Tập thể dục có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

Hiện tại, khoa học vẫn chưa có những nghiên cứu đầy đủ về việc tập thể dục có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Tuy nhiên, việc tập thể dục ở cường độ vừa phải có thể giúp giảm căng thẳng, điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh khá tốt.

Lợi ích của việc tập thể dục trong chu kỳ kinh nguyệt

“Tập thể dục không” là hàng loạt thắc mắc của chị em. Câu trả lời chắc chắn là có, nhưng thay vì tập luyện gắng sức thì chị em nên chọn một số bài tập nhẹ nhàng. 

Dưới đây là những lợi ích của việc tập thể dục trong những ngày kinh nguyệt:

  • Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, dễ thay đổi tâm trạng trong những ngày sắp có kinh, hãy tập thể dục. Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt.
  • Endorphin là chất dẫn truyền thần kinh ở não bộ, có tác dụng cải thiện tâm trạng, giảm đau tự nhiên, giúp bạn giảm bớt mệt mỏi trong thời kỳ “đèn đỏ”.
  • Tập thể dục khi có kinh nguyệt làm tăng lưu thông máu, giúp giảm bớt tình trạng đau bụng kinh, đau đầu, đau lưng do kinh nguyệt.

Tap-the-duc-trong-ky-kinh-nguyet-rat-huu-ich-cho-phu-nu

Tập thể dục trong kỳ kinh nguyệt rất hữu ích cho phụ nữ

>>>Xem thêm: Những điều cần biết về nang lạc nội mạc tử cung

Các bài tập tốt nên thực hiện trong chu kỳ kinh nguyệt

Tập thể dục trong kỳ kinh nguyệt như thế nào cho phù hợp?. Bạn hãy lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, cardio,... để có một kỳ kinh nguyệt thoải mái.

Tập thể dục trong kỳ kinh nguyệt bằng cách đi bộ nhẹ nhàng

Sức khỏe, độ linh hoạt và tập trung của chị em trong ngày “đèn đỏ” sẽ giảm đi rất nhiều so với ngày thường. Vì thế, đi bộ là cách làm tăng tính linh hoạt cho cơ thể. Tuy nhiên trong những ngày hành kinh, bạn cần giảm cường độ xuống. Thay vì đi bộ trong 1 giờ, bạn có thể giảm xuống 30 phút mỗi ngày. Đây là bài tập vừa an toàn lại đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Chạy bộ cũng là một hình thức vận động nhẹ nhàng, phù hợp để tập khi có kinh nguyệt. Quá trình chạy bộ phần nào giúp máu kinh nguyệt mau chóng được đào thải ra ngoài và hạn chế cục máu đông hay máu đen. Tuy nhiên, bạn nên tập chạy với cường độ thấp, không nên gắng quá sức.

di-bo-Mot-hinh-thuc-nhe-nhang-de-tap-the-duc-trong-ky-kinh-nguyet 

Đi bộ - Một hình thức nhẹ nhàng để tập thể dục trong kỳ kinh nguyệt 

Tập yoga

2-3 ngày trước khi hành kinh sẽ là khoảng thời gian tuyệt vời để thực hiện các hoạt động như yoga. Những bài tập này có thể giúp cơ thể thư giãn và giảm các triệu chứng như chuột rút, đau bụng kinh và mệt mỏi cơ bắp.

Nếu bạn không gặp phải bất cứ triệu chứng khó chịu nào trong những ngày hành kinh, hãy tiếp tục thực hiện thói quen tập thể dục của mình. Tuy nhiên, bạn vẫn nên lưu ý việc điều chỉnh cơ thể khi thực hiện bài tập thể dục khi có kinh nguyệt. Nếu bạn thấy cơ thể, tâm trạng không ổn như mọi ngày, hãy cho bản thân nghỉ ngơi và giảm bớt cường độ tập luyện lại.

Các bài tập kéo giãn và giữ thăng bằng nhẹ nhàng

Các bài tập kéo giãn cơ giúp xoa dịu cơn đau bụng kinh, hạn chế tối đa việc đau cơ, mỏi cơ. Đặc biệt, giãn cơ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai và tăng độ linh hoạt. Bạn có thể thử các bài tập yoga như tư thế phục hồi, tư thế con mèo, tư thế đầu gối chạm ngực để thả lỏng cơ bụng.

  • Tư thế hồi phục được thực hiện bằng cách ngồi thẳng, duỗi thẳng chân, cho 2 gót chân chạm vào nhau. Sau đó, bạn từ từ hạ người xuống, 2 bàn tay chạm mũi bàn chân và hít thở đều đặn.
  • Tư thế con mèo thực hiện bằng cách quỳ lên sàn, 2 tay đặt úp lên sàn, nâng cao lưng, đầu cúi xuống.
  • Nằm thẳng lưng trên sàn và kéo gối về phía ngực. Dùng tay giữ tư thế đó ta được tư thế gối chạm ngực.

Bai-tap-keo-gian-co-rat-phu-hop-voi-chi-em-trong-ngay-hanh-kinh

Bài tập kéo giãn cơ rất phù hợp với chị em trong ngày hành kinh

Bài tập cardio

Bạn có thể tập thể dục trong những ngày hành kinh bằng các bài cardio nhẹ nhàng như đi bộ nhanh hoặc chạy bộ trên máy khoảng 30 phút.

Trong khi tập luyện, bạn tránh nghỉ ngắt quãng quá nhiều và nên duy trì tốc độ nhẹ nhàng liên tục trong suốt quá trình tập. Sau khi hoàn tất bài tập, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn nhưng lại không tốn nhiều sức lực.

Uống đủ nước khi tập thể dục

Khi có kinh nguyệt, cơ thể dễ mất nước, đặc biệt là nếu bạn tập thể dục trong kỳ kinh nguyệt. Vì thế hãy luôn mang bên mình một chai nước và uống đều đặn. Uống nước không chỉ giúp điều hòa kinh nguyệt mà còn đỡ bị kiệt sức khi tập.

Cải thiện rối loạn kinh nguyệt bằng thảo dược từ thiên nhiên

Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống, sinh hoạt, học tập của chị em. Nếu gặp phải tình trạng này, chị em nên kết hợp tập thể dục nhẹ nhàng và sử dụng thêm sản phẩm từ thảo dược bởi nó an toàn, thân thiện và lành tính khi sử dụng lâu dài. Tiêu biểu trong số đó là sản phẩm chứa thành phần chính N-acetyl-L-cysteine kết hợp với các thảo dược khác như đan sâm, đương quy, hương phụ, sài hồ bắc, nga truật. Đặc biệt, thành phần N-acetyl-L-cysteine đã được nghiên cứu tại nhiều nơi trên thế giới cho thấy tác dụng giảm chứng đau bụng kinh, hạn chế sự xâm lấn của các mô lạc nội mạc tử cung, điều hòa kinh nguyệt. Các thảo dược khác như đan sâm, đương quy,... có tác dụng bổ huyết, hành khí, điều hòa kinh nguyệt, hỗ trợ cải thiện rối loạn kinh nguyệt an toàn, hiệu quả.

N-acetyl-L-cysteine-ho-tro-cai-thien-roi-loan-kinh-nguyet

N-acetyl-L-cysteine hỗ trợ cải thiện rối loạn kinh nguyệt

Những điều cần tránh khi tập thể dục trong kỳ hành kinh

Trước khi thực hiện những bài tập trong kỳ kinh nguyệt, bạn cần chú ý một số điều sau:

  • Làm nóng cơ thể trước khi tập luyện và thư giãn sau khi tập để tránh đau nhức cơ.
  • Không ép buộc bản thân phải chạy bộ, nâng tạ khi bạn thấy mệt mỏi.
  • Tập thể dục bị mất kinh hoặc tắc kinh là do bạn vận động với cường độ cao nhưng đừng quá lo lắng vì hiện tượng này chỉ tạm thời và sẽ hết khi bạn tập với cường độ nhẹ nhàng hơn.
  • Nếu tập thể dục trong kỳ kinh nguyệt không đúng cách có thể làm tình trạng đau bụng kinh thêm nghiêm trọng.

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc tập thể dục có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Để phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt, bạn có thể kết hợp tập thể dục nhẹ nhàng với sản phẩm thảo dược có thành phần chính N-acetyl-L-cysteine.

Nếu còn thắc mắc gì về vấn đề kinh nguyệt, hãy để lại số điện thoại hoặc comment bên dưới, các chuyên gia sẽ tư vấn kỹ lưỡng hơn cho bạn.

>>>Xem thêm: Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai là vì sao?

Tài liệu tham khảo:

https://www.womenshealth.gov/getting-active/physical-activity-menstrual-cycle

https://www.livestrong.com/article/479293-how-does-exercising-affect-your-period/

https://health.clevelandclinic.org/is-it-normal-to-lose-your-period-because-of-exercise/

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline