Những bài thuốc đơn giản chữa rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt hay còn gọi là kinh nguyệt không đều là tình trạng ở người phụ nữ còn trong độ tuổi sinh nở, nhưng kinh nguyệt không điều hoà (kinh đến sớm, kinh đến muộn, kinh ra ngắn ngày, kinh ra dài ngày, lượng kinh ít, lượng kinh nhiều, màu kinh nhạt, chất kinh loãng, sẫm màu, chất kinh đặc…).

Tùy theo chứng trạng và nguyên nhân mà dẫn đến các tình trạng kinh nguyệt như nêu ở trên. Kinh đến sớm thuộc về nhiệt, kinh đến chậm thuộc hàn, thuộc hư, huyết uất thì kinh đến sớm, lượng ít màu đỏ, nếu huyết nhiệt kinh nguyệt có màu đỏ, lượng nhiều, bồn chồn bứt rứt không yên. Một số người bị rối loạn kinh nguyệt là do huyết ứ với đặc điểm là “kinh ra sau kỳ (chậm), lượng ít, màu tím đen, đóng cục, sắc mặt tím xám, bụng dưới trướng đau nhưng không thích xoa bóp (cự án), sau khi hành kinh ra huyết thì bớt đau, ngực bụng đầy trướng, đại tiện táo bón, nước tiểu ít và đỏ lưỡi xám”.

Nếu thấy da thâm sạm, mí mắt và môi thâm quầng đó là biểu hiện của huyết ứ. Huyết ứ tức là huyết không lưu thông, bị dồn ứ lại. Trong trường hợp này phải dùng phương pháp hoạt huyết, khứ ứ điều kinh, dùng các vị thuốc có tác dụng hoạt huyết như đào nhân, hồng hoa, xích thược… Có thể dùng 1 trong 2 bài thuốc sau để chữa rối loạn kinh nguyệt thể huyết ứ.

Bài 1: sinh địa 12g, xuyên khung 8g, kê huyết đằng 16g, uất kim 8g, đào nhân 8g, ích mẫu 16g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Sinh địa 12g, bạch thược 12g, đương quy 8g, xuyên khung 8g, đào nhân 8g, hồng hoa 6g. Sắc uống ngày một thang.

Trường hợp kèm theo cơ thể mệt mỏi, kém ăn, kém ngủ bạn có thể dùng bài “Quy tỳ thang gia giảm” có tác dụng bổ tỳ, ích khí, điều kinh với các vị thuốc sau: bạch truật 12g, phục thần 12g, hoàng kỳ 12g, long nhãn 12g, toan táo nhân 12g, nhân sâm 8g, mộc hương 4g, cam thảo 8g, đương quy 10g, viễn chí 8g, đào nhân 8g, hồng hoa 8g. Cho 750ml nước, sắc lấy 250ml nước thuốc, chia uống 3 lần trong ngày.  

Bài 3: Dùng cho trường hợp kinh kỳ thất thường hay lo buồn, dễ cáu giận, trước hoặc trong khi hành kinh thấy bụng trướng đau, lượng huyết lúc ít lúc nhiều: Ích mẫu thảo 30g, hương phụ (củ gấu) 20g, trần bì (vỏ quít để lâu ngày) 10g, trứng gà 2 quả, đường đỏ vừa đủ. Cho tất cả vào nồi, đổ ngập nước, nấu đến khi trứng chín. Bỏ bã thuốc, bóc bỏ vỏ trứng, thêm đường đỏ vào đun sôi nhỏ lửa trong 10 phút là được, chia 2 lần ngày, dùng liền 5 ngày.

Bài 4: Dùng cho trường hợp kinh kỳ chậm, sợ lạnh; trước hoặc trong khi hành kinh thấy bụng lạnh và đau, chườm nóng thì thấy dễ chịu; lượng kinh ít, chất huyết loãng… do người bị ngưng trệ khí huyết trước hoặc trong khi kinh kỳ bị ngấm nước mưa, cảm lạnh. Gừng tươi 15g, quế chi 10g, ngải cứu 10g, trứng gà 2 quả, đường đỏ vừa đủ. Cho tất cả vào nồi, đổ ngập nước, nấu đến khi trứng chín. Bỏ bã thuốc, bóc bỏ vỏ trứng, thêm đường đỏ vào đun sôi nhỏ lửa trong 10 phút là được. chia 2 lần ngày, dùng liền 5 ngày.

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline