Rong kinh có nên ăn rau ngót không? Câu trả lời TẠI ĐÂY!

Rong kinh là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, máu kinh ra nhiều bất thường, gây không ít ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Nhiều chị em thắc mắc, bị rong kinh có nên ăn rau ngót không? Nếu cũng đang đi tìm câu trả lời cho vấn đề này, bạn đừng bỏ lỡ những thông tin cần thiết trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây rong kinh

Rong kinh là tình trạng hành kinh không đúng với chu kỳ bình thường từ 3 - 5 ngày mà thường kéo dài trên 7 ngày. Lượng máu vượt quá 80ml/chu kỳ kinh nguyệt và rất nhiều kể cả vào ban đêm. Bên cạnh đó, các bạn gái bị rong kinh còn phải đối mặt với tình trạng mệt mỏi, khó thở, đau bụng kinh, máu vón cục,...

Theo các chuyên gia, có nhiều yếu tố dẫn đến rong kinh như: Tuổi tác; Bệnh phụ khoa; Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học; Tác dụng phụ của thuốc tránh thai… nhưng nguyên nhân sâu xa là bởi khí huyết kém lưu thông (ứ trệ), hệ miễn dịch suy giảm, tăng gốc tự do, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, gây đau bụng kinh dữ dội, rong kinh kéo dài.

>>> XEM THÊM: Vừa đau bụng kinh dữ dội, vừa rong kinh - Tình cảnh éo le của nhiều chị em

Rong kinh có nên ăn rau ngót không?

Rong kinh gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của chị em. Do đó, tìm hiểu thông tin về các biện pháp đối phó với tình trạng này luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống cũng là một yếu tố cần thiết, đã được chứng minh là có tác dụng điều hoà những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt.

Chính vì vậy, câu hỏi bị rong kinh có nên ăn rau ngót không là thắc mắc của rất nhiều người. Rau ngót hay còn gọi là bồ ngót, tên khoa học là sauropus androgynus, thuộc họ phyllanthaceae. Đây là cây mọc thành bụi, có thể cao 2m. Lá hình bầu dục, xanh thẫm, mọc so le nhau và không thấm nước. Không chỉ là thực phẩm quen thuộc, rau ngót còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Theo kết quả nghiên cứu, rau ngót chứa rất nhiều protein, carbohydrate, chất xơ, canxi, chất béo, sắt, vitamin A B C…

Tuy nhiên, theo đông y, rau ngót tính hàn, dễ gây lạnh, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, co thắt tử cung. Do đó, không chỉ người bị rong kinh mà kể cả những chị em khác cũng nên hạn chế ăn thực phẩm này trong ngày đèn đỏ để không ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, khiến máu kinh càng ra nhiều, cơ thể mệt mỏi hơn.

>>> XEM THÊM: Tắc kinh là gì? Có phải do rối loạn kinh nguyệt không?

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline