Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có thai được không? Xem ngay

Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có thai được không là thắc mắc của rất nhiều chị em đang mắc phải căn bệnh này. Để giải đáp một cách cụ thể vấn đề này, mời bạn đọc tiếp tục theo dõi bài biết này nhé.

Những thông tin cần biết về lạc nội mạc tử cung

Theo thống kê ở Hoa Kỳ thì có khoảng 5 triệu phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung, đa số người mắc lạc nội mạc tử cung nằm trong độ tuổi từ 30-40. Cứ 5 phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung thì có 2 người có thể mang thai. Điều đó chứng tỏ bị lạc nội mạc tử cung thì vẫn có khả năng mang thai.

Bình thường, các mô nội mạc tử cung sẽ phát triển trong khoang tử cung, nhưng vì một lý do nào đó, nó lại phát triển ra bên ngoài và gây ảnh hưởng đến ống dẫn trứng hoặc buồng trứng của người bệnh.

Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc người bị lạc nội mạc tử cung sẽ hoàn toàn không có khả năng sinh con. Hiện nay, có một vài phương pháp điều trị vẫn giúp người bệnh có thể mang thai, nhưng tỷ lệ thành công của mỗi phương pháp sẽ không giống nhau.

Lac-noi-mac-tu-cung-co-the-gay-vo-sinh-o-phu-nu-neu-khong-dieu-tri-kip-thoi

Lạc nội mạc tử cung có thể gây vô sinh ở phụ nữ nếu không điều trị kịp thời

Bị lạc nội mạc tử cung có mang thai được không?

Lạc nội mạc tử cung là một bệnh khá phổ biến ở phụ nữ, sự phát triển của nó không phải là ung thư. Tuy nhiên, sự phát triển của các mô này lại gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Khi các mô nội mạc tử cung lan sang buồng trứng, nó có thể làm ngăn chặn sự phát triển của các nang noãn. Các mô lạc nội mạc tử cung cũng có thể cản trở quá trình tinh trùng đi lên ống dẫn trứng hoặc quá trình trứng đã được thụ tinh đi xuống tử cung. 

Theo y học cổ truyền, lạc nội mạc tử cung gây cản trở khả năng thụ thai bằng cách thay đổi cơ chế hormone nội tiết, làm hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, tăng các gốc tự do.

Tùy theo vị trí, kích thước, mức độ tiến triển, mong muốn mang thai trong tương lai của người bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau như điều trị nội khoa, phẫu thuật (ngoại khoa). 

Điều trị vô sinh do lạc nội mạc tử cung?

Sau khi điều trị lạc nội mạc tử cung, để hỗ trợ cho việc mang thai, người bệnh cũng có thể tiếp tục thực hiện các phương pháp như:

  • Thụ tinh nhân tạo: Đối với những người không muốn thực hiện phẫu thuật thì có thể thực hiện phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI). Phương pháp này có thể được thực hiện cùng với việc sử dụng thuốc để giúp kích thích buồng trứng sản sinh ra nhiều trứng làm tăng khả năng thụ thai.
  • Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF): Đây là một phương pháp được áp dụng khá phổ biến và sẽ tăng cơ hội thụ thai cho người bị lạc nội mạc tử cung.

Co-the-thu-tinh-nhan-tao-de-tang-kha-nang-mang-thai

Có thể thụ tinh nhân tạo để tăng khả năng mang thai

>>>Xem thêm: Bỏ túi 9 cách trị rong kinh hiệu quả nhất

Lời khuyên giúp chị em tăng cơ hội thụ thai, mang thai thành công

Để tăng khả năng thụ thai thành công, chị em cũng nên thực hiện theo một số lời khuyên của chuyên gia như sử dụng thực phẩm hữu cơ, tập thể dục, bổ sung chất xơ,...

Sử dụng thực phẩm hữu cơ

Việc tiếp xúc và tiêu thụ thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón tổng hợp và thực phẩm GMO (thực phẩm biến đổi gen) có thể tạo ra sự mất cân bằng hormone thông qua sự phá vỡ nội tiết và chức năng miễn dịch bị ức chế. Từ đó, dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ sẩy thai và làm trầm trọng tình trạng lạc nội mạc tử cung bởi thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ được biết đến như các chất phá hoại nội tiết. Vì vậy, bạn nên ưu tiên sử dụng thực phẩm hữu cơ để giúp cơ thể khỏe mạnh và giảm bệnh lý lạc nội mạc tử cung.

Tránh các loại nhựa tái chế

Điều này bao gồm việc đựng nước uống bằng nhựa tái chế, bảo quản thức ăn trong bao bì thực phẩm bằng nhựa,... Tất cả những điều này có thể làm rối loạn nội tiết và hệ miễn dịch, khiến tình trạng lạc nội mạc tử cung trầm trọng hơn.

Ăn một số thực phẩm 

Các loại thực phẩm và gia vị giúp thúc đẩy quá trình lưu thông và loại bỏ chất thải như húng quế, hẹ, cà tím, tỏi, gừng, su hào, tỏi tây, hạt nhục đậu khấu, hạt tiêu, gạo, lá hương thảo, hành lá, bạc hà, nghệ, quế, chanh, rong biển.

Nâng cao hệ miễn dịch

Như bạn đã biết, hệ thống miễn dịch đóng một vai trò quan trọng để hạn chế sự phát triển của các mô lạc nội mạc tử cung và quá trình mang thai. Vì vậy, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E, beta carotene, kẽm và selen và probiotic (sữa chua, rau xanh, hoa quả tươi, cá béo,...) vào chế độ ăn hàng ngày.

Tập thể dục thường xuyên để cải thiện lưu thông, loại bỏ độc tố và chất thải

Tập thể dục cũng làm tăng sự trao đổi chất (tốt cho chức năng nội tiết) và hệ thống miễn dịch. Cả hai đều rất quan trọng trong việc hỗ trợ cho việc mang thai ở người bị lạc nội mạc tử cung.

Tap-the-duc-giup-cai-thien-tinh-trang-lac-noi-mac-tu-cung

Tập thể dục giúp cải thiện tình trạng lạc nội mạc tử cung

Bổ sung chất xơ

Tăng cường bổ sung chất xơ để cải thiện sự giải phóng estrogen và hạn chế sự phát triển của các mô lạc nội mạc tử cung. Một số nguồn chất xơ tốt là: Rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, lúa mì,...

Sử dụng nguồn chất béo tốt

Hãy đảm bảo một chế độ ăn có đủ axit béo tốt (omega 3, 6 và 9) giúp làm giảm tình trạng viêm. Giảm viêm sẽ giúp cải thiện những cơn đau mà lạc nội mạc tử cung gây ra. Đặc biệt là omega 3 - Giúp hỗ trợ sự cân bằng hormone và bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi quá trình oxy hoá.

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy dầu cá có tác dụng chống viêm, giảm đau, cải thiện lạc nội mạc tử cung và tăng khả năng mang thai. 

Bổ sung đủ iodine

Bổ sung đầy đủ iodine giúp tuyến giáp hoạt động ổn định hơn. Vì vậy việc bổ sung iodine sẽ hạn chế được các bệnh lý về tuyến giáp cũng như thuận lợi hơn trong quá trình mang thai.

Sử dụng thảo dược giúp cân bằng hormone và tử cung khỏe mạnh

Ngoài các lời khuyên trên, việc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp tăng cường sức khỏe buồng trứng, tử cung và cân bằng hormone an toàn cho cơ thể là xu hướng ngày càng được nhiều chị em ưu tiên lựa chọn. Sản phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùng cho bệnh lạc nội mạc tử cung có thành phần chính là N-acetyl-L-cysteine kết hợp với các thảo dược quý.

Các thảo dược như đan sâm, nga truật, sài hồ, đương quy, hương phụ có tác dụng bổ huyết, điều kinh, giúp giảm đau bụng kinh, cải thiện các triệu chứng như đau lưng, khó chịu, kinh vón cục,... Sản phẩm còn có sự kết hợp với thành phần chính N-Acetyl-L-Cysteine – Chất chống oxy hóa mạnh. Và theo thông tin từ Viện nghiên cứu Quốc Gia Hoa Kỳ N-Acetyl-L-Cysteine còn giúp giảm kích thước khối lạc nội mạc tử cung cũng như tăng cường khả năng sinh sản. Do đó, giúp hỗ trợ bệnh nhân bị lạc nội mạc tử cung tăng cơ hội thụ thai.

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc “bị lạc nội mạc tử cung có mang thai được không” và một số lời khuyên để tăng khả năng mang thai. Để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng do lạc nội mạc tử cung gây ra và tăng cơ hội mang thai, bạn nên áp dụng các biện pháp trên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm thảo dược có thành phần chính N-acetyl-L-cysteine mỗi ngày.

Nếu còn có câu hỏi nào liên quan đến vấn đề lạc nội mạc tử cung, hãy bình luận bên dưới, chuyên gia sẽ giải đáp cụ thể cho bạn.

>>>Xem thêm: Bị trễ kinh phải làm sao?

Tài liệu tham khảo:

https://www.endometriosis-uk.org/endometriosis-fertility-and-pregnancy#:~:text=impact%20on%20fertility%3F-,Endometriosis%20does%20not%20necessarily%20cause%20infertility%20but%20there%20is%20an,get%20pregnant%20spontaneously%5B1%5D.

https://www.healthline.com/health/pregnancy/getting-pregnant-with-endometriosis

https://www.verywellhealth.com/pregnancy-with-endometriosis-4123852

https://www.jeanhailes.org.au/health-a-z/endometriosis/fertility

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline