Tới tháng đau bụng nhưng không có kinh là hiện tượng gì?

Hiện tượng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh thường bắt nguồn từ sự mất cân bằng hormone, tình trạng nhiễm trùng, bệnh phụ khoa,... Xác định rõ nguyên nhân sẽ giúp chị em sớm có biện pháp điều trị phù hợp, từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc các biến chứng sức khoẻ sau này. 

Vì sao chị em tới tháng đau bụng nhưng không có kinh?

Hiện tượng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh ở phụ nữ thường xảy ra do vấn đề về hormone, sử dụng thuốc điều trị bệnh, tình trạng nhiễm trùng hoặc bệnh phụ khoa,… 

Do mất cân bằng hormone trong cơ thể

Khi nội tiết tố trong cơ thể phái nữ bị mất cân bằng có thể dẫn đến các tình trạng như đau đầu, bốc hỏa, dễ cáu gắt, khó chịu và đau bụng đến tháng nhưng không có kinh. Nguyên nhân chính gây thay đổi lượng hormone là do sự suy giảm nội tiết tố nữ, lão hoá, căng thẳng hoặc lối sống thiếu khoa học của người phụ nữ. 

Dấu hiệu mang thai 

Một nguyên do khác khiến phụ nữ bị đau bụng tới tháng mà không có kinh là tình trạng mang thai. Khi mới thụ thai, trứng đã được thụ tinh sẽ di chuyển về tử cung để làm tổ và giúp bào thai phát triển. Lúc này, chị em có thể nhận thấy các triệu chứng như đau âm ỉ bụng dưới, đau tức ngực, bụng to hơn, ngực tròn đầy hơn, dễ mệt mỏi và không thấy máu kinh. 

Toi-thang-dau-bung-nhung-khong-co-kinh-co-the-la-dau-hieu-mang-thai 

Tới tháng đau bụng nhưng không có kinh có thể là dấu hiệu mang thai 

Phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Thời kỳ tiền mãn kinh thường bắt đầu xảy ra ở phụ nữ độ tuổi từ 45 – 50. Bước vào giai đoạn này, chức năng hoạt động của buồng trứng trở nên kém hơn, kèm theo sự suy giảm nội tiết tố, từ đó dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân khiến nhiều chị em tới tháng đau bụng nhưng không có kinh. 

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Khi phái đẹp thường xuyên sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh như thuốc an thần, thuốc nội tiết, thuốc kháng sinh liều cao, thuốc cao huyết áp,… có thể làm ảnh hưởng đáng kể đến chu kỳ kinh nguyệt và gây ra hiện tượng tới tháng đau bụng mà không thấy kinh. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc tránh thai cũng là tác nhân dẫn đến tình trạng này. 

Phụ nữ bị tắc kinh ứ huyết

Tắc kinh ứ huyết là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt phổ biến ở nữ giới. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng đau bụng đến tháng nhưng không có kinh. Khi bị tắc kinh, các dấu hiệu của ngày “đèn đỏ” vẫn xuất hiện như thường lệ, tuy nhiên máu kinh không thể thoát ra bên ngoài theo đúng chu kỳ.

dau-bung-toi-thang-nhung-khong-co-kinh-co-the-bat-nguon-tu-hien-tuong-u-huyet

Đau bụng tới tháng nhưng không có kinh có thể bắt nguồn từ hiện tượng ứ huyết

Mắc bệnh phụ khoa 

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, hiện tượng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh có thể xảy ra do chị em đang mắc phải căn bệnh phụ khoa nào đó. Các tình trạng như viêm vùng chậu, u nang buồng trứng, u xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung là những tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt và chức năng buồng trứng của phụ nữ. Sự phát triển của các bệnh phụ khoa này sẽ khiến chu kỳ kinh bị rối loạn, dẫn đến các triệu chứng như đau bụng tới tháng và không ra máu khi đến ngày hành kinh. 

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu thường có triệu chứng đau bụng dưới âm ỉ và một bên lưng, đặc biệt là khi tới ngày “đèn đỏ”. Nguyên nhân khiến đường tiết niệu bị nhiễm trùng là do sự xâm nhập của vi khuẩn. Không những gây ra hiện tượng đau bụng tới tháng mà không có kinh, tình trạng này còn dẫn đến các triệu chứng như rối loạn tiểu tiện, mất ngủ,… 

Mắc bệnh sỏi thận

Khi muối khoáng và các khoáng chất có trong nước tiểu lâu ngày tích tụ lại có thể hình thành nên sỏi thận. Thời gian cặn lắng càng kéo dài, các viên sỏi thận càng phát triển lớn về mặt kích thước. Nếu sỏi di chuyển qua bàng quang sẽ khiến chị em cảm nhận thấy các cơn đau ở vùng xương chậu. Bên cạnh đó, sỏi thận cũng khiến nước tiểu chuyển sang màu hồng hoặc đỏ như máu. 

Soi-than-la-nguyen-nhan-khien-cho-chi-em-toi-thang-bi-dau-bung

Sỏi thận là nguyên nhân khiến cho chị em tới tháng bị đau bụng

Viêm bàng quang kẽ 

Nguyên nhân tới tháng đau bụng nhưng không có kinh cũng có thể bắt nguồn từ bệnh viêm bàng quang kẽ. Phụ nữ mắc chứng bệnh này cũng có một số triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu rắt hoặc đau khi giao hợp.

>>>Xem thêm: Tại sao đến tháng lại đau bụng

Cần làm gì khi tới tháng đau bụng nhưng không có kinh?

Tình trạng đau bụng đến tháng nhưng không ra máu kinh nếu phát hiện và điều trị chậm trễ có thể dẫn đến những hệ lụy sức khoẻ sinh sản sau này cho phái đẹp. Khi gặp phải hiện tượng này, chị em có thể xử trí dựa trên một số lời khuyên sau: 

Thăm khám sức khỏe khi có dấu hiệu đáng ngờ

Trong trường hợp tới tháng đau bụng nhưng không có kinh kéo dài quá 2 tuần hoặc kèm theo một số triệu chứng như: Đại tiện phân đen hoặc màu hắc ín, nôn ra máu, nuốt khó, vàng da, vàng mắt, khó thở,… người bệnh nên đi khám sớm. Việc thăm khám sẽ giúp chị em kiểm tra, tìm rõ nguyên nhân và có phác đồ điều trị đúng đắn, từ đó ngăn ngừa các nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn khác. 

Phu-nu-nen-di-kham-suc-khoe-khi-bi-dau-bung-toi-thang-nhung-khong-co-kinh 

Phụ nữ nên đi khám sức khoẻ khi bị đau bụng tới tháng nhưng không có kinh 

Ăn uống điều độ và sinh hoạt lành mạnh

Nếu hiện tượng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh xuất phát từ lối sống cũng như chế độ ăn uống thường ngày, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau đây: 

  • Điều chỉnh lại chế độ ăn uống của bản thân, tránh bỏ bữa, ăn đa dạng các loại thực phẩm và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. 
  • Tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giúp kích thích ra kinh nhanh hơn, bao gồm dứa, gừng, rau mùi tây, nghệ, bông cải xanh, trái cây họ cam quýt, cà chua, cải bó xôi,… 
  • Cắt giảm tối đa lượng tiêu thụ bia rượu, đồng thời từ bỏ thói quen hút thuốc lá nhằm ngăn ngừa ảnh hưởng đến nội tiết tố và gây ra tình trạng đau bụng tới tháng nhưng không ra máu. 
  • Chú ý cân bằng giữa nghỉ ngơi và làm việc, tránh tạo căng thẳng hoặc áp lực quá mức cho bản thân. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp giúp thư giãn như nghe nhạc, đọc sách, thiền định, xem phim,…
  • Chăm sóc chất lượng giấc ngủ, hạn chế thức khuya và nên đi ngủ đúng giờ nhằm tránh gây đảo lộn đồng hồ sinh học. 
  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhất là khi đến tháng nhằm ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa do vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo. 
  • Áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn, tuyệt đối không nạo phá thai, vì điều này có thể gây ảnh hưởng đến tử cung cũng như chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. 
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, bạn có thể tập các động tác yoga, đi bộ hoặc chạy bộ mỗi buổi sáng tối thiểu từ 15 – 30 phút. 

Tang-cuong-tap-the-duc-giup-day-lui-nhanh-hien-tuong-toi-thang-dau-bung-nhung-khong-co-kinh

Tăng cường tập thể dục giúp đẩy lùi nhanh hiện tượng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh

Sử dụng sản phẩm thảo dược có chứa thành phần N-acetyl-L-cysteine

Cơn đau bụng tới tháng nhưng không có kinh khiến nhiều chị em lo lắng và gây ra không ít phiền toái. Bên cạnh các biện pháp khắc phục được khuyến cáo ở trên, phái đẹp cũng nên kết hợp sử dụng sản phẩm được bào chế từ thảo dược thiên nhiên. Nổi bật hơn cả là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa N-acetyl-L-cysteine. 

Theo một số nghiên cứu khoa học cho biết, N-acetyl-L-cysteine là một hợp chất đóng vai trò quan trọng đối với nhiều chức năng trong cơ thể, được các chuyên gia đánh giá cao về tác dụng giảm đau hữu hiệu. Hơn nữa, hợp chất này từ lâu cũng được biết đến với khả năng tăng cường chất chống oxy hoá, giúp dọn sạch các gốc tự do gây hại cho các tế bào trong cơ thể, từ đó nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch. Tác dụng chống oxy hoá của N-acetyl-L-cysteine có được là nhờ vào khả năng kích thích sản sinh ra glutathione – Chất tham gia trực tiếp vào quá trình trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, nhờ đó cải thiện hiệu quả được triệu chứng đau bụng tới tháng, đồng thời giúp ngăn ngừa sự xâm lấn của lạc nội mạc tử cung. 

Không những thế, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chứa thành phần chính N-acetyl-L-cysteine còn kết hợp với nhiều vị thuốc quý như: Nghệ đen (nga truật), hương phụ, đan sâm, sài hồ bắc và đương quy. Trong y học cổ truyền, đây đều là những thảo dược có tác dụng bổ huyết hàng đầu, giúp hỗ trợ giảm đau bụng kinh, tăng cường lưu thông khí huyết và điều hoà kinh nguyệt hiệu quả. 

Khac-phuc-hieu-qua-tinh-trang-toi-thang-dau-bung-nhung-khong-co-kinh-bang-san-pham-bao-che-tu-nga-truat 

Khắc phục hiệu quả tình trạng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh bằng sản phẩm bào chế từ nga truật 

Sự phối hợp giữa các dược liệu trên cùng với hợp chất N-acetyl-L-cysteine giúp tạo ra một công thức toàn diện, hỗ trợ chị em đầy lùi nhanh chóng tình trạng đau bụng tới tháng nhưng không có kinh. Hơn nữa, phái đẹp cũng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng lâu dài bởi sản phẩm đã được các chuyên gia đánh giá là an toàn và không gây tác dụng phụ. 

Qua bài viết trên, chắc hẳn chị em đã có cái nhìn tổng quan hơn về hiện tượng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh. Nhờ đó, phái đẹp có thể xác định rõ nguyên nhân cũng như tự cân nhắc biện pháp khắc phục phù hợp với tình trạng của mình. 

Để giảm cơn đau bụng tới tháng và thúc đẩy ra máu kinh đều hơn, bạn đừng quên kết hợp lối sống lành mạnh với việc sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính N-acetyl-L-cysteine mỗi ngày. Nếu còn bất kỳ băn khoăn gì về hiện tượng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh, hãy để lại comment bên dưới hoặc thông tin liên hệ, các chuyên gia sẽ chủ động tư vấn cụ thể cho bạn. 

>>>Xem thêm: Cách giảm đau bụng kinh ngay lập tức chị em không nên bỏ qua

Tài liệu tham khảo: 

https://www.webmd.com/women/guide/cramps-but-no-period 

https://www.medicinenet.com/cramps_but_no_period/article.htm 

https://www.medicalnewstoday.com/articles/322929 

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline