Đau bụng kinh quằn quại và những nguy hiểm khó lường!

Đau bụng kinh quằn quại mỗi khi tới tháng khiến chị em gặp rất nhiều phiền toái, khó khăn trong sinh hoạt. Đây là một tình trạng phổ biến thường gặp, song trên thực tế, nó cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải bệnh lý nghiêm trọng như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung,... 

Triệu chứng của đau bụng kinh quằn quại

Thông thường tới ngày nguyệt san, chị em chỉ cảm thấy đau nhẹ, âm ỉ và không kéo dài quá 12 tiếng. Tuy nhiên khi bị đau bụng kinh quằn quại, bạn sẽ gặp những triệu chứng đi kèm theo, điển hình như:

  • Cơ thể luôn mệt mỏi, đau đầu khó chịu.
  • Cảm giác nôn nao, đầy bụng, buồn nôn và nôn ói.
  • Vùng thắt lưng đau mạnh, đau như gãy xương sườn.
  • Luôn cảm thấy lạnh, vã mồ hôi liên tục.
  • Người yếu, hoa mắt chóng mặt, chân tay bủn rủn không có sức.

Những trường hợp gây đau bụng bụng quằn quại này báo hiệu bạn đang gặp phải vấn đề phụ khoa nào đó không thể lơ là.

Nguyên nhân khiến chị em bị đau bụng kinh quằn quại

Trong ngày hành kinh, tử cung sẽ co lại giúp làm bong lớp niêm mạc không cần thiết. Những cơn co thắt này được kích hoạt dựa trên một chất trung gian hóa học là Prostaglandin. Nồng độ chất này càng cao thì cơn đau bụng khi hành kinh càng trở nên nghiêm trọng. Ngoài ra, đau bụng kinh quằn quại còn liên quan mật thiết đến các bệnh lý tiềm ẩn sau:

Lạc nội mạc tử cung - Nguyên nhân chính gây đau bụng quằn quại

Lớp nội mạc tử cung là một lớp mô lót nằm trong tử cung của bạn. Lớp mô này sẽ dày lên, bong ra và chảy máu theo mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Khi có rối loạn, lớp mô này không những bị kẹt lại trong tử cung mà còn lạc sang các cơ quan khác như buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang,... gây nên bệnh lạc nội mạc tử cung.

Theo nghiên cứu từ chuyên gia, cứ 10 người lại có 1 người mắc căn bệnh này, hầu hết đều trong độ tuổi sinh sản. Đây là nguyên nhân chính khiến chị em phải hứng chịu những cơn đau bụng kinh quằn quại buồn nôn, chảy máu kinh quá nhiều dẫn đến hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, bủn rủn chân tay. Bệnh sẽ trở nên rất nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời.

dau-bung-kinh-quan-quai-co-the-la-dau-hieu-cua-lac-noi-mac-tu-cung

Đau bụng kinh quằn quại có thể là dấu hiệu của lạc nội mạc tử cung

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Đây là một hội chứng liên quan tới rối loạn chức năng phóng noãn và thừa hormone androgen (một loại nội tiết tố nam) ở nữ giới. Bên cạnh những cơn đau bụng kinh quằn quại, chứng bệnh này còn gây ra béo phì nhẹ, mụn trứng cá và mọc lông nhiều.

Bệnh viêm vùng chậu (PID)

Đến tháng đau bụng dữ dội cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm vùng chậu. Đó là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn có ở các cơ quan sinh dục của phụ nữ. Biểu hiện thường gặp nhất là đau vùng chậu, ngoài ra chị em còn thấy đau đớn khi quan hệ tình dục, âm đạo tiết dịch có mùi hôi và có cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Bạn hãy cẩn thận khi gặp một trong những dấu hiệu trên để có cách phòng ngừa phù hợp.

U xơ tử cung

Bạn hoàn toàn có nguy cơ mắc u xơ tử cung khi cảm thấy đau bụng kinh quằn quại. Đây là khối u lành tính, không phải ung thư và phát triển bên trong hoặc bên ngoài tử cung. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây khó khăn trong sinh hoạt như táo bón kéo dài, đại tiện ra phân có máu, đau bụng quằn quại kéo dài triền miên.

u-xo-tu-cung-khien-chi-em-bi-dau-bung-kinh-du-doi

U xơ tử cung khiến chị em bị đau bụng kinh dữ dội

Hẹp cổ tử cung

Hiện tượng hẹp tử cung xảy ra khi lỗ mở tử cung bị hẹp hoặc đóng lại hoàn toàn, do bẩm sinh hoặc sau một số phẫu thuật liên quan đến tử cung. Tình trạng này khiến máu kinh không thoát ra ngoài được, gây nên hiện tượng bế kinh hoặc không có kinh. Nghiêm trọng hơn, chị em mắc bệnh này còn không có khả năng thụ thai, từ đó dẫn đến vô sinh bởi tinh trùng không có “đường’’ để tiếp cận vòi trứng. 

Vòng tránh thai

Vòng tránh thai là một thiết bị ngừa thai nhỏ được chèn vào tử cung để ngăn chặn sự thụ tinh của trứng và tinh trùng. Đa phần vòng tránh thai đều an toàn, tuy nhiên một số trường hợp nhỏ có thể gây ra những tác dụng phụ, đó là đau bụng kinh quằn quại, kinh nguyệt không đều hoặc ra nhiều máu kinh.

Đặc biệt, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, phái đẹp bị đau bụng kinh quằn quại bắt nguồn từ một số nguyên nhân sâu xa. Đó là khí huyết ứ trệ, lưu thông kém; Hệ miễn dịch bị suy giảm cùng với sự tấn công của các gốc tự do trong cơ thể làm tình trạng đau trở nặng. Việc điều trị phải dựa trên cơ sở giải quyết những nguyên nhân cốt lõi đó thì tình trạng đau bụng kinh quằn quại mới chấm dứt.

nhung-nguyen-nhan-cot-loi-lam-tram-trong-chung-dau-bung-kinh-quan-quai

Những nguyên nhân cốt lõi làm trầm trọng chứng đau bụng kinh quằn quại

Đau bụng kinh quằn quại kéo dài gây ra các biến chứng nào?

Cơn đau bụng kinh dữ dội gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày, trong học tập cũng như công việc. Thậm chí, khi tình trạng này kéo dài, chị em có nguy cơ mắc một số bệnh như trên, dẫn tới những biến chứng nguy hiểm nếu không được can thiệp y tế kịp thời.

Vô sinh

Vấn đề lớn nhất của những cơn đau bụng kinh dữ dội đó chính là suy giảm khả năng sinh sản. Theo nghiên cứu, có tới 25%-40% phụ nữ bị vô sinh sau khi mắc chứng lạc nội mạc tử cung. Ngoài ra, bệnh sẽ tiến triển thành ung thư buồng trứng hoặc ung thư biểu mô tuyến nếu không được điều trị.

nguy-co-hiem-muon-rat-de-xay-ra-neu-tinh-trang-dau-bung-kinh-keo-dai

Nguy cơ hiếm muộn rất dễ xảy ra nếu tình trạng đau bụng kinh kéo dài

Chửa ngoài dạ con

Sự phát triển của lớp nội mô tử cung trong bệnh lý viêm vùng chậu hình thành mô sẹo trong lòng ống dẫn trứng. Các mô sẹo này ngăn cản trứng đã thụ tinh đi qua ống dẫn trứng để làm tổ trong tử cung. Thay vào đó, trứng được làm tổ trong ống dẫn trứng. Mang thai ngoài tử cung có thể gây chảy máu ồ ạt và đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Áp xe vòi trứng

Bệnh viêm vùng chậu cũng gây ra những ổ áp xe (tụ mủ) lớn. Thông thường, áp xe gây ảnh hưởng đến ống dẫn trứng và buồng trứng, nhưng chúng cũng có thể phát triển trong tử cung hoặc các cơ quan vùng chậu khác. Nếu áp xe không được điều trị, bạn có thể bị nhiễm trùng đe dọa đến tính mạng.

Nên làm gì khi đau bụng kinh quằn quại?

Khi bị đau bụng kinh quằn quại, các chuyên gia y tế khuyên bạn nên thực hiện những phương pháp sau:

Tập thể dục thường xuyên

Việc tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện đáng kể chứng đau bụng kinh dữ dội. Kết quả của một nghiên cứu năm 2015 cho thấy, tập thể dục nhịp điệu 30 phút mỗi lần (3 lần/ tuần) làm giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng của các cơn đau bụng kinh trong suốt 8 tuần.

tap-the-duc-moi-ngay-rat-huu-ich-trong-viec-giam-con-dau-bung-kinh-du-doi

Tập thể dục mỗi ngày rất hữu ích trong việc giảm cơn đau bụng kinh dữ dội

Làm ấm vùng bụng cũng giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả

Chườm ấm bụng hoặc ngâm mình trong nước ấm cũng giúp xoa dịu các cơn đau bụng kinh. Sở dĩ như vậy vì nhiệt độ đã được chứng minh có hiệu quả tương tự như một loại thuốc giảm đau không kê đơn.

Kiểm soát căng thẳng 

Căng thẳng trong công việc và cuộc sống ảnh hưởng không nhỏ đến chứng đau bụng kinh. Các bài tập thở, yoga và dành thời gian làm những việc yêu thích có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng.

Bổ sung thêm các loại viên uống

Bạn cũng nên bổ sung một số viên uống, có tác dụng giảm mức độ nghiêm trọng của chứng đau bụng kinh. Đó là axit béo omega-3, Magie (Mg), vitamin B1 (Thiamin) và vitamin B6 (Pyridoxine).

Hạn chế tối đa việc sử dụng những chất kích thích

Rượu bia, thuốc lá, các đồ uống có gas, caffeine là những chất kích thích làm tình trạng đau bụng kinh sẽ trở nên trầm trọng hơn.

>>>Xem thêm: Đau bụng kinh do nguyên nhân nào? TẠI ĐÂY

Cải thiện cơn đau bụng kinh quằn quại nhờ sản phẩm từ thảo dược

Những cơn đau bụng kinh quằn quại gây ra nhiều khó chịu và phiền toái cho chị em. Bên cạnh thực hiện những phương pháp giảm đau ở trên, phái đẹp nên sử dụng thêm các thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên. Các chuyên gia đánh giá rất cao sản phẩm có thành phần tự nhiên vì sự an toàn, hiệu quả lâu dài mà nó mang lại.

Điển hình phải kể đến sản phẩm có chứa N-acetyl-L-cysteine, đương quy, đan sâm, hương phụ, sài hồ bắc, nga truật, cụ thể như sau:

N-acetyl-L-cysteine được các chuyên gia trên thế giới nghiên cứu cho thấy hiệu quả mạnh mẽ trong việc làm giảm kích thước và ức chế sự xâm lấn của các tế bào lạc nội mạc tử cung. Ngoài ra, hợp chất này còn sản sinh ra chất chống oxy hóa có tên Glutathione, tham gia trực tiếp vào quá trình trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, từ đó tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện chứng đau bụng kinh quằn quại rất hiệu quả.

Các dược liệu thiên nhiên như đương quy, đan sâm, sài hồ bắc, hương phụ, nga truật giúp tăng cường lưu thông khí huyết, bổ huyết, hoạt huyết, giúp ra máu kinh được đều đặn, từ đó đẩy lùi các cơn đau bụng kinh khi tới tháng.

Qua bài viết trên, chị em đã có cái nhìn tổng quan về cơn đau bụng kinh quằn quại như triệu chứng, nguyên nhân, biến chứng cũng như những cách để giảm đau dễ dàng. Để nâng cao hiệu quả, phái đẹp nên kết hợp những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên với thành phần chính là N-acetyl-L-cysteine. 

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về cơn đau bụng kinh dữ dội, hãy để lại số điện thoại hoặc đặt câu hỏi bên dưới, các chuyên gia sẽ giải đáp một cách cụ thể cho bạn.

>>>Xem thêm: Đau bụng kinh uống nước gì? TẠI ĐÂY

Việt Kiều

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pelvic-inflammatory-disease/symptoms-causes/syc-20352594

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18443335/

https://www.healthline.com/health/severe-menstrual-cramps#causes

 

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline