Tại sao đau bụng kinh mà không ra máu? Câu trả lời TẠI ĐÂY!

Tại sao đau bụng kinh mà không ra máu? Liệu có phải triệu chứng của bệnh phụ khoa nguy hiểm? Đây là thắc mắc của rất nhiều chị em gặp phải tình trạng này? Nếu cũng đang tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên cũng như phương pháp cải thiện đau bụng kinh nói riêng, các bất thường trong chu kỳ kinh nói chung, bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây!

Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh là hiện tượng vùng bụng dưới đau âm ỉ hoặc dữ dội, thường diễn ra khoảng 1 - 2 ngày trước chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, ở một số chị em, cơn đau này có thể kéo dài suốt kỳ kinh với mức độ cực kỳ khủng khiếp, vật vã, đổ mồ hôi,... Đi kèm với tình trạng đau bụng kinh, có không ít chị em bị nôn ói, tiêu chảy, mặt mũi tái xanh trong kỳ kinh nguyệt.

Theo nhận định của các chuyên gia, có rất nhiều yếu tố gây đau bụng kinh, chẳng hạn như: Tuổi tác, thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, stress, tăng - giảm cân đột ngột,... nhưng nguyên nhân sâu xa là do khí huyết kém lưu thông (khí huyết ứ trệ) và suy giảm chức năng của hệ miễn dịch, tăng gốc tự do.

>>>Xem thêm: Vừa đau bụng kinh dữ dội vừa rong kinh – Tình cảnh éo le của nhiều chị em

Tại sao đau bụng kinh mà không ra máu?

Những khó chịu mà chứng đau bụng kinh gây ra hàng tháng khiến nhiều phụ nữ vô cùng lo lắng, mệt mỏi. Thế nên, với một số chị em gặp hiện tượng đau bụng kinh nhưng không ra máu thì càng cảm thấy hoang mang, sợ hãi hơn. Vậy tại sao đau bụng kinh mà không ra máu?

 dau-bung-kinh-khien-nhieu-chi-em-met-moi

Đau bụng kinh khiến nhiều chị em mệt mỏi

Đau bụng kinh nhưng không ra máu có thể do nhiều yếu tố như: Căng thẳng quá mức dẫn đến tắc kinh, thời kỳ mãn kinh, giai đoạn thai kỳ, rối loạn nội tiết tố,... Cụ thể

Thai kỳ

Dấu hiệu đau bụng kinh nhưng không ra máu có thể là một dấu hiệu báo rằng bạn đang mang thai. Trong giai đoạn đầu khi mang thai, bạn có thể gặp các triệu chứng kèm theo như nôn, buồn nôn, chóng mặt, chán ăn. Để chắc chắn bạn có đang mang thai hay không, hãy thử máu xác định nồng độ beta HCG hoặc kiểm tra bằng que thử thai.

Rối loạn nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố nữ đa phần đều ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Hormone progesterone và estrogen chi phối hoạt động của buồng trứng, rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt. Khi các yếu tố nội tiết này bị mất cân bằng sẽ gây ra những tình trạng bất thường như tắc kinh, bế kinh, hành kinh mà không ra máu.

Thời kỳ mãn kinh

Khi bạn tới tầm tuổi từ 45-50 cũng dễ gặp phải tình trạng đau bụng kinh nhưng không ra máu do chức năng sinh sản, các hoạt động của buồng trứng bắt đầu suy giảm. 

Căng thẳng quá mức

Căng thẳng quá mức có thể là lý do thường gặp khi hành kinh nhưng không ra máu. Do stress sẽ làm nồng độ cortisol trong máu tăng, làm mất cân bằng các hormon khác trong cơ thể bao gồm cả hormon điều hòa sự rụng trứng và tử cung. Căng thẳng quá mức, lạc nội mạc vẫn phát triển nhưng không bong ra, làm kỳ kinh của bạn không đều và co thắt ở bụng dưới.

Mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh nhưng không ra máu, có thể gặp cơn đau bụng kinh dữ dội. Đôi khi, cơn đau có thể cảm nhận được ở vai và lưng dưới của bạn. Mang thai ngoài tử cung có thể xảy ra trên 1 trong 2 ống dẫn trứng, có thể ảnh hưởng đến tính mạng và khả năng mang thai của bạn. Do đó, hãy đến bệnh viện ngày khi thấy xuất hiện các dấu hiệu mang thai.

Thai-ngoai-tu-cung-co-the-khien-ban-dau-bung-kinh-du-doi

Thai ngoài tử cung có thể khiến bạn đau bụng kinh dữ dội

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là một túi chứa đầy dịch mà phát triển trên buồng trứng của bạn. Mỗi tháng, buồng trứng sẽ phát triển vài nang để chuẩn bị cho việc rụng, nhưng chỉ có một nang phóng noãn. Mặc dù, các nang sẽ tự thoái hóa, nhưng đôi trường hợp các nang ấy vẫn tồn tại trong buồng trứng. Vì vậy, một số bạn có thể gặp tình trạng đau bụng kinh nhưng không ra máu.

Hẹp cổ tử cung

Hẹp cổ tử cung là tình trạng hẹp đường đi qua cổ tử cung (phần dưới của cổ tử cung). Hẹp cổ tử cung thường là kết quả của rối loạn nội tiết ở tuổi tiền mãn kinh, ung thư cổ tử cung hoặc ung thư niêm mạc tử cung, xạ trị để điều trị ung thư cổ tử cung hoặc ung thư lạc nội mạc tử cung. Vì vậy, khi bị hẹp tử cung có thể dẫn đến đau bụng kinh mà không ra máu.

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung - Tình trạng các mô nội mạc tử cung phát triển ở những vị trí khác trong cơ thể, gây các tổn thương và sưng đau ở bụng dưới dữ dội nhưng không ra máu. Ngoài ra, một số người bệnh lạc nội mạc tử cung có thể bị đau ở vùng thắt lưng, đau dạ dày và dưới rốn.

Lac-noi-mac-tu-cung-la-ly-do-tai-sao-khong-ra-kinh-nguyet

Lạc nội mạc tử cung là lý do tại sao không ra kinh nguyệt

Ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là tình trạng các tế bào ung thư hình thành bên trong buồng trứng. Khi bị ung thư buồng trứng, các bạn có thể gặp các tình trạng đau bụng kinh nhưng không ra máu, đầy hơi và táo bón. Tuy nhiên, cơn đau bụng do ung thư buồng trứng thường dai dẳng và không tự mất.

Các biện pháp khắc phục đau bụng kinh không ra máu

Bị đau bụng kinh nhưng không ra máu là một hiện tượng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cơ địa của mỗi người là không giống nhau. Vì vậy, bạn đừng bao giờ chủ quan, hãy thực hiện một số biện pháp sau đây để khắc phục và phòng ngừa đau bụng kinh nhưng không có máu.

Chế độ ăn uống phù hợp

Có chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi điều độ, không để bản thân bị stress, căng thẳng quá mức. Để có một chế độ ăn khoa ăn, bạn nên bổ sung thêm một số thực phẩm như như sữa chua, thực phẩm chứa nhiều magie, táo, chuối, gừng, cá hồi, uống các loại trà, nước ấm,...Hạn chế ăn các đồ cay nóng và các đồ ăn lạnh, mang tính chất hàn, các chất kích thích như thuốc lá, rượu, đồ có ga,...

Che-do-an-uong-khoa-hoc-co-the-cai-thien-con-dau-bung-kinh

Chế độ ăn uống khoa học có thể cải thiện cơn đau bụng kinh

 

Tập luyện thể dục đều đặn

Luyện tập thể dục hàng ngày vừa giúp nâng cao sức khỏe, dẻo dai, giữ tỷ lệ cân nặng mà còn giảm thiểu các cơn đau bụng kinh tới tháng mà không ra máu.  Trong đó, yoga là một sự lựa chọn nhẹ nhàng và tốt giúp cho cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai hơn đồng thời cải thiện các cơn đau bụng kinh mà không có máu.

Sử dụng sản phẩm từ thảo dược

Với những bạn bị đau bụng kinh nhưng không ra máu nên lựa chọn cho mình phương pháp giảm đau an toàn và hiệu quả. Ngoài việc áp dụng các biện pháp giảm đau bụng kinh tại nhà thì sử dụng các sản phẩm thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên là một lựa chọn tốt cho bạn. N-acetyl-L-cysteine kết hợp với thảo dược (đan sâm, sài hồ bắc, đương quy, hương phụ, nga truật) là một công thức đặc biệt giúp lưu thông khí hết, điều hòa hệ miễn dịch và chống oxy. Từ đó, cải thiện các chứng đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt, hành kinh nhưng không ra máu, hạn chế được sự xâm lấn của lạc nội mạc tử cung. Sản phẩm có mặt nhiều năm trên thị trường, được giới thiệu tại các hội thảo lớn, đạt được nhiều giải thưởng danh giá do người tiêu dùng bình chọn.

Đau bụng kinh không ra máu - Khi nào thì cần gặp bác sĩ?

Những người thường hay bị đau bụng kinh nhưng không ra máu thì nên đến bệnh viện sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, để tránh rối loạn lâu dài ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe.

Đến gặp bác sĩ ngay nếu đau bụng kinh nhưng không ra máu hoặc gặp các triệu chứng sau đay kéo dài quá 2 tuần:

  • Buồn nôn, nôn thường xuyên, nôn ra máu.
  • Phân có màu đen, vàng mắt và da.
  • Giảm cân đột xuất, đau tức ở ngực, cổ, vai hoặc cánh tay, khó thở, đổ mồ hôi.

Trên đây là tất cả các nguyên nhân, cách khắc phục đau bụng kinh mà không ra máu. Để cải thiện được hiệu quả bạn nên kết hợp với sản phẩm có thành phần chính N-acetyl-L-cysteine. Hoặc bạn đang có thắc mắc gì về vấn đề đau bụng kinh thì hãy để lại comment hoặc số điện thoại ở dưới để được tư vấn kỹ lưỡng hơn nhé!

>>>Xem thêm: Đau bụng kinh nên ăn gì?

Tài liệu tham khảo:

https://lloydspharmacy.com/blogs/womens-health/why-do-i-have-period-pain-but-no-period

https://flo.health/menstrual-cycle/health/period-symptoms-but-no-period

https://onlinedoctor.superdrug.com/period-pain-no-period.html

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline