Bị đau bụng dưới khi có kinh và những điều chị em nên biết?

Cơn đau bụng dưới khi có kinh gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống thường ngày của phụ nữ, cần được khắc phục sớm để ngăn ngừa những di chứng về sức khỏe sinh sản. Nội dung dưới đây sẽ cung cấp cho chị em góc nhìn tổng quan nhất về hiện tượng tới tháng bị đau bụng dưới. 

Đau bụng dưới khi có kinh là tình trạng như thế nào?

Đau bụng dưới khi có kinh là hiện tượng đau âm ỉ hoặc quặn thắt ở vùng bụng dưới, đặc biệt là trong những ngày đầu “rụng dâu”. Mức độ đau có thể biểu hiện không giống nhau ở mỗi phụ nữ, nhưng chung quy cơn đau bụng kinh đều gây khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của chị em. 

Những dấu hiệu điển hình của cơn đau bụng dưới khi có kinh

Cơn đau bụng dưới khi đến tháng ở phái nữ thường có các biểu hiện phổ biến sau: 

  • Có cảm giác đau quặn, co thắt hoặc đau nhói ở quanh vùng bụng dưới. 
  • Cơn đau vùng bụng dưới có thể bắt đầu từ 1 – 3 ngày trước kỳ kinh và đạt đỉnh điểm 24 giờ sau khi máu kinh xuất hiện. Cơn đau sẽ thuyên giảm dần sau 2 – 3 ngày hành kinh. 
  • Một số trường hợp có biểu hiện đau âm ỉ và liên tục ở vùng bụng dưới khi đến tháng. 
  • Cơn đau bụng dưới khi có kinh lan rộng xuống cả vùng lưng dưới và phần đùi. 

Ngoài những biểu hiện thường thấy trên, một số phụ nữ bị đau bụng dưới khi đến tháng cũng có thể gặp phải các triệu chứng kèm theo như: Đi đại tiện phân lỏng, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn hoặc nôn ói. 

Con-dau-bung-duoi-khi-co-kinh-thuong-co-bieu-hien-am-i-quan-that-hoac-du-doi

Cơn đau bụng dưới khi có kinh thường có biểu hiện âm ỉ, quặn thắt hoặc dữ dội

Nguyên nhân khiến phụ nữ bị đau bụng dưới khi có kinh

Theo chuyên gia, nguyên nhân chính khiến phái đẹp bị đau bụng dưới khi có kinh là do nồng độ hormone prostaglandin tăng cao quá mức cần thiết trong kỳ kinh nguyệt. Điều này có thể làm kích hoạt các cơn co thắt mạnh trong tử cung, từ đó tạo nên phản ứng viêm trong cơ thể và gây ra cảm giác đau bụng kinh dữ dội. Ngoài nguyên nhân trên, hiện tượng có kinh đau bụng dưới ở nữ giới cũng có thể xuất phát từ một số yếu tố khác sau đây: 

  • Phụ nữ có tiền sử gia đình bị đau vùng bụng dưới dữ dội khi đến ngày kinh. 
  • Do hội chứng tiền kinh nguyệt, bắt nguồn từ sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. 
  • Mắc các bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, hẹp cổ tử cung hoặc bệnh cơ tuyến tử cung. 
  • Một số yếu tố nguy cơ khác gây đau bụng dưới khi có kinh, bao gồm hút thuốc lá, rối loạn kinh nguyệt, ra máu nhiều khi đến tháng, phụ nữ dậy thì sớm trước 11 tuổi,…

Đau bụng dưới khi có kinh gây nguy hiểm gì không?

Tình trạng đau bụng dưới khi đến tháng có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng học tập, sinh hoạt, làm việc cũng như các hoạt động xã hội khác của phái nữ. Trong một số trường hợp nhất định, hiện tượng có kinh đau bụng dưới dữ dội và kéo dài là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về sức khỏe sinh sản, điển hình như bệnh lạc nội mạc tử cung. Nếu cơn đau bụng dưới khi có kinh mang lại nhiều phiền toái cho cuộc sống sinh hoạt thường ngày của bạn, có lẽ đã đến lúc chị em cần đi khám hoặc trao đổi với bác sĩ. Đặc biệt, nếu tình trạng đau bụng đến tháng kèm theo một số dấu hiệu sau đây: 

  • Cơn đau bụng dưới vẫn tiếp tục xảy ra sau khi đặt dụng cụ tử cung. 
  • Có sự hiện diện của các cục máu đông. 
  • Đau bụng kinh dữ dội liên tiếp ít nhất 3 chu kỳ. 
  • Sốt hoặc đau đột ngột. 
  • Đau vùng chậu nghiêm trọng. 

Chi-em-can-di-kham-ngay-khi-tinh-trang-dau-bung-duoi-khi-co-kinh-ngay-cang-tram-trong

Chị em cần đi khám ngay khi tình trạng đau bụng dưới khi có kinh ngày càng trầm trọng

>>>Xem thêm: Đau bụng kinh kéo dài bao lâu?

Khắc phục cơn đau bụng dưới khi có kinh bằng cách nào?

Hiện nay, chị em có thể cải thiện cơn đau bụng dưới khi đến tháng nhanh chóng và hiệu quả bằng nhiều biện pháp khác nhau, bao gồm sử dụng thuốc, bổ sung thực phẩm có tác dụng điều kinh hoặc dùng sản phẩm thảo dược tự nhiên.  

Sử dụng thuốc

Triệu chứng đau bụng kinh sẽ được thuyên giảm đáng kể thông qua việc sử dụng một số loại thuốc sau đây: 

  • Thuốc giảm đau acetaminophen (Tylenol) không kê đơn hoặc loại thuốc giảm đau kê toa có tác dụng mạnh hơn. 
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs). 
  • Thuốc chống trầm cảm giúp giảm bớt các triệu chứng thay đổi tâm trạng và đau bụng kinh liên quan đến hội chứng tiền kinh nguyệt. 
  • Thuốc tránh thai nội tiết tố giúp ngăn chặn sự rụng trứng, từ đó kiểm soát tốt cơn đau bụng nguyệt san. 

Tuy nhiên, đa phần các loại thuốc chống viêm, tránh thai và giảm đau đều tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn nếu sử dụng lâu dài hoặc sai chỉ định, chẳng hạn như buồn nôn, nôn mửa, đau dạ dày, viêm loét dạ dày, đau bụng trầm trọng hơn. Chính vì vậy, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị nào, bạn cũng nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ, tránh tự ý mua hoặc điều chỉnh liều thuốc. 

Giam-nhanh-con-dau-bung-duoi-khi-co-kinh-bang-viec-su-dung-thuoc-giam-dau 

Giảm nhanh cơn đau bụng dưới khi có kinh bằng việc sử dụng thuốc giảm đau 

Nên ăn gì khi đến tháng bị đau bụng dưới?

Đối với phụ nữ hay bị đau bụng dưới khi đến tháng, chế độ ăn uống và các thực phẩm tiêu thụ thường ngày có thể mang lại những ảnh hưởng nhất định. Dưới đây là danh sách các thực phẩm mà chị em nên bổ sung vào khẩu phần ăn trong kỳ kinh của mình để nhanh chóng cải thiện cơn đau vùng bụng dưới hiệu quả: 

Thực phẩm có tác dụng làm ấm bụng 

Trong suốt thời gian “dâu rụng”, phụ nữ cần chú trọng giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng bụng dưới. Nếu để cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ khiến cơn đau bụng tới tháng trở nên dữ dội và trầm trọng hơn. Theo khuyến nghị của chuyên gia, chị em nên bổ sung những thực phẩm có tác dụng làm ấm như súp bí đỏ, súp xương ống cà rốt, trà gừng, sò huyết, cháo ấm, thịt dê, quế, thịt bò,… 

Thực phẩm giúp tăng cường lưu thông khí huyết 

Bởi nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi có kinh là do tuần hoàn máu kém lưu thông, vì vậy việc tăng cường bổ sung các thực phẩm bổ huyết, hoạt huyết có vai trò vô cùng quan trọng. Chị em có thể tăng lượng tiêu thụ các loại thực phẩm như cà rốt, rau bina, rau mùi, cần tây, táo, chuối,… vào chế độ dinh dưỡng thường ngày của mình để giúp máu kinh đào thải ra bên ngoài tốt hơn. 

Tang-cuong-tieu-thu-ca-rot-giup-luu-thong-khi-huyet-va-giam-dau-bung-duoi-khi-co-kinh-hieu-qua 

Tăng cường tiêu thụ cà rốt giúp lưu thông khí huyết và giảm đau bụng dưới khi có kinh hiệu quả 

Thực phẩm chứa nhiều chất sắt 

Đau bụng dưới khi đến tháng thường đi kèm với các hiện tượng như cường kinh hoặc rong kinh, khiến chị em mất đi một lượng máu lớn và làm cơ thể trở nên xanh xao, dễ choáng váng hoặc thậm chí ngất xỉu. Bởi vậy, trong những ngày hành kinh, phụ nữ nên tiêu thụ nhiều các thực phẩm giàu sắt như cá, thịt nạc, sò, trứng,… 

Thực phẩm giàu vitamin E 

Các thực phẩm chứa nhiều vitamin E thường bao gồm lòng đỏ trứng, mầm ngũ cốc, mầm lúa mì, rau muống, các loại hạt, dầu mè,… Những thực phẩm này cung cấp một lượng vitamin E thiết yếu, giúp duy trì chức năng bình thường của cơ quan sinh sản ở nữ giới. Hơn nữa, vitamin E cũng được biết đến với công dụng làm giãn cơ, giảm cơn co thắt tử cung, nhờ đó làm giảm hiệu quả những cơn đau bụng dưới. 

Phụ nữ bị đau bụng dưới khi có kinh nên kiêng ăn gì?

Nhằm giúp làm giảm cơn đau bụng nguyệt san, chị em nên tránh tiêu thụ các thực phẩm sau đây: 

Đồ chua 

Các thực phẩm có tính acid không chỉ làm tăng nguy cơ ứ đọng máu mà còn gây ảnh hưởng xấu đến quá trình tuần hoàn và đào thải máu kinh ra bên ngoài. Ngoài ra, việc tiêu thụ nhiều thực phẩm chua cũng chính là tác dụng dẫn đến những cơn đau bụng dưới khi có kinh. Tốt nhất, chị em cần hạn chế hoặc tránh tiêu thụ nhóm thực phẩm này, bao gồm dưa chua, giấm gạo, trái cây có nhiều acid hoặc kim chi. 

Phu-nu-bi-dau-bung-duoi-khi-co-kinh-can-tranh-an-do-chua-nhu-kim-chi 

Phụ nữ bị đau bụng dưới khi có kinh cần tránh ăn đồ chua như kim chi 

Thức ăn hoặc đồ uống lạnh 

Cơn đau bụng kinh sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu chị em tiêu thụ các thực phẩm hoặc đồ uống có tính hàn, chẳng hạn như nước đá hoặc thức ăn nguội. Những thực phẩm này có thể gây tắc nghẽn khí huyết, từ đó làm kích hoạt những cơn đau bụng dưới khi đến tháng. 

Thực phẩm gây kích thích 

Chị em cũng cần hạn chế uống các chất kích thích như rượu, bia, cà phê. Những thức uống này thường kích thích thần kinh, dễ gây căng tức ngực, phá vỡ thế cân bằng trao đổi chất, khiến cơ thể rơi vào trạng thái lo âu và làm cho cơn đau bụng dưới ngày một nghiêm trọng hơn. 

Viên uống thảo dược giúp đẩy lùi hiệu quả cơn đau bụng dưới khi đến tháng

Thực tế, việc áp dụng các biện pháp như ăn uống khoa học, sử dụng thuốc tây chỉ là biện pháp chữa đau bụng kinh tạm thời mà chưa thể giải quyết triệt để nguyên nhân gốc rễ dẫn đến tình trạng này. Đứng trước thực trạng trên, các nhà nghiên cứu đã nỗ lực bào chế thành công sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược với thành phần chính là N-acetyl-L-cysteine, kết hợp các dược liệu khác như nga truật, đương quy, sài hồ bắc, đan sâm, hương phụ. 

Dưới đây là cơ chế tác động và công dụng của các thành phần có trong viên uống hỗ trợ đẩy lùi cơn đau bụng dưới khi có kinh: 

  • Thành phần chính N-acetyl-L-cysteine: Được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, chống các gốc tự do gây hại nhờ khả năng sản sinh chất chống oxy hóa glutathione. Ngoài ra, hợp chất N-acetyl-L-cysteine trong sản phẩm còn có khả năng giảm kích thước và ngăn ngừa sự xâm lấn của các tế bào lạc nội mạc tử cung, nhờ đó cơn đau bụng dưới khi có kinh cũng được cải thiện đáng kể. 
  • Các thảo dược (sài hồ bắc, đan sâm, hương phụ, nga truật và đương quy): Đều là các vị thuốc bổ huyết hàng đầu trong đông y, giúp tăng cường tuần hoàn máu, thúc đẩy lưu thông khí huyết đến tử cung, giảm cơn co thắt, kích thích ra kinh, điều hoà nội tiết tố và giảm đau bụng dưới hiệu quả. 

Ho-tro-day-lui-chung-dau-bung-duoi-khi-co-kinh-bang-vien-uong-chua-N-acetyl-L-cysteine-ket-hop-voi-duong-quy

Hỗ trợ đẩy lùi chứng đau bụng dưới khi có kinh bằng viên uống chứa N-acetyl-L-cysteine kết hợp với đương quy 

Chị em có thể áp dụng các biện pháp trên kết hợp với sử dụng sản phẩm chứa hợp chất N-acetyl-L-cysteine để nhanh chóng cải thiện cơn đau bụng dưới khi có kinh. 

Mọi vấn đề chưa được giải đáp về hiện tượng tới tháng đau bụng dưới, bạn vui lòng để lại bình luận bên dưới, các chuyên gia sẽ chủ động tư vấn một cách chi tiết hơn. 

>>>Xem thêm: Đau bụng kinh nên ăn gì?

Tài liệu tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/157333 

https://www.jeanhailes.org.au/news/different-types-of-period-pain-and-what-they-might-mean 
https://www.healthpartners.com/blog/13-ways-to-stop-period-pain/

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline