4 món ăn đơn giản trị đau bụng kinh từ ngải cứu

Ngải cứu được biết đến là một loại thực phẩm trong chế biến món ăn hàng ngày và cũng được xem là vị thuốc nam được trồng nhiều trong vườn nhà mỗi gia đình. Theo kết quả nghiên cứu của một số chuyên gia thì ngải cứu có vị đắng, tính ấm, có tác dụng ôn khí huyết, điều kinh, chữa kinh nguyệt không đều đau bụng kinh. Vì thế, chị em có thể chế biến một số món ăn khác nhau từ ngải cứu để giảm đau bụng kinh.

Một số món ăn đơn giản trị đau bụng kinh hiệu quả từ ngải cứu

Trứng gà hấp ngải cứu: món ăn này là sự kết hợp giữa gừng tươi, đường đỏ, trứng gà, ngải cứu, mỗi thành phần có một tính vị, công năng riêng, nhưng khi kết hợp với nhau thì tạo ra một món ăn có tác dụng điều trị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, máu kinh vón cục…. vì thế chị em nên ăn món này khoảng 1-3 ngày trước khi thấy kinh, ngày ăn 1-2 lần.

Cách chế biến: khoảng 20g ngải cứu tươi thái nhỏ, trứng gà 1-2 quả, 1-2 thìa nước cốt gừng, đường đỏ 5g. Cho nước cốt gừng, đường đỏ và 2-3 muỗng canh nước lọc, đun sôi rồi cho ngải cứu vào đun khoảng 5 phút. Sau đó cho phần này ra một bát lớn rồi đập trứng vào trộn đều, đem hấp khoảng 10-15 phút đến khi trứng chín đều thì đem ra ăn nóng.

Cá chép hầm ngải cứu, đậu xanh: theo một số chuyên gia món ăn này có tác dụng giúp ôn khí, bổ huyết, giảm đau bụng kinh đáng kể nếu chị em thường xuyên ăn mỗi tuần 2 lần.

Cách chế biến: chuẩn bị khoảng 1 chén lá ngải cứu thái nhuyễn, ½ chén đậu xanh còn nguyên vỏ, 1 con cá chép nhỏ làm sạch. Ướp cá với 1 ít gia vị vừa ăn, sau đó nhồi ngải cứu, đậu xanh vào trong bụng cá và cố định lại bụng cá bằng tăm tre rồi đem hầm cách thủy trong nhiều giờ đến khi đậu xanh nhừ thì tắt bếp.

Canh thịt nấu ngải cứu: món canh này thường được chế biến thường xuyên trong mỗi bữa cơm gia đình, nhưng nhiều chị em lại không hay biết rằng món ăn này không chỉ bổ dưỡng mà còn có tác dụng giúp chị em xua tan nỗi ám ảnh đau bụng kinh hằng tháng.

Cách chế biến: lấy khoảng 200gr thịt nạc heo băm nhỏ và ướp với một ít gia vị, 1 bát lớn ngải cứu thái nhỏ. Thịt ba chỉ sau khi ướp khoảng 15-20 phút thì đem xào chín trước rồi cho thêm một lượng nước vừa đủ, đun sôi sau đó cho ngải cứu vào, khi canh sôi lại thì nêm nếm vừa ăn.

Trứng gà luộc ngải cứu: món ăn này có tác dụng thanh nhiệt, bổ khí huyết, điều hòa kinh nguyệt và tác dụng chữa đau bụng kinh hiệu quả nếu chị em thường xuyên sử dụng.

Cách chế biến: 2 quả trứng, 30g ngải cứu, 3 lát gừng tươi. Cho tất cả thành phần vào nồi, thêm khoảng 400ml nước, đun sôi đến khi trứng chín thì bỏ ra bóc vỏ rồi cho lại vào nồi, tiếp tục đun sôi khoảng 10-15 phút rồi tắt bếp. Sau đó lấy trứng, nước ra một bát nhỏ và thưởng thức (nên ăn khi còn nóng).

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline