Rối loạn kinh nguyệt và những điều cần biết

Rối loạn kinh nguyệt phản ánh tình trạng sức khỏe của người phụ nữ, và ảnh hưởng trực tiếp đến tâm sinh lý cũng như sức khỏe sinh sản. Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt có thể gặp ở phụ nữ mọi lứa tuổi: trong độ tuổi sinh sản, tuổi tiền mãn kinh hay ở các bạn nữ vừa xuất hiện kinh nguyệt.

1. Như thế nào gọi là rối loạn kinh nguyệt?
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thưởng có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 21-35 ngày, trong đó có khoảng 3-5 ngày là ngày đèn đỏ. Lượng máu kinh mất đi trung bình trong mỗi lần hành kinh thường từ 50-100ml.
Nhưng vì một số lý do gì đó mà chu kỳ kinh nguyệt không đều và không ổn định, chu kỳ kinh thay đổi ít hơn 21 ngày khi lại nhiều hơn 35 ngày. Lượng máu kinh mất đi quá ít hoặc quá nhiều. Máu kinh màu đen hoặc mức độ huyết sắc tố sau chu kỳ kinh thấp hơn mức kinh thường, đó đều là những biểu hiện thường thấy khi bị rối loạn kinh nguyệt

2. Những nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt:
- Bạn gái đang ở tuổi dậy thì và mới có kinh được vài tháng đây thường là giai đoạn cơ thể đang có sự thay đổi về tâm sinh lý, nên kinh nguyệt có thể chưa ổn định.
- Lối sống sinh hoạt hàng ngày không ổn định: thức quá khuya, thiếu ngủ, yếu tố gây stress gây căng thẳng, lo âu, đau khổ… hay có sự thay đổi môi trường sống cũng có thể khiến kỳ kinh nguyệt của bạn gái không đều hoặc có những tháng bị chậm kinh.
- Rối loạn tiêu hóa: ăn quá nhiều, thức ăn nhiễm khuẩn gây rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, mất nước, mạch nhanh, huyết áp tụt làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục, mắc các bệnh phụ khoa: viêm âm đạo, cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng… làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, thậm chí vô kinh.
- Hoạt động thể lực quá sức: lao động nặng, luyện tập thể thao chuyên nghiệp (vận động viên), đòi hỏi làm việc với cường độ cao, tiêu hao năng lượng quá nhiều, tụt cân nhanh cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. 
- Sử dụng thuốc trong điều trị bệnh lý (huyết áp, tiểu đường, tim mạch…) một số loại thuốc hormone nếu dùng không đúng sẽ dẫn đến rối loạn kinh nguyệt .
- Sử dụng chất kích thích: uống quá nhiều rượu cũng có thể làm thay đổi quá trình trao đổi chất và rối loạn nội tiết, làm chu kì kinh nguyệt không đều, hoặc là biến mất.
- Một số bệnh: như nhiễm khuẩn sau sinh, sau nạo thai, đa nang buồng trứng, polyp tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung …cũng dẫn đến kinh nguyệt không đều.

3. Các dạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp
- Chu kỳ kinh nguyệt ngắn ít hơn 21 ngày gọi là” kinh ngắn”, ngày đèn đỏ kéo dài trên 7 ngày gọi là “ kinh dài”.
- Lượng máu kinh mất đi quá ít chỉ một đến hai ngày là hết kinh gọi là ” kinh ít”, nếu lượng máu kinh chảy ra quá nhiều, có những cục máu đông lớn, sau chu kỳ kinh (trên 120ml) thì được coi là lượng kinh nguyệt nhiều.
- Kinh nguyệt không theo quy luật: Thời gian giữa 2 kỳ kinh có thể kéo dài vài tháng mà cũng có thể là dăm ngày. Lượng kinh nguyệt có lúc nhiều nhưng cũng có lúc ít.
- Xuất huyết giữa kỳ kinh: thường bị xuất huyết vài ngày trong thời gian giãn cách giữa hai chu kỳ (lượng máu thường là tương đối ít).
- Kinh nguyệt thưa, ít: chu kỳ kinh nguyệt ở trong khoảng từ 36 ngày đến 6 tháng thì gọi là kinh nguyệt thưa. Thời gian hành kinh ít hơn 3 ngày, lượng băng vệ sinh dùng rất ít hoặc thậm chí không cần dùng thì gọi là kinh nguyệt ít (dân gian còn gọi máu bồ câu).
- Vô kinh: là khi đang có kinh nguyệt, nhưng kinh nguyệt bị ngừng từ 6 tháng trở lên (vô kinh thứ phát), hoặc chưa bao giờ có kinh (vô kinh nguyên phát).
- Thống kinh hay còn gọi là đau bụng kinh: trong thời kỳ kinh nguyệt, bụng dưới đau dữ dội, ảnh hưởng đến công tác và sinh hoạt.

4. Ảnh hưởng của rối loạn kinh nguyệt đến sức khỏe sinh sản.
Cơ thể phát triển bình thường, vòng kinh đều đặn và ổn định là yếu tố vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh sản của phụ nữ. Chu kỳ kinh quá dài hay quá ngắn cũng gây khó khăn cho việc thụ thai.
Chu kỳ kinh kéo dài gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Đó cũng là giai đoạn nhạy cảm của cơ thể.
Vi khuẩn dễ dàng tấn công gây nên những bệnh viêm nhiễm “vùng kín” như: viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng…
Nếu lượng máu trong những ngày có kinh mất đi quá nhiều sẽ gây nên bệnh thiếu máu, cơ thể sẽ dễ mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu.
Rối loạn kinh nguyệt có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt, có tiềm ẩn các dấu hiệu của bệnh lý, do đó, nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám tìm nguyên nhân và tư vấn của bác sĩ.

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline