Chữa đau bụng kinh bằng ngải cứu - Mẹo hay không thể bỏ qua

Đau bụng kinh là “nỗi khổ khó nói” của hơn 80% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Do đó, tìm hiểu về các phương pháp đối phó với tình trạng này luôn rất được quan tâm. Trong đó, chữa đau bụng kinh  bằng ngải cứu là một mẹo dân gian được rất nhiều chị em truyền tai nhau thực hiện.

Đau bụng kinh là gì?

Một số phụ nữ cảm thấy bụng lạo xạo, khó chịu nhẹ khi đến ngày “đèn đỏ”, nhưng cũng có một số người bị đau dữ dội, thể trạng mệt mỏi, tinh thần suy nhược, đến mức công việc hàng ngày bị gián đoạn. Cơn đau ở vùng bụng dưới trong kỳ kinh nguyệt được gọi là đau bụng kinh.

Đau bụng kinh thường bắt đầu xảy ra ở tuổi dậy thì, trong những vòng kinh đầu đời của người phụ nữ và phổ biến nhất ở độ tuổi 20. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều phụ nữ lớn tuổi bị đau bụng kinh, thường là người đang trong giai đoạn tiền mãn kinh hoặc nội tiết tố thay đổi.

Hiện nay, có nhiều phương pháp cải thiện tình trạng đau bụng kinh, nhưng không phải cách nào cũng an toàn, hiệu quả. Trong đó, một bài thuốc được ông cha ta lưu truyền từ xưa đó là chữa đau bụng kinh bằng ngải cứu. 

Ngải cứu có tác dụng gì trong đau bụng kinh?

Ngải cứu (hay ngải diệp) là loại thuốc quý trong y học cổ truyền. Theo ghi chép, thảo dược này có vị cay, đắng, tính ấm, mùi thơm đặc trưng, tác dụng đuổi hàn thấp, ấm kinh, thúc đẩy tuần hoàn máu,... Còn trong y học hiện đại, ngải cứu có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết, từ đó làm giảm mức độ đau bụng vào những ngày hành kinh.

Tri-dau-bung-kinh-bang-ngai-cuu-da-duoc-ap-dung-tu-xa-xua

Trị đau bụng kinh bằng ngải cứu đã được áp dụng từ xa xưa

Bên cạnh đó, ngải cứu còn có tác dụng bổ máu, giúp cải thiện tình trạng xanh xao, suy nhược và mệt mỏi. Chính vì vậy, hiện nay mẹo dân gian chữa đau bụng kinh bằng ngải cứu được áp dụng rất nhiều. 

Mẹo chữa đau bụng kinh bằng ngải cứu

Cách chữa đau bụng kinh bằng ngải cứu là mẹo an toàn và đơn giản có thể thực hiện tại nhà. Vậy dùng ngải cứu trị đau bụng kinh như thế nào cho đúng? Sau đây là các mẹo chữa đau bụng kinh bằng ngải mà chị em có thể áp dụng.

Chườm đắp ngải cứu với muối

Đây là mẹo chữa đau bụng kinh khá phổ biến, được lưu truyền rộng rãi từ lâu trong dân gian. Muối có tác dụng giữ nhiệt và dẫn thuốc vào các kinh mạch. Chính vì vậy, phối hợp ngải cứu với muối có thể tăng hiệu quả trừ phong hàn và giảm đau. Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm ngải cứu và 200g muối.
  • Đem ngải cứu rửa sạch, để ráo và cho vào chảo sao cùng với muối đến khi nguyên liệu khô hoàn toàn thì tắt bếp.
  • Cho tất cả vào túi vải và chườm đắp lên bụng vùng bụng dưới từ 15-20 phút.

Chua-dau-bung-kinh-bang-ngai-cuu-va-muoi-cho-tac-dung-tot

Chữa đau bụng kinh bằng ngải cứu và muối cho tác dụng tốt

Trà ngải cứu giảm đau bụng kinh

Bên cạnh việc chườm nóng, bạn có thể thưởng thức một tách trà ngải cứu không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng, giảm mệt mỏi mà còn cải thiện đau bụng kinh rất hiệu quả. Hướng dẫn cách pha trà ngải cứu chữa đau bụng kinh như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 10g ngải cứu phơi khô.
  • Cho trà ngải cứu vào tách và đổ 700ml nước sôi hãm trong khoảng 15 phút.
  • Nên sử dụng trà khi còn ấm và sử dụng liên tục trong thời kỳ hành kinh.

Bài thuốc đông y từ ngải cứu và các dược liệu khác

Ngoài việc chườm và uống trà ngải cứu thì bạn có thể áp dụng một số bài thuốc đông y để giảm đau bụng kinh. Một số bài thuốc đông y từ ngải cứu bao gồm:

Bài thuốc trị đau bụng kinh do ứ huyết: Dùng ngải cứu khô và ích mẫu khô mỗi thứ 5g kết hợp với một ít cam thảo. Cho các vị dược liệu trên vào ly và hãm với 200ml nước nóng, sử dụng khi còn ấm, 3 lần/ ngày trước khi hành kinh một tuần.

Bài thuốc trị đau bụng kinh do lạnh: Chuẩn bị 8g sinh khương, quất bì 8g và ngải cứu 12g. Bạn rửa sạch, cho vào ấm sắc uống mỗi ngày/ thang cho đến khi khỏi.

Bài thuốc trị đau bụng kinh, rong kinh do hư huyết: Chuẩn bị xuyên khung 3g, 5g bạch thược, sinh địa và đương quy mỗi thứ 10g, ngải cứu 12 g. Đem rửa sạch sau đó sắc với 800ml, sắc đến còn 300ml thì tắt bếp. Sau đó, bạn lọc loại bã và thêm vị thuốc a giao 12g, chia 3 lần/ ngày để uống.

Dùng các món ăn từ ngải cứu

Không chỉ dùng dưới dạng khô, ngải cứu còn được chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng, tốt cho chị em mắc chứng đau bụng trong ngày hành kinh. Các món ăn này khá đơn giản, dễ thực hiện nên bạn có thể thường xuyên sử dụng trong tuần:

Canh thịt nạc nấu rau ngải cứu

Chuẩn bị 1 nắm ngải cứu non và thịt lợn nạc (100-150g). Lấy lá ngải cứu và thịt lợn rửa sạch, để ráo cắt nhỏ rồi ướp gia vị. Đem thịt lợn xào cho ngấm gia vị rồi đổ nước vào đun sôi. Sau đó bạn bỏ rau ngải cứu vào, nêm gia vị và tắt bếp. Bạn nên sử dụng 1 lần trên ngày để tình trạng đau bụng kinh được cải thiện.

Chữa đau bụng kinh bằng ngải cứu, trứng gà và mật ong

Nếu mùi của nước ngải cứu quá nồng thì bạn có thể dùng lá ngải cứu để chế biến thành món ăn kết hợp với trứng gà và mật ong.

Cách thực hiện: Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu và thái nhỏ, trộn đều với trứng gà và mật ong. Thêm các gia vị vào vừa đủ và đem đi hấp cách thủy. Bạn nên sử dụng món ăn vào lúc nóng để hiệu quả trị đau bụng kinh tốt hơn.

Chua-dau-bung-kinh-bang-ngai-cuu-ket-hop-voi-trung-ga-va-mat-ong

Chữa đau bụng kinh bằng ngải cứu kết hợp với trứng gà và mật ong

Cháo lá ngải cứu trị đau bụng kinh 

Bạn chuẩn bị gạo tẻ 100g và đường đỏ vừa đủ, lá ngải cứu (50g) cùng với ít lá lốt. Cho gạo tẻ vào nồi và đun nhừ, đông thời đem ngải cứu và lá lốt đi rửa sạch rồi cắt nhỏ. Chờ cháo nhừ rồi thêm lá ngải cứu và lá lốt vào nấu chín, thêm ít đường đỏ vào và thưởng thức khi còn nóng. Nên chia 2 lần/ ngày, dùng 3-4 ngày liên tục.

>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây đau bụng kinh là gì?

Chữa đau bụng kinh bằng ngải cứu cần lưu ý gì?

Mặc dù ngải cứu được sử dụng rất nhiều để hỗ trợ điều trị đau bụng kinh và các bệnh khác, nhưng vẫn có một số tác dụng phụ tiềm ẩn và bạn nên sử dụng nó một cách thận trọng. Khi áp dụng các mẹo này, chị em cần lưu ý một số thông tin sau:

  • Ngải cứu có thể gây tiêu chảy.
  • Không nên sử dụng quá 4 tuần mỗi lần. Ngải cứu không khuyến khích cho cho những người bị rối loạn chức năng thận vì nó có thể gây suy thận.
  • Ngải cứu có thể gây buồn nôn, mất ngủ, run và hiếm gặp là gây co giật.
  • Những người mắc một số bệnh viêm loét dạ dày từ trước thì không nên dùng ngải cứu vì nó có khả năng kích thích dạ dày.

Phụ nữ có thai và cho con bú nên tránh dùng ngải cứu vì khả năng kích thích kinh nguyệt có thể gây sẩy thai và tiêu chảy. 

Sản phẩm thảo dược - Giải pháp cải thiện đau bụng kinh hiệu quả, an toàn

Nhìn chung, có rất nhiều cách dùng lá ngải cứu chữa đau bụng kinh. Tuy nhiên, việc chuẩn bị các bài thuốc từ thảo dược tương đối tốn thời gian, không phù hợp với nhiều chị em bận rộn.

Do đó, kế thừa tinh hoa của các bài thuốc y học cổ truyền chữa đau bụng kinh, các nhà nghiên cứu đã bào chế và sản xuất thành công sản phẩm có thành phần chính là N-acetyl-l-cysteine cùng với sự kết hợp của các thảo dược từ thiên nhiên (đan sâm, đương quy, hương phụ, nga truật, sài hồ bắc) giúp chống oxy hóa, tăng cường khả năng miễn dịch, tăng cường lưu thông khí huyết.

N-acetyl-L-cysteine-co-tac-dung-hieu-qua-trong-viec-cai-thien-dau-bung-kinh

N-acetyl-L-cysteine có tác dụng hiệu quả trong việc cải thiện đau bụng kinh

Sản phẩm hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau bụng kinh, kinh nguyệt ra nhiều hoặc ít, máu kinh vón cục. Khi sử dụng lâu dài, người bệnh không phải lo lắng về các tác dụng phụ. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp chị em hết mệt mỏi, lo lắng, nâng cao sức khỏe sinh sản.

Trên đây là các bài thuốc chữa đau bụng kinh bằng ngải cứu. Tuy nhiên, để sớm cải thiện tình trạng này, thì chị em nên kết hợp với sản phẩm có thành phần chính là N-acetyl-l-cysteine. Nếu bạn gặp bất cứ vấn đề gì về đau bụng kinh thì hãy để lại số điện thoại hoặc comment ở phía dưới để được tư vấn cụ thể nhé!

>>>Xem thêm: Chữa đau bụng kinh bằng lá trầu không

Tài liệu tham khảo:

https://healthyfocus.org/benefits-of-wormwood/

https://www.healthline.com/nutrition/what-is-wormwood#_noHeaderPrefixedContent

https://www.verywellhealth.com/wormwood-5082001

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline