Cá trê món ăn dưỡng huyết điều kinh

Cá trê món ăn dưỡng huyết điều kinh

Cá trê là loài cá nước ngọt, sống ở ao, hồ, ruộng nước có nhiều bùn. Không chỉ là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cá trê còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng, cá trê chứa 16,5% protid, 11,9% lipid, 20mg% Ca, 21mg% P, 1mg% Fe, 0,1mg% vitamin B1, 0,04mg% B2, 1,4mg%PP và cung cấp 178 calo trong 100g thịt. Theo y học cổ truyền, thịt cá trê có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ huyết, giảm đau, sinh tân, ích khí, thúc đẩy việc tạo sữa, lợi tiểu,…

 Một số bài thuốc chữa bệnh từ cá trê

 Giải nhiệt, giải cảm: Cá trê làm sạch, cắt khúc hoặc để cả con ướp nước riềng, nghệ, bột nêm, nước mắm cho thấm đều. Bắc chảo dầu ăn phi hành củ cho thơm, cho cá vào đảo qua rồi cho nước sôi ngập cá đậy vung và đun nhỏ lửa om cho cá chín nhừ ăn nóng với cơm.

 Dưỡng huyết điều kinh: Cá trê 250g, đậu đen 150g. Cá trê làm sạch, bỏ mang, ruột, chặt khúc. Đậu đen rửa sạch, đậu đen hầm chín rồi cho cá trê vào hầm cùng với đậu đen tới khi cá chín nhừ, nêm gia vị ăn nóng.

 Hoặc: Cá trê  300g, ngải cứu 100g, hồng hoa 12g, bột đậu đen 120g, trần bì 6g. Cá trê làm sạch, cho vào nồi cùng bột đậu đen. Ngải cứu, hoa hồng, trần bì cho vào túi vải mỏng, thêm 600ml nước, đun nhỏ lửa, khi các thứ trong túi vải nhừ bỏ ra, phần còn lại chia 3 lần ăn trong ngày. Dùng 10- 15 ngày.

 Bổ thận: Cá trê 1 con khoảng 300g, đậu đen 150g. Cá trê khử mùi tanh, nhờn, làm sạch, giữ nguyên đầu, lọc bỏ xương ninh với 300ml nước để làm nước dùng. Đậu đen xay thành bột, cho vào nước xương quấy đều rồi đun sôi, để nhỏ lửa, cho cá vào nấu chín, nêm gia vị là dùng được. Dùng 10-15 ngày.

Bổ huyết, nhuận phế, dưỡng da, đen tóc: Cá trê 1 con 500g, sườn lợn 300g, mạch môn đông 16g, sa sâm 12g, tỳ bà diệp 12g, đậu ván tươi 12g, hạnh nhân 8g, đảng sâm 20g, gừng tươi 2 lát. Cá làm sạch bỏ ruột, sườn chặt miếng, giã nhuyễn gừng ướp với sườn và cá. Các vị thuốc cho vào túi vải buộc miệng, cho vào 1.000ml nước sắc kỹ, nhỏ lửa trong 1 giờ thì bỏ túi thuốc ra, cho cá và sườn vào nước thuốc nấu trong 1 giờ, bắc ra ăn nóng. Ngày ăn 1 lần, ăn trong 7 -10

 Thúc đẩy tăng tiết sữa ở sản phụ sau sinh: Cá trê 1 con 250g, gừng 3 lát, trứng gà 2 quả. Cá trê làm sạch, cắt thành khúc cho vào chảo mỡ cùng với gừng, rán thơm lấy ra cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun sôi rồi hạ nhỏ lửa đun khoảng 1 giờ nữa thấy nước canh sánh đặc thì đập trứng vào khuấy đều là được. Ăn vào bữa sáng, ăn liền 3 – 4 ngày.

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline