Bài thuốc chữa rong kinh đơn giản

Phụ nữ hành kinh thời gian kéo dài thường từ 3-7 ngày, nếu dài hơn thì gọi là rong kinh. Ngoài kỳ kinh ra máu gọi là rong huyết. Rong kinh là dấu hiệu rối loạn sức khỏe, gây khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người phụ nữ.

Rong kinh được xác định khi số ngày kinh kéo dài (> 7 ngày) hoặc lượng máu mất quá nhiều (> 80 mL). Mất máu kinh nguyệt quá nhiều có thể ảnh hưởng đến thể chất, tình cảm và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Khi mới dậy thì, chu kì kinh nguyệt có thể chưa ổn định nên hiện tượng kinh nguyệt kéo dài đến cả tuần là chuyện dễ hiểu. Nhưng khi người phụ nữ đã trưởng thành, bất kỳ dấu hiệu kinh nguyệt nào cũng cần phải chú ý. Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường nhiều ngày thì đó có thể là dấu hiệu rong kinh.

Rong kinh là một trong những vấn đề thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (tăng theo tuổi) và thường gây ra thiếu máu. 2 nguyên nhân thường gặp là u xơ tử cung và polyp. Các nguyên nhân khác như: tăng sản nội mạc tử cung, ung thư, rối loạn đông máu hoặc rối loạn tuyến giáp.

Một số vị thuốc chữa rong kinh trong y học cổ truyền:

Nhọ nồi:

Theo Đông y, cây nhọ nồi thuộc họ Cúc, còn có tên khác là cỏ mực, vì khi vò nát, có nước chảy ra màu đen. Nhọ nồi tính lạnh, vị ngọt chua, không độc, có tác dụng lương huyết (mát máu), cầm máu, thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, làm đen râu tóc.

Các thầy thuốc đông y vẫn dùng cả thân và lá cây này để chủ trị xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, tiểu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẩn ngứa (uống trong, rửa ngoài).

Theo kinh nghiệm dân gian, có thể chữa bệnh rong kinh bằng cách hái một nắm nhỏ cây nhọ nồi, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng, sau đó vớt ra, để ráo, giã nhỏ, vắt lấy một chén nhỏ (loại chén uống trà) uống trong ngày. Mỗi ngày uống hai chén, giãn cách sáng, trưa, sẽ thấy hiệu quả ngay tức khắc.

Xuyên khung:

Cây xuyên khung, thuộc họ thảo, hoa tán, sống lâu năm, lấy thân rễ phơi hay sấy khô để chữa bệnh. Hiện nay nước ta đã trồng được ở Sa Pa (Lào Cai) và một số vùng khác.

Theo Đông y, xuyên khung có vị cay, tính ôn, tác dụng vào kinh can, đởm, tân bào lạc giúp khu phong, trừ thấp, giảm đau, hoạt huyết, dùng để chữa kinh nguyệt không đều, đầu nhức, mắt hoa, ngực bụng đầy trướng, bán thân bất toại, chân tay co quắp. Xuyên khung cũng dùng để chữa chứng đau đầu, thiên đầu thống, hoa mắt, huyết áp cao, phụ nữ sau khi sinh nở bị ra huyết. Ngoài ra, xuyên khung còn dùng để chữa đau dạ dày.Xuyên khung còn làm tan máu cục, dùng để chữa đái ra máu, đàn bà kinh bế không có thai, khu trừ chứng tích khí, đau vùng sườn ngực. Dùng xuyên khung với mẫu lệ chữa chứng đầu phong, choáng váng. Dùng cùng tế tân chữa vết thương đâm chém, sưng đau. Chưng cất xuyên khung cùng với địa hoàng chữa chứng băng huyết, rong kinh. Liều dùng: 6 – 8g mỗi ngày.

box-sp-plc.webp

Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline