11 cách giúp giảm đau bụng kinh nhanh nhất khi đến ngày đèn đỏ

Đau bụng kinh rất khó chịu và có thể làm gián đoạn quá trình học tập, làm việc, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Do vậy, những cách giúp giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả là mong muốn của rất nhiều người.

dau-bung-kinh-khien-ban-luon-met-moi

Đau bụng kinh khiến bạn luôn mệt mỏi

Nguyên nhân gây đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh là một trong những tình trạng phổ biến nhất của chị em khi đến kỳ kinh nguyệt. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Epidemiologic Reviews của Mỹ cho thấy, tỷ lệ đau bụng kinh ở chị em phổ biến từ 16-19%, trong khi đó, có 2-29% phụ nữ bị đau bụng kinh dữ dội. Có hai loại đau bụng kinh là đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát.

Nguyên nhân đau bụng kinh nguyên phát: Cơn đau bụng kinh do cơ tử cung co bóp. Những người có mức độ prostaglandin cao (một chất gây ra các cơn đau co thắt) sẽ cảm thấy khó chịu hơn khi bị đau bụng kinh so với những người có mức độ prostaglandin thấp. Vì vậy, muốn cải thiện tình trạng đau bụng kinh thì cần phải giảm mức prostaglandin xuống.

Nguyên nhân gây đau bụng kinh thứ phát: Đau bụng kinh thứ phát thường bắt nguồn muộn hơn, nguyên nhân là do ảnh hưởng đến tử cung hoặc các cơ quan sinh sản như lạc nội mạc tử cung, rong kinh, u xơ tử cung, viêm vùng chậu,… Loại này thường tệ hơn theo thời gian nếu như không sử dụng các biện pháp điều trị kịp thời.

u-xo-tu-cung-nguyen-nhan-gay-dau-bung-kinh-du-doi

U xơ tử cung - Nguyên nhân gây đau bụng kinh dữ dội

>>>Xem thêm: Đau bụng kinh uống gì? TẠI ĐÂY

Bật mí 11 cách giảm đau bụng kinh hiệu quả

Điều gì giúp giảm đau bụng kinh? Đó là câu hỏi của rất nhiều chị em đang gặp tình trạng đau bụng kinh mỗi khi đến ngày đèn đỏ. Hãy cùng tìm hiểu về các mẹo giúp giảm đau bụng kinh nhanh chóng sau đây nhé!

Sử dụng thuốc giúp giảm đau bụng kinh

Là hình thức giảm đau chủ yếu được khuyến nghị cho những trường hợp đau bụng kinh và ra máu kinh nhiều. Những loại thuốc này giúp giảm sản xuất prostaglandin của cơ thể, từ đó làm giảm cơn đau bụng kinh.

Thêm các loại trà thảo mộc vào chế độ ăn uống hàng ngày

Các biện pháp thảo mộc này chứa hợp chất chống viêm và chống co thắt có thể làm giảm cơn đau bụng kinh và sưng liên quan đến đau bụng kinh.

  • Trà hoa cúc: Uống trà hoa cúc mỗi ngày sẽ có lợi ích trong việc giảm các cơn đau bụng kinh của bạn. Nghiên cứu 2012 cho thấy, trà hoa cúc làm tăng lượng glycine trong nước tiểu. Glycine cũng hoạt động như một chất làm giãn thần kinh. 
  • Gừng: Bạn hãy nghiền một miếng gừng nhỏ vào nước nóng để có một thức uống ấm giúp làm giảm đau bụng kinh hiệu quả.

cach-giam-con-dau-bung-kinh-hieu-qua-bang-tra-gung

Cách giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả bằng trà gừng

  • Rau thì là: Năm 2014, một nghiên cứu kết luận rằng, 1.000 mg thì là có hiệu quả tương tự như axit mefenamic, một loại thuốc không kê đơn để giảm đau bụng kinh.

Chườm nóng và tắm nước nóng giúp làm giảm đau bụng kinh

Chườm nóng vùng bụng và lưng dưới có thể giúp giảm đau bụng kinh tại nhà. Một đánh giá năm 2018 cho thấy rằng, liệu pháp nhiệt có hiệu quả điều trị tương đương với NSAID nhưng nó gây ra ít tác dụng phụ hơn.

Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi

Trong ngày có kinh, bạn nên giảm cường độ làm việc, học tập. Việc nghỉ ngơi nhiều hơn và ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể bạn đủ sức để thích nghi với những cơn đau bụng kinh.

Liệu pháp xoa bóp vùng bụng dưới

Liệu pháp xoa bóp trong khoảng 20 phút có thể hữu ích với tình trạng đau bụng kinh. Cụ thể, liệu pháp xoa bóp kết hợp với tinh dầu như bạc hà, thì là,... có thể giúp giảm đau bụng kinh cho bạn.

xoa-bop-vung-bung-duoi-ket-hop-voi-tinh-dau-giup-lam-giam-con-dau-bung-kinh

Xoa bóp vùng bụng dưới kết hợp với tinh dầu giúp làm giảm cơn đau bụng kinh

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong “ngày ấy”. Bạn cần ăn đủ chất, tránh các đồ ăn nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng, đồ uống có ga,... Thay vào đó, bạn nên chọn những thực phẩm giàu axit béo omega-3 như cá hồi, súp lơ xanh, quả bơ,... giúp chống viêm, giảm đau bụng kinh.

Uống nhiều nước

Nghe có vẻ kỳ quặc, nhưng uống nước giúp cơ thể tránh bị đầy hơi cũng như đau bụng trong kỳ kinh nguyệt. Nước ấm hoặc nước nóng thường giúp cải thiện các cơn đau đau, vì chất lỏng nóng giúp tăng lưu thông máu đến da và có thể làm giãn các cơ bị chuột rút nên rất hữu ích cho việc giảm các cơn đau bụng kinh.

Tập thể dục

Nghiên cứu cho thấy, tập thể dục có hiệu quả trong việc làm giảm đau bụng kinh, vì khi tập thể dục sẽ giải phóng ra endorphin- là chất giảm đau tự nhiên của não.

 

 yoga-co-the-giup-lam-giam-dau-bung-kinh-tai-nha

Yoga có thể giúp làm giảm đau bụng kinh tại nhà

Châm cứu và bấm huyệt

Người ta đã chứng minh rằng, các điểm bấm huyệt và châm cứu có thể giúp giảm đau bụng kinh. Những điểm bấm huyệt chữa đau bụng kinh nằm ở cổ tay và gần mắt cá chân. 

Bạn nên xoa bóp các điểm này bằng ngón tay cái, cố gắng thực hiện theo chuyển động tròn, chậm. Hãy lặp lại quá trình này nhiều lần cho đến khi bạn cảm thấy giảm bớt các triệu chứng cũng như tăng cường lưu thông máu, điều này sẽ giúp giảm cơn đau bụng kinh. 

Giảm căng thẳng

Căng thẳng có thể làm cho chứng đau bụng kinh tồi tệ hơn. Vì vậy, bạn hãy sử dụng các bài tập làm giảm căng thẳng như thiền, hít thở sâu, yoga,... Bạn hãy tạo cho mình không gian thoải mái để cơn đau không tồi tệ thêm mà giúp giảm cơn đau bụng kinh.

Sử dụng thảo dược

Ngoài các biện pháp giúp làm giảm đau bụng kinh như trên thì hiện nay, nhiều người đang có xu hướng sử dụng sản phẩm nguồn gốc từ thảo dược. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính là N-Acetyl-L-Cysteine đã được nghiên cứu vào năm 2013 cho thấy tác dụng rõ rệt trong hỗ trợ làm giảm đau bụng kinh, hạn chế sự xâm lấn vào khối lạc nội mạc tử cung. Ngoài ra, sản phẩm còn kết hợp với đan sâm, đương quy, nga truật, sài hồ bắc, hương phụ có tác dụng hỗ trợ lưu thông khí huyết, bổ huyết điều kinh, làm giảm đau bụng kinh. Sản phẩm được giới thiệu tại các hội thảo lớn toàn quốc và được các chuyên gia khuyên dùng trong việc hỗ trợ làm giảm đau bụng kinh.

n-acetyl-l-cysteine-thanh-phan-chinh-ho-tro-chung-dau-bung-kinh

N-Acetyl-L-Cysteine thành phần chính hỗ trợ chứng đau bụng kinh

Bị đau bụng kinh đến mức độ nào thì cần đến gặp bác sĩ?

Đối với đau bụng kinh nhẹ đến tạm thời thì bạn có thể sử dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà. Bạn nên đi khám nếu bị đau bụng kinh dữ dội và chảy máu rất nhiều, cụ thể:

  • Cơn đau bụng kinh liên tục ngăn cản bạn thực hiện các hoạt động hàng ngày.
  • Sử dụng tất cả các cách giảm đau bụng kinh ở trên mà không hiệu quả.
  • Cơn đau ngày càng tồi tệ và chảy máu nhiều hơn theo thời gian.

Đối với những trường hợp nặng, tốt nhất bạn nên đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng này và tìm cách điều trị phù hợp.

Các biện pháp giảm đau bụng kinh cần sự can thiệp y tế

Tùy vào nguyên nhân đau bụng kinh mà chúng ta sẽ có các biện pháp giúp giảm đau bụng kinh. Nếu như đau bụng kinh do bệnh lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu thì bắt buộc phải can thiệp y tế càng sớm càng tốt.

Sử dụng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai có chứa hormon ngăn cản quá trình rụng trứng và làm giảm đau bụng kinh. Các hormone này cũng có thể được cung cấp dưới một số hình thức như tiêm, miếng dán da, dụng cụ cấy ghép.

Giảm đau bụng kinh bằng phẫu thuật

Có rất nhiều loại phẫu thuật, việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật nào thì tùy vào cơ địa, mong muốn và theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Phẫu thuật có thể rất cần thiết nếu khối lạc nội mạc tử cung là lành tính hoặc gây ra kinh nguyệt nhiều. Các bác sĩ có thể loại bỏ u lạc nội mạc qua âm đạo hoặc khoang bụng. Tử cung không bị cắt trong quá trình này nên người phụ nữ vẫn có thể mang thai sau đó.

Trên đây là các cách làm giảm đau bụng kinh mà hiện nay có thể áp dụng, việc lựa chọn phương pháp điều trị cong tùy thuộc vào từng cá nhân và tình trạng bệnh. Để hỗ trợ điều trị được hiệu quả thì các bạn cũng nên kết hợp với sản phẩm có thành phần chính là N-acetyl-L-cysteine . 

>>>Xem thêm: Đau bụng kinh có nguy hiểm không? TẠI ĐÂY

Việt Kiều

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/womens-health/menstrual-cramp-remedies

https://www.verywellhealth.com/menstrual-cramps-causes-and-risk-factors-5071900

https://medlineplus.gov/periodpain.html

https://www.healthline.com/health/womens-health/menstrual-cramp-remedies#see-a-doctor

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline