Bệnh lạc nội mạc tử cung có thể gây vô sinh

Lạc nội mạc tử cung là một trong những bệnh phụ khoa gây vô sinh hàng đầu hiện nay. Tuy nhiên nhiều chị em lại không hiểu đây là bệnh gì, những nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ ảnh hưởng của bệnh ra sao đối với sức khỏe? Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích giúp chị em hiểu thêm về bệnh.

Lạc nội mạc tử cung là gì?

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng gây ra do máu kinh có lẫn những mảnh nội mạc tử cung bong ra thành mảnh nhỏ, sau đó chảy ngược trở lại vào trong tử cung. Thường thì máu có lẫn mảnh nội mạc này sẽ chảy vào ống dẫn trứng, qua ống dẫn có thể thấm vào khoang bụng, bàng quang, trực tràng và có thể "chạy" tới buồng trứng….và những mảnh nội mạc sẽ bám vào những cơ quan này.

Tại những nơi mảnh nội mạc bám vào, chúng vẫn phát triển và chịu ảnh hưởng của các hormone sinh dục nữ theo chu kỳ kinh hàng tháng giống như niêm mạc trong tử cung, nên vẫn phát triển và thoái triển theo chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, tại những vị trí đi lạc của nội mạc  tử cung thường là nơi đóng kín nên không có chỗ thoát ra, dẫn đến bị ứ đọng lại. Cùng với hiện tượng phản ứng viêm tại chỗ do máu đọng và rất dễ gây viêm dính tại mô mà nó đi lạc, khi hết kinh những mảnh lạc này tạo thành những mô sẹo dính, và kích thước của các mô sẹo này ngày càng tăng rộng ra ở các vùng lân cận.

Nguyên nhân gây bệnh và mức độ ảnh hưởng của lạc nội mạc tử cung đối với sức khỏe phụ nữ

1.Nguyên nhân gây bệnh.

Các nhà nghiên cứu đến nay vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra lạc nội mạc tử cung. Nhưng có một số lý thuyết về nguyên nhân gây bệnh được chấp nhận như sau:

Ngược dòng kinh nguyệt: khi trứng không được thụ tinh dưới dưới tác động của nội tiết, niêm mạc tử cung sẽ bong ra và trôi  ra ngoài cùng máu kinh. Nhưng do cổ tử cung đóng kín nên khi tử cung co bóp đẩy máu kinh ra ngoài thì bị trào ngược lại, hoặc do giao hợp vào những ngày hành kinh, dương vật đã đẩy máu kinh đi ngược lại vào trong.

Suy giảm hệ thống miễn dịch: một số tác giả đã chỉ ra rằng miễn dịch thể dịch tế bào và miễn dịch hormone đóng một vai trò trong bệnh sinh lạc nội  mạc tử cung. Do hoạt động tiêu diệt tế bào có thể bị giảm và sự suy giảm miễn dịch tế bào làm cho không nhận biết được các tế bào nội mạc phát triển ở những vị trí bất thường và phá hủy các mô nội mạc tử cung mọc bên ngoài tử cung. Một số nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng có sự tăng lên của bạch cầu và đại thực bào tại vị trí lạc nội mạc và khoang phúc mạc ổ bụng, làm tiết các yếu tố phát triển và cytokine vào trong dịch ổ bụng, các chất này dẫn tới sự tăng sinh của nội mạc tử cung lạc chỗ gây ra phản ứng viêm.

2.Mức độ ảnh hưởng của lạc nội mạc tử cung đối với sức khỏe phụ nữ

Đau bụng kinh: cơn đau có thể diễn ra trước hoặc sau khi hành kinh, đau khi quan hệ tình dục, đau vùng bàng quang kèm theo đi tiểu nhiều… và mức độ đau còn tùy thuộc vào từng người.

Vô sinh: nếu vị trí lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng có thể gây giảm dự trữ noãn ở buồng trứng, ảnh hưởng đến chức năng phóng noãn và ngăn chặn lối đi của trứng, giảm khả năng thụ tinh giữa noãn với tinh trùng….

Do đó, khi có dấu hiệu đau bụng kinh, đau khi quan hệ kéo dài… chị em không nên cố chịu đựng mà cần chia sẻ với chồng và sớm đi khám phụ khoa để xác định nguyên nhân, chữa trị kịp thời.

Ngừa vô sinh do lạc nội mạc tử cung từ cao thuốc thảo dược

Để điều trị lạc nội mạc tử cung thì y học hiện đại cũng đã có nhiều phương pháp được cập nhật. Tuy nhiên hầu hết các phương pháp điều trị đều gây ra nhiều tác dụng phụ, chi phí cao và không triệt để. Do đó, nhiều bác sỹ và bệnh nhân đã có xu hướng sử dụng các cao thuốc thảo dược giúp hỗ trợ điều trị lạc nội mạc tử cung vừa an toàn, hiệu quả mà lại có thể sử dụng được lâu dài. Tiêu biểu trong số đó là sản phẩm thảo dược chứa N-acetyl-L-cysteine. Đây là một bài thuốc của người dân tộc Di, Trung Quốc, với sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần thảo dược quý như nga truật - vị thuốc thường được dùng để chữa đau bụng kinh, bế kinh, kết hợp với nhiều thảo dược quý khác như: đan sâm, sài hồ, xích thược, đương quy,… có tác dụng điều hòa miễn dịch, chống viêm, hoạt huyết hóa ứ. Từ đó điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung, giảm đau bụng kinh, chống viêm dính vùng chậu hiệu quả.

Sản phẩm đã được tiến hành nghiên cứu tại 2 bệnh viện lớn: Bệnh viện Từ Dũ và bệnh viện Phụ sản Trung Ương. Tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương do PGS.TS Nguyễn Viết Tiến làm chủ đề tài với kết quả: 100% trường hợp tử cung không to lên, 93,3% trường hợp giảm đau bụng kinh, 88,6% trường hợp giảm CA – 125 rõ rệt, không có bệnh nhân nào tái phát sau 3 tháng dừng thuốc, các chỉ số xét nghiệm sinh hóa của bệnh nhân không bị ảnh hưởng….

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline