Rối loạn kinh nguyệt là gì? 4 bước giúp điều hòa kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là gì? Nhiều chị em luôn lo lắng vì chu kỳ kinh nguyệt của mình không đều, “thoắt ẩn, thoắt hiện”cùng những biểu hiện tiêu cực trong chu kỳ kinh nguyệt. Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Để tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên, mời bạn cùng theo dõi bài viết sau.

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Độ dài trung bình của một chu kỳ kinh nguyệt là khoảng 28 - 35 ngày và thời gian chảy máu kinh thường kéo dài trong khoảng 3 - 7 ngày. Con số này có thể chênh lệch một vài ngày ở mỗi người.

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt có những triệu chứng bất thường như đến sớm hơn hoặc muộn hơn, thậm chí một vài tháng không có kinh. Trong kỳ kinh, chị em có thể bị đau bụng kinh, kinh ra quá ít hoặc quá nhiều, kinh vón cục…

Rối loạn kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của một số chứng bệnh đáng lo ngại như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, buồng trứng đa nang... Tuy nhiên, trên thực tế, không phải lúc nào rối loạn kinh nguyệt cũng nguy hiểm, có thể nó chỉ đơn giản là biểu hiện của sự suy nhược cơ thể, căng thẳng, lo âu quá mức. Khi đó, bạn hãy chú ý chăm sóc bản thân tốt hơn.

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt có thể do một số yếu tố gây ra. Đây là 4 nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt phổ biến nhất:

- Tác dụng phụ của một số loại thuốc.

- Căng thẳng và lo lắng.

- Phụ nữ mãn kinh hoặc người mới bước vào tuổi dậy thì.

- Người sử dụng các biện pháp kiểm soát sinh sản nội tiết tố như dùng thuốc tránh thai hàng ngày hoặc thuốc tránh thai khẩn cấp.

Rối loạn kinh nguyệt cũng có thể là triệu chứng của một số vấn đề sức khỏe như:

- Rối loạn tuyến giáp: Tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc hoạt động kém có thể gây mất cân bằng nội tiết tố, dẫn đến ức chế sự rụng trứng và làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.

- Bệnh tiểu đường.

- Bệnh lây truyền qua đường tình dục.

- Phụ nữ có thai.

- Hội chứng buồng trứng đa nang.

4 cách giúp bạn đẩy lùi rối loạn kinh nguyệt

Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được chứng rối loạn kinh nguyệt bằng cách bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, điều chỉnh chế độ nghỉ ngơi hợp lý và tập thể dục thường xuyên hơn.

Bổ sung dinh dưỡng

Chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh là yếu tố quan trọng giúp bạn cải thiện sức khỏe. Có một số thực phẩm đặc biệt hữu ích trong việc điều hòa kinh nguyệt và giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu trong kỳ kinh như:

- Dứa và đu đủ: Đây là 2 loại trái cây cực lành tính, có tác dụng khắc phục rối loạn kinh nguyệt. Chất bromelain có trong dứa, đu đủ sẽ giúp làm mềm và thúc đẩy lớp nội mạc tử cung hoạt động đều đặn hơn.

- Quế pha với nước chanh và mật ong: Một số nghiên cứu cho thấy, quế giúp cân bằng nồng độ insulin, từ đó giúp điều chỉnh sự rụng trứng và ổn định chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.

Nghỉ ngơi, thư giãn

Stress là một trong những lý do phổ biến dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. Vì vậy, bạn có thể cải thiện tình trạng này một cách tự nhiên bằng cách nghỉ ngơi, giải tỏa căng thẳng. Hãy tắm nước ấm thường xuyên. Mỗi ngày, bạn hãy dành một chút thời gian cho những sở thích cá nhân như đọc sách, xem phim, nghe nhạc, nấu ăn…  

Đặc biệt, nếu có thể, hãy giao tiếp nhiều hơn với mọi người xung quanh, đừng ôm khư khư chiếc điện thoại hay máy tính bảng. Tuy không thể phủ nhận lợi ích to lớn mà những thiết bị thông minh này mang lại, nhưng việc sử dụng quá thường xuyên cũng có thể khiến bạn xa rời cuộc sống thực và dễ rơi vào căng thẳng.

Thường xuyên vận động

Tập thể dục thường xuyên là phương pháp cải thiện sức khỏe tuyệt vời, giúp phòng tránh nhiều bệnh tật, trong đó có rối loạn kinh nguyệt. Bạn có thể chỉ cần đi dạo hay tập một số động tác yoga đơn giản tại nhà. Điều quan trọng là việc vận động sẽ giúp bạn tạm thời thoát ra được những căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày, từ đó giúp chu kỳ kinh nguyệt ổn định hơn.  

Ghi chép “lịch kinh nguyệt”

Việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt giúp bạn sớm nhận ra những dấu hiệu bất thường. Bạn có thể đoán được thời gian có kinh tiếp theo và điều chỉnh kế hoạch của mình sao cho thuận tiện hơn. Đôi khi, chính những thông tin này sẽ giúp bác sĩ phụ khoa chẩn đoán bệnh nhanh và dễ dàng hơn.

Thực tế, bạn không cần phải ghi chép theo nghĩa đen. Hiện nay, có một số thiết bị và ứng dụng theo dõi sức khỏe có thể hỗ trợ bạn ghi nhớ, thậm chí phân tích những thông tin này. Hoặc đơn giản hơn, bạn chỉ cần ghi nhớ trong đầu, miễn sao chính bạn có thông tin về chu kỳ kinh nguyệt của mình.

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline