Việc điều trị lạc nội mạc tử cung bằng thuốc nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng. Vậy những loại thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh này là gì? Hiệu quả của chúng ra sao và gây ra tác dụng phụ gì? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Các biến chứng của lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không? Mặc dù lạc nội mạc tử cung không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên không có nghĩa là nó không nguy hiểm. Các triệu chứng lạc nội mạc tử cung có thể sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Mỗi người có thể bị chảy máu quá mức và đau vùng chậu dẫn đến sinh hoạt khó khăn. Đời sống vợ chồng của bạn cũng sẽ ảnh hưởng khi bị lạc nội mạc tử cung. Ngoài ra, lạc nội mạc tử cung còn có thể gây vô sinh cho phụ nữ.
Phụ nữ mắc lạc nội mạc tử cung có nguy cơ thiếu máu rất cao. Do không đủ chất sắt, cơ thể không tạo ra đủ tế bào máu, điều này khiến cơ thể mệt mỏi, chóng mặt và xanh xao. Một số chị em còn bị trầm cảm, lo âu và khó chịu.
Không chỉ vậy, mô lạc nội mạc tử cung đi lạc chỗ có thể phát triển dày lên và gây chảy máu giống như chảy máu kinh vào kỳ kinh nguyệt. Điều này khiến cho các mô xung quanh có thể bị viêm và sưng tấy. Hiện tượng chảy máu hàng tháng cũng có thể tạo ra các mô sẹo. Mô sẹo này có thể khiến các cơ quan dính vào nhau.
Lạc nội mạc tử cung nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng khó lường
Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có thể lựa chọn một trong những phương pháp điều trị bao gồm sử dụng thuốc: Giảm đau, chống viêm, dùng hormone hoặc phẫu thuật.
>>>Xem thêm: Lạc nội mạc tử cung có gây vô sinh ở phụ nữ không?
Điều trị lạc nội mạc tử cung bằng thuốc được chỉ định khi nào?
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các mô nội mạc xuất hiện bên ngoài tử cung và xâm lấn sang cả ống dẫn trứng. Bệnh này thường được chẩn đoán bằng bằng phương pháp siêu âm, nội soi ổ bụng.
Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung đó là bằng thuốc và phẫu thuật. Việc điều trị này phụ thuộc vào tình trạng bệnh và kế hoạch mang thai trong tương lai của phụ nữ.
Điều trị lạc nội mạc tử cung bằng thuốc trong trường hợp muốn bảo tồn các cơ quan sinh sản, không có biến chứng nặng, không muốn dùng phương pháp phẫu thuật. Trong trường hợp người bệnh bị chảy máu và đau bụng nhưng chưa có kế hoạch có con thì việc sử dụng thuốc là điều cần thiết. Áp dụng phương pháp trong trường hợp thuốc không có tác dụng đối với người bệnh.
Bị lạc nội mạc tử cung uống thuốc gì cho an toàn, hiệu quả?
Thông thường, điều trị lạc nội mạc tử cung thường được bác sĩ chỉ định các thuốc sau:
Thuốc giảm đau, chống viêm điều trị lạc nội mạc tử cung
Nhóm thuốc điều trị lạc nội mạc tử cung theo hướng giảm đau được chia thành các loại sau:
- Thuốc giảm đau, hạ sốt (aspirin, paracetamol).
- Thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen, diclophenac, meloxicam,...).
- Lạc nội mạc tử cung cũng thường được sử dụng thuốc giảm đau mạnh opioid (fentanyl, hydrocodone, tramadol,...).
Cách dùng: Nhiều chuyên gia khuyên chị em dùng thuốc khi nào có cơn đau, có thể sử dụng riêng lẻ hoặc phối hợp với các thuốc khác.
Tác dụng phụ:
+ Nhóm thuốc kháng viêm không steroid và aspirin có thể gây, mệt mỏi, chóng mặt, cao huyết áp, viêm loét dạ dày - tá tràng (nếu sử dụng lâu dài),...
+ Nhóm opioid có thể gây buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, suy hô hấp,...
Tuy nhiên, việc chữa lạc nội mạc tử cung còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn cho bạn một loại thuốc phù hợp.
Điều trị bằng thuốc nội tiết
Các cơn đau do lạc nội mạc tử cung có thể hành hạ và gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Khi đó, bác sĩ có thể đề nghị điều trị bằng thuốc tránh thai để giảm cơn đau và ngăn chặn sự phát triển các tế bào lạc nội mạc.
Tác dụng phụ: Đau tức ngực, tăng cân bất thường, buồn nôn, chóng mặt,...
Uống thuốc ngừa thai là một giải pháp điều trị lạc nội mạc tử cung hiệu quả
Liệu pháp gonadotropin (GnRH) chữa lạc nội mạc tử cung
Bác sĩ có thể chỉ định liệu pháp GnRH (buserelin, goserelin,...) để điều trị lạc nội mạc tử cung cho bạn. Liệu pháp này tạo ra một chất chống đối kháng, từ đó ngăn chặn kích thích buồng trứng và hạn chế sự hình thành estrogen. Estrogen là hormone chịu trách nhiệm cho sự phát triển các cơ quan sinh dục nữ. Do đó, liệu pháp GnRH ngăn chặn sự hình thành kinh nguyệt và tạo ra một chu kỳ kinh nguyệt nhân tạo.
Tác dụng phụ: Nhóm thuốc GnRH có thể gây khô âm đạo, nóng mặt, suy giảm ham muốn, khó ngủ,...
Liệu pháp Danazol điều trị u lạc nội mạc tử cung
Danazol là loại thuốc được sử dụng để ngăn chặn hình thành kinh nguyệt và làm giảm các triệu chứng bệnh.
Tác dụng phụ: Danazol có thể gây ra một số tác dụng phụ như mọc mụn trứng cá, tăng cân, phù nề, suy giảm ham muốn,...
Ức chế men và enzyme Aromatase để điều trị u lạc nội mạc tử cung
Bị lạc nội mạc tử cung uống thuốc gì? - Thuốc ức chế men và enzym aromatase (anastrozole, letrozole,...) chính là câu trả lời. Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế sự kích thích sản xuất estrogen trong cơ thể. Nhóm này thường được kết hợp với thuốc tránh thai trong trường hợp các thuốc khác và phương pháp phẫu thuật không đáp ứng được trong việc điều trị.
Tác dụng phụ: Nhóm thuốc này có thể gây trầm cảm, khô âm đạo, đổ mồ hôi. loãng xương,...
Anastrozole được sử dụng trong điều trị lạc nội mạc tử cung
Ngoài cách dùng thuốc thì phẫu thuật cắt bỏ khối lạc nội mạc tử cung hoặc cắt bỏ tử cung cũng được lựa chọn để điều trị bệnh. Tuy nhiên, đây là liệu pháp cuối cùng, khi không còn lựa chọn nào khác.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị lạc nội mạc tử cung
Hầu hết các loại thuốc trên đều được bác sĩ kê đơn vì chúng gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy, để sử dụng an toàn và hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ các vấn đề sau đây:
- Tuyệt đối tuân thủ đúng hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ về liều lượng, cách dùng, không tự ý mua thuốc dùng và tự ý ngừng sử dụng thuốc đột ngột.
- Trong quá trình sử dụng các thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bạn không được tự ý kết hợp thêm bất cứ loại thuốc nào để uống thêm.
- Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có bất cứ biểu hiện gì thì hãy hỏi ngay ý kiến của bác sĩ.
- Xây dựng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý. Lạc nội mạc tử cung nên uống gì? Cụ thể như sau: Không sử dụng các chất kích thích (cà phê, rượu, bia,...), đồ uống có gas. Mỗi ngày nên uống đủ 2 lít nước kết hợp với tập thể dục đều đặn để giữ tinh thần thoải mái, lạc quan. Ngoài ra, bạn nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, tránh các đồ ăn chế biến sẵn và nhiều dầu mỡ.
Hỗ trợ cải thiện u lạc nội mạc tử cung bằng thảo dược
Song song với phương pháp tây y, trong đông y cũng có rất nhiều thảo dược tự nhiên được biết đến với tác dụng hỗ trợ điều trị lạc nội mạc tử cung. Kế thừa từ các bài thuốc đông y, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm có thành phần chính là N-acetyl-L-cysteine - một acid amin có tác dụng làm giảm kích thước và hạn chế sự xâm lấn của lạc nội mạc tử cung. Ngoài ra, sản phẩm còn có sự kết giữa các thảo dược như: Đan sâm, đương quy, sài hồ bắc, nga truật, hương phụ có tác dụng bổ huyết, hành khí, hỗ trợ cải thiện lưu thông máu, điều hòa rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh và u lạc nội mạc tử cung.
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc lạc nội mạc tử cung uống thuốc gì để nhanh khỏi. Để phòng ngừa lạc nội mạc tử cung tái phát và hỗ trợ điều trị được hiệu quả hơn, bạn có thể kết hợp chỉ định của bác sĩ với sản phẩm có thành phần chính là N-acetyl-L-cysteine. Nếu bạn đang có vấn đề về lạc nội mạc tử cung, hãy để lại số điện thoại hoặc comment bên dưới để được chuyên gia tư vấn kỹ lưỡng.
>>>Xem thêm: Người bị lạc nội mạc tử cung nên ăn gì để cải thiện?
Tài liệu tham khảo:
https://www.chennaigynecologist.com/what-is-the-ideal-treatment-for-endometriosis-ovarian-cyst
https://www.nichd.nih.gov/health/topics/endometri/conditioninfo/treatment
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/endometriosis/diagnosis-treatment/drc-20354661/