Có 2 loại thuốc thường được sử dụng là thuốc giảm đau, chống viêm không steroid và thuốc tránh thai nội tiết tố. Các thuốc giảm đau này giúp cải thiện nhanh triệu chứng, nhưng cần thận trọng để tránh làm tổn thương niêm mạc dạ dày và không được sử dụng khi bụng đói.
Thuốc tránh thai có thể làm mỏng niêm mạc tử cung, hạn chế sản xuất prostaglandin. Do đó, thuốc tránh thai được xem là cách chữa đau bụng kinh ở tuổi dậy thì.
Thuốc tránh thai có thể làm giảm cơn đau bụng kinh ở tuổi dậy thì
Các biện pháp giúp giảm đau bụng kinh ở tuổi dậy thì tại nhà
Dưới đây là một số cách làm giảm đau bụng kinh ở tuổi dậy thì mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà:
- Dùng nhiệt: Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra “nhiệt có tác dụng tương tự thuốc giảm đau”. Vì vậy, hãy lấy ngay một chai nước hoặc túi chườm, đặt lên vùng bụng dưới, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
- Xoa bóp vùng bụng dưới bằng tinh dầu có thể giúp xoa dịu cơn đau bụng kinh.
- Sắp xếp thời gian hợp lý để ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý. Giấc ngủ rất quan trọng đối với những ngày “đèn đỏ”.
- Sử dụng gừng giúp làm giảm đau bụng kinh do gừng có tính nóng. Đây là cách làm giảm đau bụng kinh ở tuổi dậy thì khá hiệu quả. Bạn có thể cắt các lát gừng để để đắp lên vùng bụng dưới hoặc sử dụng dưới dạng nước uống (xay nhỏ rồi pha với nước, trà gừng).
- Ngải cứu xào với trứng gà là một trong những món ăn bổ dưỡng, đây còn là bài thuốc giúp làm giảm đau bụng kinh ở tuổi dậy thì hiệu quả.
Ngải cứu và trứng gà là món ăn bổ dưỡng cho các bạn có kinh tuổi dậy thì
Cải thiện đau bụng kinh ở tuổi dậy thì bằng thảo dược
Ngoài việc áp dụng phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ và các biện pháp giúp giảm đau bụng kinh tại nhà, bạn có thể kết hợp thêm sản phẩm từ thảo dược để hỗ trợ giảm đau bụng kinh hiệu quả. Để làm dịu được cơn đau, điểm mẫu chốt là phải tăng cường lưu thông khí huyết, điều hòa hệ miễn dịch và chống oxy hóa nhằm đưa máu kinh ra ngoài. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được rất nhiều người quan tâm, hiện nay có rất nhiều sản phẩm trên thị trường. Tiêu biểu là sản phẩm có thành phần N-acetyl-L-cysteine đã được nghiên cứu tại các bệnh viện lớn cho thấy tác dụng rõ rệt với chứng đau bụng kinh ở tuổi dậy thì. Ngoài ra, sản phẩm còn kết hợp với các vị thuốc có công dụng bồi bổ, lưu thông khí huyết, ổn định nội tiết, điều hòa kinh nguyệt, giúp giải quyết nguyên nhân cốt lõi của những cơn đau bụng kinh ở tuổi dậy thì.Bài viết trên là tất cả các vấn đề về đau bụng kinh ở tuổi dậy thì, bạn hãy kết hợp các biện pháp điều trị và đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm có thành phần chính là N-acetyl-L-cysteine để có một kỳ kinh nguyệt nhẹ nhàng. Nếu bạn có thắc mắc gì về đau bụng kinh thì hãy để lại số điện thoại hoặc comment bên dưới để được chuyên gia tư vấn cụ thể hơn nhé!
Tài liệu tham khảo:
https://www.childrensdayton.org/the-hub/primary-dysmenorrhea-adolescents
https://www.childrens.com/specialties-services/conditions/dysmenorrhea
https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=90&ContentID=p01599