Kinh nguyệt ra nhiều là một biểu hiện của rong kinh - tình trạng tương đối phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Vậy kinh nguyệt ra quá nhiều phải làm sao? Đâu là giải pháp giúp cải thiện tình trạng này an toàn và hiệu quả? Nếu bạn đang tìm lời giải đáp cho các thắc mắc trên thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân nào khiến kinh nguyệt ra nhiều?
Máu kinh ra nhiều là dấu hiệu không bình thường, cảnh báo một vấn đề sức khỏe nào đó. Khi bạn có bất kỳ một hoặc vài biểu hiện nào dưới đây thì gọi là kinh nguyệt ra nhiều:
- Chảy máu kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày.
- Máu kinh thấm ướt băng vệ sinh, phải đổi miếng mới trong chưa đầy một giờ, liên tục trong vài giờ liên tiếp.
- Phải sử dụng cùng lúc nhiều miếng băng vệ sinh mới có thể kiểm soát lượng kinh nguyệt.
- Cần phải thay băng vệ sinh trong đêm.
Theo các chuyên gia về sức khỏe sinh sản, có rất nhiều yếu tố gây ra tình trạng này kinh nguyệt ra nhiều, chẳng hạn như: Bệnh lý phụ khoa, tuổi tác thói quen sinh hoạt thiếu khoa học…
Nhưng nguyên nhân sâu xa là do khí huyết kém lưu thông (khí huyết ứ trệ), dẫn đến nội tiết tố bị rối loạn. Khí huyết lưu thông kém cũng khiến hệ miễn dịch suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa, dẫn đến những bất thường trong chu kỳ kinh.
Kinh nguyệt ra quá nhiều phải làm sao?
Có thể thấy, nguyên nhân sâu xa dẫn đến kinh nguyệt ra nhiều là do khí huyết kém lưu thông. Tình trạng này thường gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của chị em. Đặc biệt, kinh nguyệt ra quá nhiều có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Cơ thể bị thiếu máu nghiêm trọng gây ra khó thở và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim.
Do đó, câu hỏi: Kinh nguyệt ra quá nhiều phải làm sao? luôn là vấn đề được chị em quan tâm hàng đầu.
Theo các chuyên gia, để đối phó với kinh nguyệt ra nhiều, cần xác định được yếu tố dẫn tới tình trạng này. Nếu hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều không phải do các bệnh lý hoặc tổn thương tử cung gây ra, chị em có thể áp dụng một trong những biện pháp dưới đây:
- Tập thể dục điều độ, giảm cân, tăng sức mạnh thể chất, giúp hệ thống tim mạch hoạt động tốt và cân bằng estrogen.
- Ăn nhiều chất xơ giúp duy trì cân bằng nội tiết tố.
- Cung cấp lượng nước vừa đủ để cân bằng nội tiết tố và duy trì chức năng thải độc của gan và thận.
Nếu nguyên nhân bắt nguồn từ các bệnh lý phụ khoa, chẳng hạn như: Lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm phần phụ… có thể được chỉ định một số thuốc nội tiết. Các thuốc này có thể làm giảm lượng máu kinh nguyệt, giúp cho chu kỳ kinh đều đặn hơn. Ngoài ra, khi sử dụng thuốc không thể giải quyết được vấn đề, bạn có thể sẽ phải cân nhắc đến phương pháp phẫu thuật.
Tuy nhiên, dùng thuốc hay phẫu thuật chỉ đáp ứng được mục tiêu giúp giảm triệu chứng trước mắt, chưa đi sâu vào căn nguyên để ngăn ngừa bệnh tái phát. Hơn thế, những biện pháp này đều tiềm ẩn các nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ như: Bệnh tim mạch, mất chức năng tự điều tiết của cơ thể, huyết áp cao, rối loạn nội tiết tố, biến chứng sốc phản vệ, mất máu do phẫu thuật,...
Vậy đâu là giải pháp an toàn và hiệu quả để đối phó với tình trạng kinh nguyệt ra quá nhiều?