Chữa kinh nguyệt không đều bằng gừng - Mẹo hay chớ bỏ lỡ!

Kinh nguyệt không đều là tình trạng rất thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bởi vậy, tìm hiểu về cách cải thiện tình trạng này, trong đó có mẹo chữa kinh nguyệt không đều bằng gừng là thông tin được nhiều chị em quan tâm. Vậy cụ thể, dùng gừng trị rối loạn kinh nguyệt như thế nào? Câu trả lời sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.

Kinh nguyệt không đều là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt thường bắt đầu xuất hiện khi người con gái bước vào độ tuổi dậy thì, khoảng 12 - 16 tuổi. Một chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài trong khoảng 28 ngày, với mỗi người độ dài có thể khác nhau. Ví dụ như một số người chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn trong 25 - 26 ngày, nhiều trường hợp khác có thể kéo dài hơn 30 ngày. Bên cạnh đó, lượng máu xuất hiện trong kỳ hành kinh của mỗi người cũng khác nhau.

Kinh nguyệt không đều là tình trạng lượng máu trong thời gian hành kinh cũng như số lần hành kinh diễn ra không đều đặn so với trước đây. Hiện tượng này còn có tên gọi khác là rối loạn kinh nguyệt, với những biểu hiện như: Kinh đến sớm hoặc muộn, vô kinh, rong kinh, kinh ra quá ít hoặc quá nhiều, đau bụng kinh, máu vón cục…

Theo các chuyên gia, nguyên nhân của tình trạng này là do khí huyết kém lưu thông (khí huyết ứ trệ), dẫn đến nội tiết tố rối loạn, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới chu kỳ kinh nguyệt. Khí huyết lưu thông kém cũng khiến hệ miễn dịch suy giảm, từ đó dễ dẫn đến các bệnh lý phụ khoa, với triệu chứng điển hình là rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh dữ dội.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng có thể gây rối loạn kinh nguyệt, chẳng hạn như: Thức khuya, stress kéo dài, ăn nhiều đồ cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ, lười vận động,...

Mẹo chữa kinh nguyệt không đều bằng gừng

Có thể thấy, khí huyết lưu thông kém, nội tiết tố rối loạn hoặc các bệnh phụ khoa là nguyên nhân chính dẫn đến rong kinh. Tình trạng này gây ra không ít phiền toái cho người mắc. Bởi vậy, tìm hiểu về các phương pháp điều trị, trong đó có cách chữa rong kinh bằng gừng được rất nhiều chị em quan tâm. Vậy cụ thể, công dụng và cách dùng gừng trị rong kinh như thế nào?

Theo đông y, gừng có tính ấm, vị cay, tác dụng chống lạnh, làm ấm cơ thể, hồi dương, ôn trung,… Từ xa xưa, gừng đã được ông bà ta dùng để chữa một số loại bệnh như: Cảm cúm, ho, viêm họng, hạ huyết áp, điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ rất tốt. Đặc biệt, tính ấm của gừng sẽ làm giảm triệu chứng đau bụng kinh, giúp lưu thông máu và điều chỉnh lượng máu kinh ra đều hơn. Dưới đây là 5 cách trị kinh nguyệt không đều bằng gừng mà chị em có thể áp dụng:

Cách 1

Gừng tươi 1 củ, rửa và gọt sạch vỏ, thái chỉ nhỏ, sau đó thả vào nồi đun sôi với một bát nước. Lọc lấy phần nước, pha thêm với 1 thìa mật ong, uống vào buổi tối. Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày sẽ giúp điều hoà chu kỳ kinh nguyệt hiệu quả.

Cách 2

Nếu bạn gặp tình trạng kinh nguyệt không đều kèm theo đau bụng kinh, hãy thái mỏng hoặc giã nát gừng, sau đó đắp lên vùng bụng dưới, thư giãn với 1 giấc ngủ ngắn hoặc cuốn sách, một bộ phim… sẽ khiến cường độ của cơn đau giảm dần. Đây là phương pháp dùng nhiệt ấm để giữ cho vùng bụng dưới không bị lạnh, tử cung co bóp đều đặn hơn, hạn chế đau đớn.

Cách 3

Theo lời khuyên của các chuyên gia, nếu chị em tắm bằng nước ấm có pha gừng giã nát sẽ giúp cơ thể được thư giãn. Phương pháp này vừa có lợi cho sức khỏe, lại giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu trong ngày “đèn đỏ” và giảm tình trạng kinh nguyệt không đều rất tốt. Thậm chí, massage vùng bụng dưới với tinh dầu gừng cũng là một lựa chọn không tồi.

Cách 4

Bạn có thể dùng 1- 2 lát gừng hoặc kẹo gừng ngậm trong miệng để làm ấm cơ thể, vừa tốt cho tiêu hóa, ngăn đầy bụng, trướng hơi, lại giúp giảm đau bụng kinh, cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều hiệu quả.

Cách 5:

Ngoài những cách dùng gừng trực tiếp như trên, chị em cũng có thể lựa chọn các công thức chế biến thực phẩm có dùng gừng làm gia vị. Chẳng hạn như: Gà rang gừng, canh cá nấu gừng, canh rau cải…. để giảm bớt khó chịu trong ngày “đèn đỏ”, điều hoà chu kỳ kinh nguyệt.

Lưu ý: Nếu bạn đang có bệnh liên quan tới huyết áp, gan, sỏi mật, bệnh trĩ,... hoặc bị cảm nắng thì tuyệt đối không được sử dụng gừng.

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline