Vài bước đơn giãn để chữa đau bụng kinh tại nhà

Triệu chứng điển hình của kinh nguyệt là đau bụng kinh, các chị em phụ nữ nhất là tuổi dậy thì thường phải đối mặt với những cơn đau vừa và nặng vào các ngày hành kinh. Cơn đau xuất hiện ở phần bụng dưới, thường kèm theo các biểu hiện buồn nôn, chóng mặt, hay đau lưng, bủn rủn tay chân… ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt học tập và làm việc. Để cải thiện và giảm tình trạng này các chị em không nhất thiết phải dùng  thuốc  chữa đau bụng kinh, ngoài ra bạn có thể áp dụng một số phương pháp tại nhà cũng giúp cải thiện tình trạng đau bụng kinh.

Theo y học cổ truyền đau bụng kinh hay gặp nhiều ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và nhất là tuổi dậy thì. Nguyên nhân là do sự lưu thông khí huyết không đều, khí huyết bị cản trở, ứ tắc lại gây đau.

Cách đơn giản chữa đau bụng kinh.

1. Dùng nước lô hội và mật ong.

Nước lô hội có tính mát, giảm đau kết hợp với mật ong có tính kháng viêm.  Các bạn có thể trộn một phần nước ép lô hội với một muỗng mật ong và dùng trong vòng 2 đến 3 lần trong ngày. Nước ép lô hội có tác dụng giúp điều hòa lượng máu bình thường trong giai đoạn hành kinh. Đều này giúp ngăn chặn và chữa đau bụng kinh

2. Bổ sung sữa hoặc sữa chua.

Sữa hay sữa chua có thể giúp chị em giảm đau bụng kinh. Việc bổ sung canxi mỗi ngày sẽ giúp các chị em phụ nữ giảm tới 30% cơn đau bụng kinh so với người không cung cấp đủ canxi mỗi ngày. Theo ước tính của một nghiên cứu cho thấy một phụ nữ nên bổ sung 1200mg canxi mỗi ngày để giúp giảm đau bụng kinh.

3. Luôn giữ ấm cho cơ thể.

Việc giữ ấm cơ thể trong giai đoạn kinh nguyệt là điều cần thiết, vì trong giai đoạn này việc giữ ấm cơ thể sẽ thúc đẩy lưu thông máu và thư giãn cơ bắp, đặc biệt là sự co thắt và tắc nghẽn trong vùng chậu. Vì vậy trong chu kì hành kinh các chị em nên uống nhiều nước ấm, dùng túi giữ nhiệt, chai nước nóng để đặt hay chườm lên vùng bụng dưới một vài phút sẽ giúp giảm cơn đau bụng kinh đáng kể.

4. Vệ sinh vùng kín.

Vào những ngày hành kinh, việc vệ sinh vùng kín luôn là điều rất cần thiết, tránh được viêm nhiễm bởi các yếu tố bên ngoài, bảo vệ vùng kín luôn sạch, ngoài ra nó còn có thể giúp bạn giảm được đau bụng kinh trong những ngày này.  Bên cạnh đó chị em cũng cần hạn chế làm việc nặng,làm việc quá sức và đặc biệt là sinh hoạt tình dục.

Ngoài nhưng điều nói trên các chi em cũng chú ý đến việc ăn uống, hạn chế các thức ăn cay nóng có thể gây táo bón khiến cơn đau dai dẳng hơn, có thể massage nhẹ nhàng và thường xuyên ở vùng bụng, dán cao hoặc xoa dầu. Kết hợp tập thể dục và yoga, việc tập yoga cũng đóng vai trò hiệu quả trong việc chữa đau bụng kinh. Tuy nhiên chị em cũng cần chú ý là tránh vận động mạnh, tập luyện nhẹ nhàng, tránh căng thẳng và stress… sẽ làm cơn đau bụng kinh của bạn nhanh chóng qua đi.

 

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline