Rong kinh là hiện tượng dễ gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là tuổi dậy thì hoặc tiền mãn kinh. Vậy bị rong kinh có nguy hiểm không? Nhiều người cho rằng đó là hiện tượng bình thường, không gây ra nguy hiểm gì nên thường chủ quan. Tuy nhiên, rong kinh ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của người phụ nữ.
Nguyên nhân dẫn đến rong kinh
Thông thường, chu kỳ kinh ở người phụ nữ kéo dài từ 28-32 ngày, thời gian hành kinh từ 3-5 ngày. Có rất nhiều nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ không đều, khi dài khi ngắn, vô kinh hoặc rong kinh như bệnh phụ khoa, căng thẳng, ăn uống không hợp lý,...
Bệnh rong kinh là gì?
Bệnh rong kinh là một hiện tượng máu kinh nguyệt ra nhiều (vượt 80ml) hoặc kéo dài bất thường (hơn 1 tuần). Rong kinh có thể kéo dài hơn 15 ngày hoặc có khi cả tháng.
Các dấu hiệu của rong kinh bao gồm:
- Kinh nguyệt ra nhiều, phải thay băng vệ sinh liên tục.
- Chảy máu kéo dài hơn 1 tuần, xuất hiện các cục máu đông.
- Đau vùng bụng dưới, người trong trạng thái mệt mỏi, khó thở do thiếu máu.
Rong kinh là hiện tượng chảy máu nhiều và kéo dài hơn 7 ngày
Nguyên nhân gây rong kinh
Một số trường hợp không rõ nguyên nhân gây rong kinh, nhưng hiện tượng này có thể do một số yếu tố dưới đây:
- Sự mất cân bằng hormone: Trong một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, sự cân bằng giữa hormone estrogen và progesterone điều chỉnh độ dày lớp nội mạc tử cung, lớp này bị bong ra trong chu kỳ kinh nguyệt. Khi 2 hormon này bị mất cân bằng, nội mạc tử cung sẽ phát triển quá mức, dẫn đến phụ nữ bị rong kinh.
- Suy giảm chức năng buồng trứng: Khi buồng trứng không phóng thích trứng thì cơ thể sẽ không sản xuất hormone progesterone như chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Điều này dẫn đến mất cân bằng hormone và có thể khiến cho phụ nữ bị rong kinh cả tháng.
- U xơ tử cung, ung thư tử cung, cổ tử cung: Những bệnh phụ khoa này có thể làm phụ nữ bị rong kinh kéo dài.
- Ngoài ra, một số nguyên nhân như đặt dụng cụ tử cung, rối loạn chảy máu di truyền, thuốc men,... có thể khiến cho phụ nữ bị rong kinh nhiều ngày.
Mất cân bằng nội tiết có thể khiến cho phụ nữ bị rong kinh kéo dài
Theo các chuyên gia phụ sản, nguyên nhân cốt lõi của rong kinh là hệ miễn dịch bị suy giảm, khí huyết kém lưu thông. Để cải thiện rong kinh lâu dài thì cần phải tác động được vào nguyên nhân cốt lõi này.
Bị rong kinh có nguy hiểm không?
Bị rong kinh có nguy hiểm không? Nhiều người cho rằng, đây là hiện tượng bình thường nên thường chủ quan. Tuy nhiên, nếu rong kinh kéo dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí gây tác động xấu đến sinh sản.
Kinh nguyệt kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng sau:
Rong kinh kéo dài dẫn đến thiếu máu
Biến chứng chính của rong kinh là thiếu máu do thiếu sắt (giảm số lượng hồng cầu). Số lượng tế bào hồng cầu được đo bằng hemoglobin - Một loại protein có chức năng vận chuyển oxy đến các mô. Khi các cơ quan không được cung cấp đủ oxy sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng, suy nhược, khó thở, da xanh xao.
Đau dữ dội
Rong kinh có thể gây đau bụng kinh hoặc có khi đau dữ dội. Những biến chứng này có thể gây ra bởi các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm vùng chậu,... Sau một thời gian dài nếu không kịp điều trị thì tình trạng đau bụng kèm rong kinh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Các biến chứng nguy hiểm khác
Kinh nguyệt ra nhiều cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Vì khi máu ra liên tục vô hình sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo và tấn công âm hộ, tử cung, buồng trứng,... gây viêm nhiễm các cơ quan sinh sản. Đây là nguyên có thể gây vô sinh ở phụ nữ bị rong kinh. Ngoài ra, bị rong kinh nhiều ngày khiến cho phụ nữ cảm thấy khó chịu, bức bối và gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt cũng như công việc.
Thiếu máu là biến chứng chính của rong kinh
>>>Xem thêm: Trễ kinh 2 tháng có phải là dấu hiệu của mang thai không?
Rong kinh điều trị như thế nào?
Nguyên tắc của việc điều trị rong kinh là làm ngưng tình trạng ra máu, thiết lập chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Tùy vào nguyên nhân gây rong kinh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Sử dụng thuốc để chữa rong kinh
Cụ thể, các thuốc được sử dụng hiện nay để điều trị rong kinh là:
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen (advil, motrin B,...) hoặc naproxen sodium giúp làm giảm mất máu kinh nguyệt. NSAID còn có thêm lợi ích nữa là làm giảm các cơn đau bụng kinh. Tuy nhiên, NSAID có thể gây ra các cơn buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, viêm loét dạ dày nếu sử dụng lâu dài.
- Axit tranexamic giúp giảm lượng máu kinh và chỉ cần uống vào thời điểm máu kinh nguyệt ra nhiều. Thuốc này có thể gây ra buồn nôn, tiêu chảy và ngừng sử dụng khi đau đầu dữ dội, ho ra máu, đau tức ngực,...
- Ngoài lợi ích giúp tránh thai, thuốc tránh thai có thể điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giảm các đợt ra máu kéo dài.
- Progesterone đường uống có thể giúp điều chỉnh sự mất cân bằng hormone và giảm chứng rong kinh.
- Vòng tránh thai nội tiết giải phóng một loại progestin là levonorgestrel làm cho niêm mạc tử cung mỏng và giảm lượng máu kinh. Đa phần các thuốc trên có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt.
Sử dụng thuốc tây để điều trị rong kinh lâu dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ
Hỗ trợ cải thiện rong kinh bằng thảo dược từ thiên nhiên
Rong kinh ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của người phụ nữ. Để cải thiện hiệu quả, ngoài việc sử dụng thuốc, bạn cần nghỉ ngơi nhiều hơn, uống thêm chất sắt, ăn uống khoa học, tránh căng thẳng. Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến khích phụ nữ bị rong kinh nên sử dụng sản phẩm từ thảo dược có thành phần tự nhiên. Trong đó, tiêu biểu là sản phẩm có thành phần chính là N-acetyl-L-cysteine kết hợp với các thành phần thảo dược như đan sâm, đương quy, nga truật, hương phụ, sài hồ bắc,... giúp hoạt huyết, nhuận khí, điều hòa kinh nguyệt. Đặc biệt là N- acetyl-L-cysteine đã được nghiên cứu tại bệnh viện Từ Dũ có tác dụng tăng cường chức năng hệ miễn dịch, chống oxy hóa, giảm gốc tự do, giảm đau bụng kinh, ngăn cản sự xâm lấn lạc nội mạc tử cung và rong kinh.
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc bị rong kinh có nguy hiểm không. Để chứng rong kinh nhanh chóng biến mất, bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm có thành phần chính là N-acetyl-L-cysteine.
Nếu bạn đang có thắc mắc về vấn đề bị rong kinh, hãy để lại số điện thoại hoặc bình luận bên dưới, các chuyên gia sẽ tư vấn cụ thể hơn cho bạn.
>>>Xem thêm: Tới tháng đau bụng nhưng không có kinh là hiện tượng gì?
Tài liệu tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menorrhagia/symptoms-causes/syc-20352829