Bài thuốc dân gian chữa rối loạn kinh nguyệt

Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu ra ngoài âm đạo có chu kỳ do sự tróc lớp niêm mạc tử cung, là hiện tương hoạt động của buồng trứng và tử cung. Thời gian của mỗi chu kỳ được tính từ khi bắt đầu kỳ kinh này đến khi bắt đầu kỳ kinh sau. Rối loạn kinh nguyệt là bệnh rất thường gặp ở nữ giới do nhiều nguyên nhân gây nên.

Theo y học cổ truyền, phụ nữ thuộc âm tính, ứng với mặt trăng, khi đến tuổi dậy thì là xuất hiện kinh nguyệt. Bình thường, chu kỳ xuất hiện của mặt trăng mỗi tháng một lần thì kinh nguyệt của phụ nữ cũng từ 28 đến 30 ngày một chu kỳ xuất hiện. Tháng nào cũng vậy nên kinh nguyệt còn được gọi là "nguyệt tín". Gọi là nguyệt tín nhưng với điều kiện kinh nguyệt đều đặn, khối lượng máu kinh không nhiều, không ít (100 đến 150ml), kéo dài khoảng 3 ngày là sạch, không kèm theo đau bụng, đến và đi không sai kỳ hẹn nên được gọi là "tín". Vì vậy, khi kinh nguyệt mất chữ "tín" được gọi là bất điều. Kinh nguyệt không chỉ là biểu hiện tình hình chung của bộ máy sinh dục mà còn là "thước đo" sức khỏe người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Do vậy, việc điều hòa kinh nguyệt có ý nghĩa kinh tế và xã hội quan trọng mang lại sức khỏe, hạnh phúc cho người phụ nữ. Lý luận y học cổ truyền chỉ rõ: rối loạn kinh nguyệt thuộc hai phương diện "bất điều" và "bất thông". Bất điều có thể là kinh đến muộn hoặc đến sớm; bất thông có thể thuộc chứng huyết khô, huyết ứ trệ, huyết hư. Ngoài ra, trong mỗi phương diện trên có thể kiêm chứng như: đau, sốt, huyết khối, màu sắc kinh thay đổi, do nguyên nhân bên trong cơ thể, hay điều kiện sống (tự nhiên, xã hội), thậm chí do việc điều trị của thầy thuốc gây nên. Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt là do nội thương, lo nghĩ căng thẳng trong cuộc sống, ăn uống không hợp lý... Một số nguyên nhân khác như: chế độ vệ sinh kinh nguyệt, sinh hoạt phòng dục... cũng gây bệnh lý nghiêm trọng. Đông y điều trị chứng có kinh sớm theo từng thể bệnh. Huyết nhiệt: Triệu chứng lâm sàng: Kinh nguyệt ra trước kỳ sắc đỏ tươi, đỏ sẫm, lượng nhiều, không có máu hòn, máu cục, người hay choáng váng, nóng bứt rứt, khát nước, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch sác. Bài thuốc: Thanh kinh gia giảm thang: đan bì 12g, địa cốt bì 12g, bạch thược 12g, bạch linh 12g, hoàng bá 10g, thạch cao 12g, sinh địa 16g, đào nhân 8g, hồng hoa 8g, huỳnh cần 10g. Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần. Can uất: Triệu chứng lâm sàng: kinh nguyệt ra trước kỳ, sắc kinh đỏ tươi, đỏ sẫm, có khi lẫn máu cục, lượng nhiều ít không nhất định, ngực sườn đầy tức hay đau hai bên hông sườn, bụng trướng trước khi hành kinh, người hay choáng váng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác. Bài thuốc: Tiêu dao tán gia giảm: bạch thược 12g, bạch linh 12g, đương quy 12g, sài hồ 10g, đơn bì 10g, bạc hà 8g, cam thảo 6g, đào nhân 8g, hồng hoa 8g, hoàng cầm 10g. Cách dùng: ngày sắc 1 thang, chia đều 3 lần uống. Khí trệ: Triệu chứng lâm sàng: kinh chậm 6 - 7 ngày sắc kinh đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, có khi lẫn máu cục, lượng ít, lưng đau, bụng trướng, người mệt mỏi, sắc mặt xanh sạm, ấm ách khó chịu; chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch huyền. Bài thuốc: Cửu vị hương phụ hoàn: bạch thược 12g, bạch truật 16g, đương quy 16g, xuyên khung 12g, tiểu hồi hương 8g, sinh địa 16g, trần bì 12g, hương phụ 16g, hoàng cầm 12g. Cách dùng: ngày sắc 1 thang, chia đều 3 lần uống. Huyết ứ: Triệu chứng lâm sàng: kinh nguyệt ra trước kỳ, có khi tháng 2 kỳ, mỗi kỳ ra vài ngày, sắc kinh đỏ sẫm, có khi lẫn máu cục, lượng ít, hay đau bụng dưới trước khi hành kinh, người mệt mỗi, chất lưỡi đỏ, có khi thấy nốt tím trên lưỡi, mạch tế sác. Bài thuốc: Tứ vật đào hồng gia giảm: xuyên khung 12g, xuyên quy 12g, bạch thược 12g, sinh địa 16g, cam thảo 6g, đào nhân 8g, hồng hoa 8g, hương phụ 10g, ô dước 12g, huyền hồ sách 8g. Cách dùng: ngày sắc 1 thang, chia đều 3 lần uống. Đàm trệ: Triệu chứng lâm sàng: kinh nguyệt ra sau kỳ, sắc kinh nhợt có khi lẫn máu cục, lượng ít, ngực bụng đầy tức, ậm ạch buồn nôn hoặc nôn mửa ra đàm, ăn uống kém, người mệt mỏi uể oải, khó chịu, thường gặp ở người béo bệu; chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, dính nhớt, mạch hoạt. Bài thuốc: Khung quy nhị trần thang gia giảm: xuyên khung 12g, xuyên quy 12g, trần bì 12g, cam thảo 10g, bán hạ 12g, phục linh 12g , sinh khương 8g, đào nhân 8g, hồng hoa 8g, hương phụ 10g. Cách dùng: ngày sắc 1 thang, chia 3 lần uống.

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline