Đau bụng kinh ảnh hưởng tới sức khoẻ, chất lượng cuộc sống của hàng triệu phụ nữ. Bởi vậy, tìm hiểu về cách đối phó với tình trạng này luôn là vấn đề được quan tâm. Trong đó, nhiều chị em truyền tai nhau về mẹo chữa đau bụng kinh bằng lá trầu không. Vậy hiệu quả và cách thực hiện của phương pháp này ra sao?. Mời bạn xem ngay trong bài viết này!
Đau bụng kinh là gì?
Đau bụng kinh là hiện tượng vùng bụng dưới đau âm ỉ hoặc dữ dội, thường diễn ra khoảng 1 - 2 ngày trước chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, ở một số chị em, cơn đau này có thể kéo dài suốt kỳ kinh với mức độ cực kỳ khủng khiếp, vật vã, đổ mồ hôi,... kèm theo tình trạng rong kinh, máu kinh vón cục thâm đen. Lúc này, bạn cần hết sức lưu ý vì đây có thể là triệu chứng của các bệnh phụ khoa nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng, tiêu biểu như: Lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung…
Theo nhận định của các chuyên gia, có rất nhiều yếu tố gây đau bụng kinh, chẳng hạn như: Tuổi tác, thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, stress, tăng - giảm cân đột ngột,... nhưng nguyên nhân sâu xa là do khí huyết kém lưu thông (khí huyết ứ trệ) và suy giảm chức năng của hệ miễn dịch, tăng gốc tự do.
>>> XEM THÊM: Vừa đau bụng kinh dữ dội vừa rong kinh – Tình cảnh éo le của nhiều chị em
Mẹo chữa đau bụng kinh bằng lá trầu không
Đau bụng kinh không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, mà còn tiềm ẩn những biến chứng nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến sức khỏe sinh sản của nhiều chị em. Bởi vậy, việc tìm hiểu về một giải pháp để cải thiện đau bụng kinh là vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu. Trong đó, chữa đau bụng kinh bằng lá trầu không được nhiều chị em truyền tai nhau về công dụng cũng như tính an toàn.
Trầu không hay còn được gọi là thược tương, tên khoa học là Piper Betle L, thuộc họ nhà Hồ tiêu Piperaceae. Loại cây này được trồng phổ biến tại nước ta và các nước châu Á có khí hậu nhiệt đới. Lá trầu không mọc so le, hình tròn tim, dài từ 10 - 13cm, rộng từ 4,5 - 9 cm, hai mặt nhẵn, gân nổi rõ ở mặt dưới, cuống có bẹ kéo dài.
Trầu không là thảo dược quen thuộc trong đông y, có tính ấm, mùi thơm hắc, vị cay nồng, quy vào các kinh phế, tỳ, vị, thường được dùng để trừ phong thấp, chống lạnh, hạ khí, tiêu đờm, sát khuẩn và kháng viêm.
Y học hiện đại đã chứng minh lá trầu không có tính dược học cao, chứa nhiều chất xơ, protein, nhiều loại vitamin và khoáng chất (vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, canxi, sắt, iốt, phốt pho, kali…) có tác dụng chống co thắt cơ trơn, ức chế hệ thần kinh trung ương, giảm đau rất tốt.
Chính vì vậy, chị em có thể dùng lá trầu không để giảm mức độ của những cơn đau bụng kinh theo cách đơn giản như sau: Lấy khoảng 5 -10 lá trầu không và một chút muối tinh, nhai nhỏ hỗn hợp này. Nuốt phần nước và nhả bã. Những chất trong lá trầu không kết hợp với muối sẽ cắt nhanh cơn đau bụng kinh hiệu quả.
>>> XEM THÊM: Cách làm giảm đau bụng kinh bằng thuốc tránh thai có hiệu quả không?