Cách chữa đau bụng kinh bằng gừng như thế nào? Xem ngay!

Cách chữa đau bụng kinh bằng gừng được rất nhiều chị em quan tâm bởi gừng an toàn, cách dùng đơn giản và ít chi phí. Để biết rõ được tác dụng của gừng trong việc chữa đau bụng kinh, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

Gừng có tác dụng chữa đau bụng kinh không?

Gừng giảm đau bụng kinh rất tốt. Có nhiều cách để giảm các cơn đau bụng kinh nhưng gừng lại nhận được sự tin tưởng lựa chọn của chị em. Vậy gừng giảm đau bụng kinh như thế nào?

Tác dụng của gừng tươi trong việc giảm đau bụng kinh

Gừng tính ấm, vị cay, có tác dụng thúc đẩy và tăng cường lưu thông máu, từ đó giúp lưu thông khí huyết nhằm làm giảm các cơn đau bụng kinh một cách hiệu quả. Trong một nghiên cứu về tác dụng của gừng đối với chứng đau bụng kinh, các nhà nghiên cứu kết luận rằng, gừng giúp làm giảm cơn đau theo cách tương tự như các loại thuốc axit mefenamic và ibuprofen.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy rằng, các hợp chất được tìm thấy trong gừng giúp bảo vệ và chống lại sự gia tăng viêm nhiễm, ức chế cơ thể sản xuất prostaglandin - Chất kích hoạt co thắt cơ trơn tử cung. Vì vậy, gừng còn làm giảm sự co thắt cơ trơn tử cung, từ đó cơn đau cũng dịu đi.

Gung-giup-giam-dau-bung-kinh-rat-hieu-qua

Gừng giúp giảm đau bụng kinh rất hiệu quả

Uống nước gừng hoặc trà gừng vào lúc nào thì tốt cho sức khỏe?

Đông y cho rằng, việc uống trà gừng vào buổi sáng rất tốt cho sức khỏe và tốt cho cả việc chữa đau bụng kinh. Bởi buổi sáng, trong dạ dày chứa nhiều khí hơi, uống trà lúc này sẽ giúp cho việc kiện tỳ, ôn vị, khích lệ khí dương bốc lên.

Không những thế, giảm đau bụng kinh bằng gừng vào buổi sáng còn giúp cơ thể thư thái, thoải mái. Đặc biệt là uống một ly trà gừng vào buổi sáng mùa đông giúp làm ấm bụng và lưu thông máu rất tốt. Tuy nhiên, bạn nên uống trà gừng hay nước gừng sau khi ăn sáng để tránh tình trạng không tốt cho dạ dày.

Một số lưu ý khi chữa đau bụng kinh bằng gừng

Mặc dù gừng là loại gia vị có nhiều đặc tính tốt cho sức khỏe, nhưng việc tiêu thụ gừng cũng có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn. 

  • Người bị đau bụng kinh mắc kèm bệnh trĩ thì không nên dùng gừng, vì gừng có thể gây vỡ mạch máu làm cho tình trạng bệnh nặng thêm.
  • Nếu bạn đang cho con bú thì không nên dùng gừng chữa đau bụng kinh vì gừng có thể thông qua sữa mẹ, gây chứng mất ngủ ở em bé.
  • Phụ nữ đang mang thai cũng cần tránh sử dụng gừng vì có thể làm tăng huyết áp, vỡ các mạch máu ở người mẹ.
  • Người bị bệnh gan không nên áp dụng cách trị đau bụng kinh bằng gừng vì nó kích thích các tế bào gan, khiến cho gan hoại tử.
  • Không sử dụng gừng chữa đau bụng kinh cho người bị bệnh sỏi mật bởi thực phẩm này sẽ khiến cho các viên sỏi kết tủa trong mật.
  • Gừng khiến cho niêm mạc dạ dày bị kích thích, bào mòn và dễ dẫn đến viêm loét, bao phủ cả thành ruột và đại tràng. Vì vậy, gừng không sử dụng cho người bị viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Không trị đau bụng kinh bằng gừng cho người bị say nắng, sốt cao, tăng huyết áp vì nó kích thích huyết áp tăng vọt, có thể dẫn đến vỡ động mạch và tai biến mạch máu não.

Nguoi-bi-viem-loet-da-day-khong-nen-su-dung-gung-chua-dau-bung-kinh

Người bị viêm loét dạ dày không nên sử dụng gừng chữa đau bụng kinh

Cách chế biến gừng tươi trong giảm đau bụng kinh

Cách tốt nhất để tận dụng gừng chữa đau bụng kinh là ngâm gừng tươi trong nước nóng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể uống bằng trà gừng, trộn gừng vào sinh tố, trái cây hoặc đồ ăn.

Cách 1: Chuẩn bị một củ gừng tươi và 1 cốc nước. Cạo vỏ gừng, sau đó thêm nước sôi vào và đậy nắp, để yên trong khoảng 10 phút. Cuối cùng là gạn lấy nước gừng để uống sẽ giúp trị đau bụng kinh. 

Cách 2: Chuẩn bị ½ quả chanh, 1 ly nước, củ gừng và mật ong. Đầu tiên, bạn vắt nước cốt chanh vào cốc nước sôi. Sau đó giã nát gừng cho vào cốc, bạn có thể cho thêm một thìa mật ong để dễ uống hơn. 

Cách 3: Cắt gừng thành từng lát mỏng hoặc giã nát và đắp lên vùng bụng dưới, cách giảm đau bụng kinh bằng gừng này rất đơn giản, dễ thực hiện.

Cách 4: Sử dụng gừng làm gia vị cho các món ăn hàng ngày của bạn.

>>>Xem thêm: Chữa đau bụng kinh bằng lá trầu không

Một số cách chữa đau bụng kinh khác

Ngoài việc trị đau bụng kinh bằng gừng, vẫn có nhiều cách khác để giảm các cơn đau bụng kinh như chườm nước nóng, tỏi, trứng gà và ngải cứu,...

  • Chữa đau bụng kinh bằng cách chườm ấm: Bạn có thể sử dụng một chai nước hoặc túi chườm ấm vào vùng bụng dưới trong khoảng 10 phút.
  • Tỏi không chỉ là gia vị quen thuộc của mỗi gia đình Việt. Theo  đông y, tỏi được dùng để chữa rất nhiều bệnh, trong đó có đau bụng kinh. Bạn lấy 3-4 tép tỏi đem phi thơm, đợi tỏi nguội rồi rắc đường và chia ra ăn ngày 2-3 lần.
  • Trứng gà kết hợp với ngải cứu là một món ăn quen thuộc và có khả năng cải thiện cơn đau bụng kinh hiệu quả. Ngải cứu vị đắng, tính ấm, có tác dụng cầm máu và điều hòa kinh nguyệt. Còn trứng gà tính ấm, vị ngọt có tác dụng bổ huyết. Lưu ý, không nên ăn ngải cứu trong thời gian quá 4 tuần và tránh sử dụng ngải cứu cho người bị bệnh gan, phụ nữ mang thai.
  • Chữa đau bụng kinh bằng vỏ quýt: Quýt là loại quả chứa glycoside có tác dụng làm giãn nở động mạch, tăng cường lưu thông khí huyết. Để sử dụng hiệu quả, bạn lấy vỏ quýt 10g, gạo 30g, gừng tươi 10g, 300ml nước rồi đun sắc cùng với nhau và chia uống trong ngày.

Toi-cung-la-mot-gia-vi-dung-de-chua-dau-bung-kinh

Tỏi cũng là một gia vị dùng để chữa đau bụng kinh

Hỗ trợ cải thiện đau bụng kinh khi tới tháng bằng sản phẩm thảo dược

Các phương pháp chữa đau bụng kinh trên đòi hỏi phải có sự kiên trì và sử dụng lâu dài mới có hiệu quả. Hiện nay, rất nhiều chị em bận rộn với công việc nên không có thời gian thực hiện các phương pháp trên. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm thảo dược có nguồn gốc từ tự nhiên. Trong đó, tiêu biểu là sản phẩm chứa thành phần chính N-acetyl-L-cysteine - Đã được nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới có tác dụng rõ trong việc làm giảm đau bụng kinh và hạn chế sự phát triển của lạc nội mạc tử cung. Ngoài ra, sản phẩm còn có sự kết hợp với đan sâm, đương quy, nga truật, sài hồ bắc, hương phụ có tác dụng bổ huyết, điều hòa hệ miễn dịch, tăng cường lưu thông khí huyết, chống oxy hóa.

Bài viết trên là tổng quan về cách chữa đau bụng kinh bằng gừng. Để đạt được hiệu quả nhanh, bạn nên kết hợp phương pháp trị đau bụng kinh bằng gừng kết hợp với sản phẩm có thành phần chính N-acetyl-L-cysteine mỗi ngày. 

Nếu còn thắc mắc gì về vấn đề chữa đau bụng kinh bằng gừng, hãy để lại số điện thoại hoặc comment bên dưới, các chuyên gia sẽ tư vấn cụ thể hơn cho bạn.

>>>Xem thêm: Những điều cần biết về nang lạc nội mạc tử cung

Tài liệu tham khảo:

https://www.verywellhealth.com/ginger-for-menstrual-cramps-90072

https://www.period.media/spotlight/how-drinking-ginger-can-help-against-menstrual-cramps/

https://steptohealth.com/the-natural-remedy-of-ginger-for-menstrual-cramps/

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline